Câu hỏi phỏng vấn Kỹ sư Xây dựng
Kỹ sư xây dựng là một trong những nhóm ngành được nhiều bạn trẻ hiện nay lựa chọn. Tuy vậy, để làm việc tại vị trí này, bạn sẽ phải trải qua một số vòng phỏng vấn với doanh nghiệp. Nếu bạn sắp có buổi phỏng vấn trong thời gian sắp tới, những câu hỏi phỏng vấn Kỹ sư xây dựng dưới đây sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn.
Các câu hỏi phỏng vấn chuyên môn thường gặp
Câu 1: Hãy chia sẻ lý do vì sao bạn muốn trở thành kỹ sư xây dựng?
Kỹ sư xây dựng là một trong những ngành nghề chịu nhiều áp lực từ công việc, sức khỏe cũng như thời gian. Nếu bạn không thực sự yêu thích, có niềm đam mê hoặc động lực để có thể theo đuổi công việc này. Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra câu hỏi phỏng vấn Kỹ sư xây dựng này để xác định được vì sao bạn lựa chọn làm việc trong ngành nghề này.
Có rất nhiều mẫu câu trả lời cho câu hỏi phỏng vấn kỹ sư xây dựng. Tuy vậy, bạn nên trả lời dựa theo quan điểm, lý do từ cá nhân của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số lý do mà ngành xây dựng được lựa chọn. Cụ thể như sau:
- Kỹ sư xây dựng là một trong những nghề mà bạn có thể làm việc và thỏa sức sáng tạo. Tuy đặc thù nghề khá khô khan, có nhiều áp lực, vất vả, nhưng đây cũng là nghề mà bạn có thể hiện thực hóa được nhiều ý tưởng của mình.
- Cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai khá cao. Đây được xem là một trong những ngành nghề có xu hướng phát triển bởi khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu xây dựng các công trình cũng sẽ ngày càng tăng cao hơn.
- Hiện nay, ngành xây dựng đang thiếu nhân lực trầm trọng về chất lượng, số lượng. Do đó, đây sẽ là một trong những cơ hội để bạn có thể phát triển hơn khi làm kỹ sư xây dựng.
Câu 2: Để trở thành kỹ sư xây dựng, kỹ năng nào là quan trọng nhất?
Bên cạnh lý do, đây cũng sẽ là một câu hỏi phỏng vấn Kỹ sư xây dựng mà bạn nên tham khảo trước buổi phỏng vấn sắp tới. Câu hỏi phỏng vấn Kỹ sư xây dựng\ này được sử dụng để nhà tuyển dụng xác định bạn có thực sự hiểu rõ về công việc sắp tới mình sắp đảm nhiệm hay không.
Bên cạnh đó, đây sẽ là câu hỏi phỏng vấn Kỹ sư xây dựng giúp cho nhà tuyển dụng phần nào đánh giá được bạn có đang có những kỹ năng cần thiết không. Để trả lời câu hỏi phỏng vấn Kỹ sư xây dựng này, bạn nên lưu ý chia câu trả lời thành những ý như sau:
- Nhóm kỹ năng chuyên môn: Là những kỹ năng cần thiết cho công việc của kỹ sư xây dựng. Tùy vào lĩnh vực nhỏ như kỹ sư cầu đường, Kỹ sư xây dựng dân dụng,… nhóm kỹ năng chuyên môn sẽ khác nhau. Một số kỹ năng chuyên môn tham khảo như biết đọc bản vẽ, bóc tách dự toán, sử dụng thành thạo các phần mềm, thiết lập hồ sơ dự thầu, hồ sơ quyết toán, thanh toán…
- Kỹ năng mềm: Đây sẽ là những kỹ năng để bổ trợ cho công việc nhân viên xây dựng được thuận lợi, thành công hơn. Ví dụ như kỹ năng sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng quản lý thời gian…
Câu 3: Kỹ sư xây dựng cần phải đối mặt với những thách thức nào trong công việc?
Bất kỳ ngành nghề nào cũng sẽ có những thách thức, khó khăn riêng. Do đó, đây là câu hỏi phỏng vấn Kỹ sư xây dựng được nhà tuyển dụng đưa ra để xem xét ứng viên có hiểu về những khó khăn của mình không. Khi đã hiểu được về những khó khăn, thách thức, ứng viên sẽ có thể vượt qua được những thách thức đó tốt hơn.
Để trả lời câu hỏi phỏng vấn Kỹ sư xây dựng này, bạn có thể tham khảo một số khó khăn, thách thức đối với ngành Kỹ sư xây dựng như sau:
- Thường xuyên phải công tác xa nhà: Ngành Kỹ sư xây dựng sẽ phụ thuộc và thường xuyên phải theo sát công trình. Do đó, việc phải công tác xa nhà liên tục là điều không thể tránh khỏi. Thời gian của từng chuyến công tác sẽ phụ thuộc vào từng công trình, thường từ vài tháng đến vài năm.
- Môi trường khắc nghiệt: Các Kỹ sư xây dựng sẽ dành phần lớn thời gian của họ ở công trường. Do đó, họ sẽ phải đối mặt với môi trường ồn ào, bụi bặm hoặc có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt như giông bão, mưa gió,…
- Áp lực công việc lớn: Áp lực của Kỹ sư xây dựng thường đến từ khối lượng công việc lớn. Họ sẽ phải thường xuyên tăng ca, làm việc xuyên đêm để kịp tiến độ công trình,…
- Cần có kỹ năng hài hòa các mối quan hệ: Kỹ sư xây dựng sẽ phải làm việc với nhiều nhóm đồng nghiệp khác nhau. Ví dụ như nhóm công nhân, thợ xây, ban lãnh đạo, chủ đầu tư,… Do đó, họ sẽ cần có kỹ năng hài hòa giữ các mối quan hệ để công việc được hiệu quả hơn.
Câu 4: Trong trường hợp xảy ra tai nạn tại công trường, bạn sẽ làm gì?
Tai nạn lao động tại các công trường là sự cố mà bạn có thể gặp phải. Do đó, nhà tuyển dụng thường sẽ sử dụng câu hỏi phỏng vấn Kỹ sư xây dựng này để kiểm tra về khả năng xử lý tình huống của bạn như thế nào.
Với câu hỏi này, bạn có thể lấy một ví dụ về tai nạn lao động tại công trường mà bạn đã từng gặp. Sau đó, hãy nêu quy trình xử lý tai nạn lao động đó như thế nào. Bạn cũng có thể tham khảo quy trình sau đây để có thể trả lời câu hỏi phỏng vấn Kỹ sư xây dựng được tốt hơn:
- Thực hiện sơ cứu, làm các công tác y tế liên quan để điều trị, giảm thiểu sự ảnh hưởng của tai nạn đối với người lao động.
- Giữ nguyên hiện trường và thực hiện các biện pháp bảo vệ hiện trường như quay phim, chụp ảnh, dựng hàng rào,… Đây sẽ là cơ sở để đảm bảo quyền lợi bảo hiểm của người lao động.
- Thực hiện khai báo tai nạn lao động cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của nhà nước.
- Kỹ sư xây dựng phối hợp cùng bộ phận có trách nhiệm để chuẩn bị hồ sơ, các tài liệu liên quan như biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường,… để gửi cho cơ quan chức năng khi cần thiết.
- Lập và lưu trữ hồ sơ về tai nạn lao động theo quy định nhà nước.
- Thực hiện thanh toán các loại phí phục vụ cho quá trình thực hiện điều tra tai nạn lao động.
- Phối hợp với bộ phận liên quan thực hiện trách nhiệm giám định y khoa, điều trị, bồi thường,… cho người lao động.
Câu 5: Bạn thường sử dụng thông tin gì để biết công việc đang đúng tiến độ?
Đây chính là một câu hỏi phỏng vấn Kỹ sư xây dựng được nhà tuyển dụng đưa ra để xác định xem bạn có hiểu về quản lý tiến độ công trình không. Trên thực tế, để thực hiện quản lý tiến độ công trình, bạn sẽ cần tìm hiểu về công cụ quản lý, theo dõi của doanh nghiệp, chủ đầu tư là gì.
Do đó, để có thể vượt qua được câu hỏi phỏng vấn Kỹ sư xây dựng này, bạn có thể đưa ra một quy trình quản lý tiến độ ở những công ty cũ. Nếu bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm, có thể tham khảo quy trình gồm 6 bước quản lý tiến độ như sau:
- Bước 1 – xác định hoạt động: Bạn cần có những thông tin cụ thể để xác định xem những hoạt động cụ thể tại công trường cần thực hiện là gì.
- Bước 2 – sắp xếp hoạt động: Sau khi đã xác định được những hoạt động tại công trường, bạn sẽ cần phải sắp xếp những hoạt động đó theo từng nhóm công việc, tiến trình công việc rõ ràng.
- Bước 3 – đánh giá, xác định nguồn lực: Với bước này,Kỹ sư xây dựng cần ước tính về nguồn lực cần có để có thể hoàn thành những hoạt động ở trên đúng tiến độ. Nguồn lực ở đây có thể bao gồm nhân công, thiết bị, máy móc, chi phí cần thiết,…
- Bước 4 – thời gian: Bạn cần đưa ra được mức thời gian cần có để thực hiện được những hoạt động trên, hoàn thành được tiến độ công trình.
- Bước 5 – xây dựng tiến độ: Sau khi đã có được những yếu tố trên, bạn cần tạo khung tham chiếu về kế hoạch, thời gian tiến độ của dự án. Từ đó, trong quá trình làm việc sẽ có thể dễ dàng theo dõi, quản lý tiến độ hơn.
- Bước 6 – theo dõi, quản lý: Sau khi đã hoàn thành những bước ở trên, bạn cần thường xuyên theo dõi, quản lý được tiến độ của công trình. Báo cáo thường xuyên cho chủ đầu tư, ban lãnh đạo nắm tiến độ.
Câu 6: Bạn có tìm hiểu về các nguyên tắc an toàn lao động chưa?
An toàn lao động là một trong những vấn đề không thể thiếu đối với bất kỳ công trường xây dựng nào. Do đó, đây sẽ là một trong những câu hỏi phỏng vấn Kỹ sư xây dựng mà bất kỳ ứng viên nào cũng có thể gặp phải khi phỏng vấn ở vị trí này.
Để có thể trả lời được câu hỏi phỏng vấn Kỹ sư xây dựng này, bạn sẽ cần tìm hiểu trước những nội dung liên quan đến an toàn lao động. Bao gồm như:
Nội dung luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015
Luật ATVSLĐ năm 2015 sẽ quy định rõ ràng về những điều khoản, tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động. Bên cạnh đó, bộ luật này cũng sẽ có những quy định liên quan đến chế độ, chính sách của người bị bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động. Trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân, tổ chức liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động cũng được quy định tại đây.
Mục đích của an toàn lao động
- Đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường an toàn.
- Đảm bảo công trường có đầy đủ những biện pháp an toàn trong quá trình lao động, loại bỏ, phòng ngừa hoặc kiểm soát được những yếu tố có hại, nguy hiểm tại môi trường lao động.
Nguyên tắc chung của an toàn lao động
- Phòng tránh tai nạn luôn tốt hơn so với việc giải quyết hậu quả sau tai nạn.
- Khi cảm nhận được nguy cơ, nguy hiểm tiềm ẩn cần phòng tránh sớm.
- Luôn sử dụng đầy đủ trang bị, dụng cụ, vật dụng bảo hộ cá nhân có liên quan trong công việc.
- Nghiêm cấm, kiểm soát chặt chẽ các hành vi bị cấm, có thể gây nguy hiểm khi thực hiện lao động.
- Tuân thủ các quy tắc liên quan và được quy định theo pháp luật Nhà nước.
Một số lưu ý khi tham gia phỏng vấn Kỹ sư xây dựng
Để có được buổi phỏng vấn Kỹ sư xây dựng thành công, các bạn cần nắm được một số lưu ý sau:
- Không nói dài dòng và lan man, với mỗi câu hỏi các bạn chỉ nên dành từ 2 – 3 phút để trả lời chúng.
- Nếu câu hỏi bạn không có câu trả lời, thay vì nói “linh tinh” bạn có thể nói bản thân chưa biết và có thể bổ sung thêm kiến thức về nó.
- Luôn khiêm tốn những thể hiện được đầy đủ thế mạnh của bản thân với vị trí kỹ sư xây dựng.
- Có thái độ tôn trọng nhà tuyển dụng, luôn nở nụ cười và cảm ơn họ sau khi buổi phỏng vấn kết thúc.
- Chủ động nói về quyền lợi và mức lương của bản thân thật rõ ràng với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên không đề cập quá nhiều về nó.
Câu hỏi phỏng vấn
Bạn có kinh nghiệm làm việc với các hệ thống quản lý dự án xây dựng nào trước đây? Hãy chia sẻ về cách bạn đã sử dụng chúng để giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thi công.
Làm thế nào bạn đảm bảo rằng các dự án xây dựng đáp ứng đầy đủ các quy định pháp luật, tiêu chuẩn an toàn, và quy trình kiểm soát chất lượng?
Hãy cho chúng tôi biết về một dự án phức tạp mà bạn đã quản lý. Hãy mô tả các thách thức bạn đã gặp phải và cách bạn đã giải quyết chúng để hoàn thành dự án thành công.
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn với vị trí Kỹ sư Xây dựng (Construction Engineer)?
Cách làm việc của bạn với vị trí Kỹ sư Xây dựng (Construction Engineer)?
Điểm mạnh của bạn với vị trí Kỹ sư Xây dựng (Construction Engineer)?
Điểm yếu của bạn với vị trí Kỹ sư Xây dựng (Construction Engineer)?
Tại sao bạn lại ứng tuyển với vị trí Kỹ sư Xây dựng (Construction Engineer)?
Lý do nào sẽ khiến bạn từ bỏ công việc ngay trong tháng đầu tiên với vị trí Kỹ sư Xây dựng (Construction Engineer)?
Các thành tích đã đạt được với vị trí Kỹ sư Xây dựng (Construction Engineer)?
Khả năng chịu áp lực trong công việc với vị trí Kỹ sư Xây dựng (Construction Engineer)?
Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi với vị trí Kỹ sư Xây dựng (Construction Engineer)?