Nêu và phân tích quy trình PTCTNT của HĐTN & HĐTN, HN? | Câu hỏi ôn tập Phát triển chương trình nhà trường | HNUE

Nêu và phân tích quy trình PTCTNT của HĐTN & HĐTN, HN? Câu hỏi nằm trong đề cương ôn tập cuối kì môn học Phát triển chương trình nhà trường Đại học Sư Phạm Hà Nội giúp bạn đạt điểm cao!

Nêu và phân tích quy trình PTCTNT của HĐTN & HĐTN, HN?

Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục chủ đề HĐTN, HN thể hiện qua các bước sau:

Bước 1: Xác định chủ đề HĐTN, HN và mục tiêu của chủ đề

Xác định chủ đề

- Tìm hiểu chương trình

- Tìm hiểu các yêu cầu cần đạt trong chương trình HĐTN, HĐTN - HN được quy định (yêu cầu cần đạt về năng lực chung, về phẩm chất)

- Xác định mạch nội dung, mạch hoạt động và các yêu cầu cần đạt của khối/lớp; đặt tên theo chủ đề HĐTN, HĐTN - HN cần tổ chức

- Xác định và đặt tên cho các chủ đề hoạt động phù hợp với các đặc điểm đối tượng học sinh, tình hình cụ thể địa phương, kế hoạch giáo dục nhà trường, các yêu cầu cần đạt trong chương trình HĐTN, HN

Xác định mục tiêu giáo dục của chủ đề

- Căn cứ xác định mục tiêu: yêu cầu cần đạt là mục tiêu tối thiểu của chủ đề; căn cứ vào phẩm chất và năng lực của học sinh lớp dạy; căn cứ vào đặc điểm xây dựng nội dung kiến thức, vào phương tiện, thiết bị, thiết bị tổ chức hoạt động giáo dục

Yêu cầu khi viết mục tiêu:

+ Mục tiêu hoạt động được xác định hướng về người học

+ Viết mục tiêu theo phẩm chất và năng lực (chung, đặc thù), cụ thể đến thành tố và biểu hiện hành vi

+ Các mục tiêu này được phát biểu tương ứng với từng mức độ của nội dung cơ bản, quan trọng và hình thức, phương pháp tổ chức của chủ đề

Mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, lượng hóa được và phải bao trùm được yêu cầu cần đạt của chủ đề.

Bước 2: Lựa chọn và xây dựng các nội dung chi tiết của chủ đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

- Tiến hành xác định các nội dung hoạt động cần có trong chủ đề, thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa mục tiêu, nội dung và hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động.

- Cần chú ý:

+ Căn cứ vào mục tiêu đã xác định, mạch nội dung và mạch hoạt động trong chương trình HĐTN & HĐTN, HN đã xác định.

+ Căn cứ vào các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, đặc điểm địa phương và trình độ nhận thức, nhu cầu, hứng thú của HS để lựa chọn nội dung hoạt động cụ thể.

+ Liệt kê cụ thể các nội dung cần thực hiện trong chủ đề đó và chi tiết hóa nội dung chi tiết của chủ đề, từ đó có căn cứ cho GV tiến hành tổ chức các hoạt động giáo dục.

Bước 3: Xác định hình thức, phương pháp, phương tiện tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

- Xác định các loại hình tổ chức hoạt động: chương trình HĐTN, HN quy định các loại hình tổ chức HĐTN, HN như - Chào cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động theo chủ đề, câu lạc bộ

- Xác định phương thức, hình thức tổ chức hoạt động: 4 phương thức, hình thức hoạt động: Phương thức thể nghiệm, tương tác; Phương thức khám phá; Phương thức cống hiến; Phương thức nghiên cứu

- Xác định phương pháp, phương tiện tổ chức hoạt động

Bước 4: Dự kiến chuỗi hoạt động và thiết kế tiến trình các hoạt động, trải nghiệm, hướng nghiệp theo chủ đề

- Chuỗi hoạt động cần thể hiện được tiến trình tổ chức HĐTN & HĐTN, HN bao gồm các hoạt động: Nhận diện - khám phá; Chiêm nghiệm, kết nối kinh nghiệm; Thực hành/luyện tập; Vận dụng - mở rộng; Đánh giá - phát triển.

- Một hoạt động cụ thể thường bao gồm các bước:

  • Chuyển giao nhiệm vụ hoạt động
  • Thực hiện nhiệm vụ hoạt động
  • Báo cáo kết quả và thảo luận
  • Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS, phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả

Bước 5: Thiết kế công cụ và tổ chức đánh giá kết quả chủ đề hoạt động TN, HN

- GV thiết kế các công cụ đánh giá phù hợp, bao gồm: công cụ đánh giá, kiểu (kết quả/quá trình) và cách thức đánh giá.

- Cần lưu ý khi đánh giá:

  • Đánh giá năng lực đặc thù: đây là đánh giá quan trọng nhất trong chủ đề giáo dục -> cần công cụ đánh giá cụ thể.
  • Đánh giá năng lực chung và phẩm chất: cần có sự tác động, theo dõi trong một khoảng thời gian, cần đánh giá quá trình, không nhất thiết chủ đề nào cũng phải đánh giá.
  • Nếu biểu hiện nào đó của năng lực chung và phẩm chất được thể hiện trong yêu cầu cần đạt thì cần đánh giá, còn biểu hiện khác, thành tố khác có thể có hoặc không.

- Khi đánh giá HS trong HĐTN, HN cần:

  • Thực hiện đánh giá quá trình.
  • Đánh giá trên sự tiến bộ về hành vi của từng HS.
  • Đánh giá trên sản phẩm, hồ sơ hoạt động.
  • Đánh  giá theo các tiêu chí cụ thể đặt ra về thái độ và mức độ của các năng lực.
  • Đánh giá dựa trên các nguồn khác nhau: tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đánh giá từ GV, cha mẹ HS và cộng đồng

 

Xem thêm: 

Câu hỏi ôn tập lý thuyết Phát triển chương trình nhà trường

Câu 1: Phân tích các khái niệm cơ bản trong Phát triển chương trình nhà trường? 

Câu 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn trong Phát triển chương trình nhà trường? 

Câu 3: Hoạt động trải nghiệm - Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được xây dựng dựa trên những quan điểm nào? Mối quan hệ giữa mục tiêu của Hoạt động trải nghiệm - Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với mục tiêu chung về phẩm chất và năng lực được mô tả thế nào?

Câu 4: Nêu và phân tích yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của HĐTN & HĐTN, HN được trình bày trong chương trình?

Câu 5: Nêu và phân tích mạch nội dung HĐTN & HĐTN, HN được định hướng theo mấy hoạt động? Mạch nội dung đó được thể hiện trong từng hoạt động?

Câu 6: Phân tích phương pháp giáo dục của HĐTN & HĐTN, HN được định hướng về phương thức tổ chức và các loại hình hoạt động nào?

Câu 7: Phân tích đánh giá kết quả giáo dục của HĐTN & HĐTN, HN. HĐTN & HĐTN, HN đặt ra yêu cầu gì về thiết bị giáo dục và điều kiện thực hiện chương trình?

Câu hỏi ôn tập bài tập Phát triển chương trình nhà trường

Câu 1: Thực hành xây dựng KH dạy học của tổ chuyên môn.

Câu 2: Thực hành xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn.

Câu 3: Thực hành xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho hình thức chào cờ đầu tuần.

Câu 4: Thực hành xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho hình thức sinh hoạt lớp.

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh quản lý đào tạo

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm gia sư, trợ giảng Tiếng anh mới nhất

Mức lương của thực tập sinh quản lý đào tạo là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!