Câu hỏi phỏng vấn Tester
Hiểu rõ tính chất của nghề Tester là gì, sức hút tuyển dụng của ngành khá rộng rãi, rất nhiều bạn lựa chọn công việc này. Nếu bạn đang có chuyên môn, nguyện vọng tìm việc làm Tester nhưng lại e dè trước nhà tuyển dụng về buổi phỏng vấn, hãy tham khảo ngày các câu hỏi phỏng vấn Tester và gợi ý trả lời mới nhất dưới đây:
Bộ câu hỏi phỏng vấn về thông tin cá nhân
Bạn hãy giới thiệu sơ lược về bản thân?
Giới thiệu thông tin cơ bản của bản thân là một trong những câu hỏi mở đầu của buổi phỏng vấn. Có thể người phỏng vấn của bạn biết vị trí bạn đang ứng tuyển và đã xem sơ yếu lý lịch của bạn. Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị một bài giới thiệu ngắn gọn để đảm bảo họ biết bạn là ai và vai trò mà bạn đang phỏng vấn. Qua đây, nhà tuyển dụng cũng dễ trò chuyện trong những câu hỏi tiếp theo. Bạn hãy trả lời với sự tự tin, lời nói rõ ràng để lấy được thiện cảm từ cái nhìn đầu tiên.
Bạn hãy nói sơ lược về thông tin cá nhân như tên, tuổi để xưng hô cho thuận tiện. Tiếp theo bạn nên giới thiệu thông tin về bằng cấp, trường học hay các khóa đào tạo mình đã học. Bạn hãy chú trọng nói những kinh nghiệm liên quan đến công việc mà bạn có đối với một Tester.
Ngoài ra bạn cần lưu ý khi giới thiệu bản thân trong một cuộc phỏng vấn, về những việc cần làm, bạn cũng sẽ muốn lưu ý đến những việc không nên làm. Trong phần giới thiệu của bạn, hãy tránh:
- Lan man trong phần giới thiệu của bạn
- Cần nhắc lại phần giới thiệu của bạn
- Vội vàng thông qua phần giới thiệu của bạn
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Nhà tuyển dụng thường hỏi về mục tiêu tương lai của bạn để xác định xem bạn có khả năng gắn bó lâu dài với công ty hay không. Ngoài ra, câu hỏi này còn được dùng để đánh giá tham vọng, kỳ vọng của bạn đối với sự nghiệp và khả năng lập kế hoạch cho tương lai. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn này là bạn cần xác định rõ định hướng nghề nghiệp của mình là gì, đồng thời nói ra mục đích cuối cùng của bản thân muốn hướng tới ra sao.
Định hướng nghề nghiệp đưa ra cần thực tế, liên quan trực tiếp tới doanh nghiệp và công việc đang ứng tuyển kèm lý do: "Tôi muốn phát triển hơn nữa các kỹ năng chuyên môn cho công việc này. Tôi xác định đây là công việc yêu thích và muốn gắn bó lâu dài".
Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?
Đây là một trong các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn và có thể gây khó khăn cho bạn. Chuẩn bị một câu trả lời chu đáo để người phỏng vấn tin tưởng rằng bạn đang cân nhắc về việc thay đổi công việc này. Thay vì tập trung vào những khía cạnh tiêu cực của vai trò hiện tại hoặc trước đây của bạn, hãy tập trung vào tương lai và những gì bạn hy vọng đạt được ở vị trí tiếp theo. Vì vậy, hãy đưa ra câu trả lời mà không ảnh hưởng gì đến kết quả phỏng vấn:
- Trường hợp bị sa thải: Hãy nói rõ nguyên nhân phạm lỗi và bài học của bản thân rút ra để tránh lặp lại sai lầm.
- Nếu tự nguyện nghỉ việc: Giải thích theo cách tích cực nhất. Ví dụ: Định hướng phát triển của công ty cũ không còn phù hợp; cơ hội để phát triển bản thân không cao, muốn tìm môi trường mới năng động hơn...
Điểm mạnh của bạn là gì? Lý do doanh nghiệp nên chọn bạn?
Nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng bạn thật sự tự tin về những ưu điểm của mình hiện có. Vì vậy bạn hãy trả lời rõ ràng, dõng dạc nhưng cũng đừng nhắc lại tất cả những điều đã ghi trong CV. Bạn có thể kể thêm các điểm mạnh của mình hay đặt chúng vào tình huống cụ thể nhằm minh họa rõ ràng ưu điểm đó. Nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn sâu hơn về những lợi thế của bạn đấy.
Mức lương ở công ty cũ của bạn là bao nhiêu?
Kinh nghiệm phỏng vấn khi trả lời mức lương ở công ty cũ là:
- Sử dụng con số chung chung: Thay vì nói con số chính xác, bạn có thể cung cấp con số chung chung.
- Sử dụng một phạm vi: Bạn có thể cung cấp mức lương khởi điểm và mức lương hiện tại ở công ty cũ.
- Cung cấp con số chính xác: Bạn hoàn toàn có thể chia sẻ thẳng thắn nhưng nên cung cấp tổng mức lương hàng năm trước thuế TNCN để tránh tạo cảm giác lương của bạn đang ở mức thấp hơn.
Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
Nhà phỏng vấn hỏi câu hỏi này để đảm bảo rằng kỳ vọng của bạn phù hợp với số tiền họ đã dự trù cho vai trò này. Nếu bạn đưa ra mức lương quá thấp hoặc cao hơn giá trị thị trường của vị trí đó, điều đó sẽ tạo ấn tượng rằng bạn không biết giá trị của mình.
Để trả lời các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn này, bạn nên tìm hiểu trước về mức lương chung cho vị trí cũng như mức độ kinh nghiệm của mình. Từ đó, bạn sẽ dung hòa để đưa ra mức lương không quá cao nhưng không phải thấp, đủ để thấy được giá trị bản thân.
Ngoài mức lương, bạn nên trao đổi thẳng thắn về các quyền lợi bảo hiểm xã hội, phụ cấp xăng, ăn uống; chế độ nghỉ thai sản... rõ ràng và cụ thể.
Bạn cũng nên hiểu rõ về lương gross net, cách tính lương gross sang net và ngược lại để deal được mức lương đúng với mong muốn của bản thân nhất.
Bạn có câu hỏi nào không?
Đây có thể là một trong những câu hỏi quan trọng nhất được hỏi trong quá trình phỏng vấn vì nó cho phép bạn tìm hiểu bất kỳ thông tin nào chưa được giải quyết và cho người phỏng vấn thấy bạn nghiêm túc với vai trò này. Hãy nhớ rằng bạn cũng đang phỏng vấn công ty. Hãy dành thời gian để hỏi người phỏng vấn về trải nghiệm của họ với công ty và giải quyết bất kỳ câu hỏi nào mà bạn có thể có.
Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi như sau:
- Anh/ chị có thể mô tả về văn hóa làm việc của công ty này không?
- Có cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp trong công ty không?
- Có thông tin gì về quyền lợi và gói phúc lợi mà công ty cung cấp?
- Làm thế nào để công ty đo lường và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên?
- Có những kế hoạch mở rộng hay phát triển mới trong tương lai không?
- Có các cơ hội đào tạo hoặc học hỏi mới để cập nhật kiến thức không?
- Có cơ hội tham gia vào các dự án đa dạng không?
Câu hỏi phỏng vấn Tester về chuyên môn
Tại sao bạn lại chọn công việc Tester?
Với câu hỏi này, bạn hãy cứ tự tin nói rõ lí do bản thân yêu thích công việc này. Ý nghĩa việc làm tester mang đến cho bạn trong công việc, đời sống.
Đừng quên nhấn mạnh chính mình cũng có những yếu tố, kỹ năng phù hợp với công việc và có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Ngoài ra, một vài dự định cụ thể trong 1- 3 năm tới cũng giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Theo bạn, Tester cần tố chất gì? Bạn đánh giá mình đáp ứng được bao nhiêu?
Câu hỏi này đòi hỏi bạn phải nghiên cứu kỹ phần yêu cầu công việc trong bản tin tuyển dụng. Từ đó, bạn dễ dàng chỉ ra các tố chất nổi bật của tester và hơn cả nó phù hợp với tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp.
Khi liên hệ bản thân, bạn nên tự tin khẳng định mình là người luôn cẩn thận, có trách nhiệm với công việc được giao và luôn biết tiếp thu. Bạn đã và đang không ngừng trau dồi kỹ năng phân tích và xử lý các vấn đề lập trình thành thạo nhất, không ngại làm thêm giờ khi được yêu cầu.
Tester chỉ có một việc là tìm bug?
Tìm bugs là nhiệm vụ của tester, nhưng cũng là chuyên gia của 1 phần mềm vì phải hiểu rõ toàn bộ hoạt động của PM và mối liên quan ràng buộc là gì? Ảnh hưởng của modul khác. Đôi khi tester phải phân tích yêu cầu và đưa ra hướng giải quyết vấn đề
Database test là gì?
Database Testing là quá trình kiểm tra độ chính xác và tính toàn vẹn của cơ sở dữ liệu (CSDL). Đảm bảo rằng các dữ liệu là chính xác và duy nhất. Những lỗi sau đây của CSDL có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng: deadlock, hỏng dữ liệu, hiệu suất kém, không thống nhất, vv...
Làm sao bạn biết mã code đã đáp ứng thông số kỹ thuật?
Bạn cần trả lời, đó là khi mã đã hoạt động ổn định, không phát sinh lỗi và chạy lệnh tốt. Mỗi công ty phần mềm luôn có các tiêu chuẩn đánh giá mã tốt (good code) và buộc nhân viên tuân theo. Khi các trường hợp kiểm tra kết thúc tốt, tức là mã (code) đã đáp ứng thông số kỹ thuật.
Bạn hiểu thế nào về kiểm thử phần mềm? Quy trình kiểm thử như thế nào?
Trả lời rõ ràng, ngắn gọn và tập trung chính vào các vấn đề trong câu hỏi. Gợi ý trả lời như sau:
Khái niệm kiểm thử phần mềm: Là quá trình kiểm tra, phát hiện các lỗi nếu có của phần mềm đã được lập trình. Ngoài ra sẽ bao gồm đánh giá phần mềm có đáp ứng được các nhu cầu, tiêu chí của khách hàng hay không.
Quy trình kiểm thử tham khảo: Chạy thử dự án -> thực hiện chuẩn bị kiểm thử -> tiến hành các bài/hạng mục kiểm tra -> thực hiện hậu kiểm thử -> làm báo cáo về kết quả sau kiểm thử.
Bạn biết bao nhiêu phương pháp kiểm thử phần mềm?
Đây cũng là một câu hỏi phỏng vấn Tester thường gặp. Bạn có thể nêu 2 phương pháp kiểm thử sau:
Kiểm thử hộp đen: Dùng khi test theo yêu cầu, tiêu chí của khách hàng, đưa ra các chức năng hệ thống.
Kiểm tra hộp trắng: Kiểm tra về các thuật toán, mã code, cấu trúc của chương trình.
Để phát triển phần mềm cần những giai đoạn nào?
Để phát triển phần mềm sẽ cần qua 4 giai đoạn chính. Bao gồm:
- Unit testing: Kiểm thử đơn vị.
- Integration testing: Kiểm thử tích hợp.
- System testing: Kiểm thử hệ thống.
- Acceptance testing: Công nhận kiểm thử.
- Giai đoạn nào thường xuất hiện lỗi khi phát triển phần mềm?
Thông thường, lỗi sẽ xuất hiện ở giai đoạn làm việc sau khi lập trình viên code xong phần mềm và chuyển cho Tester. Quá trình testing và gỡ lỗi (bug) thường được diễn ra song song song với nhau. Do đó, đây là giai đoạn thường phát sinh nhiều lỗi nhất.
Nếu sau quá trình test đã đảm bảo được các yêu cầu, tiêu chí nhưng khách hàng vẫn phàn nàn, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Trong trường hợp này, bạn không nên phản bác ngay, mà thay vào đó hãy hỏi xem khách hàng không hài lòng ở điểm nào, muốn thay đổi như thế nào,… Từ đó, phân tích về nhu cầu của khách. Nếu việc thay đổi không mất quá nhiều thời gian, bạn vẫn có thể hỗ trợ để khuyến khích họ quay lại lần sau.
Theo bạn, khi nào nên áp dụng kiểm tra tự động thay vì kiểm tra thủ công?
Bạn cần chia sẻ, kiểm tra tự động thể hiện sự ưu việt hơn so với kiểm tra thủ công. Đưa ra một vài tình huống cụ thể:
- Kiểm tra định kỳ
- Phần mềm có nhiều mã code đòi hỏi phải kiểm tra nhiều lần
- Quá trình kiểm tra có nhiều bước lặp lại giống nhau
- Thời gian chạy kiểm tra khắt khe theo tiêu chuẩn nhất định
Bạn làm gì khi dự án đã kiểm thử lại phát sinh lỗi?
Bạn nên trả lời, bản thân mình sẽ bình tĩnh để xác định chính xác đó là lỗi gì. Nếu lỗi của bạn, bạn sẽ đứng ra nhận trách nhiệm và liên hệ với bộ phận liên quan để khắc phục nhanh chóng nhất có thể. Ngược lại, nếu khách hàng thực hiện sai thao tác chứ không phải lỗi, bạn sẽ hướng dẫn họ chi tiết cho đến khi hoàn thành quy trình.
Theo bạn, khi nào nên dừng quá trình kiểm thử?
Với câu hỏi mang tính chuyên môn, bạn hãy trả lời ngắn gọn và rõ ràng. Tùy vào điều kiện của từng dự án để xác định được thời điểm dừng kiểm thử.
Một số điều kiện phổ biến gồm:
- Quá thời gian kiểm thử
- Hết ngân sách chi trả
- Đã đạt mức độ tiêu chuẩn của khách hàng
- Đảm bảo các yêu cầu về test case, tỷ lệ bug
- Quản lý dự án quyết định dừng kiểm thử phần mềm đó…
Kinh nghiệm “ đậu" phỏng vấn vị trí Tester
Ngoài những tiêu chí đánh giá về năng lực và kinh nghiệm ra thì một trong những yếu tố giúp bạn tạo “điểm cộng" giúp cuộc phỏng vấn trở nên nhẹ nhàng và diễn ra suôn sẻ và nắm chắc phần thành công. Bạn cần chú ý các yếu tố sau:
Về trang phục
Khi đi phỏng vấn, bạn nên lựa chọn những loại trang phục lịch sự, nhã nhặn phù hợp với môi trường công sở. Tránh các trang phục sặc sỡ, khác biệt quá, trang điểm lòe loẹt quá đều không phù hợp với một buổi phỏng vấn
Sự tự tin
Có được sự tự tin nghĩa là bạn đã nắm chắc phần đậu 50%. Hãy giữ bình tĩnh và thể thể hiện hết năng lực của mình, chia sẻ về những kiến thức và kinh nghiệm có được trong quá khứ. Tuy nhiên, ranh giới giữa sự tự tin và tự cao rất mỏng. Do đó, cần cho nhà tuyển dụng thấy sự chắc chắn trong lời nói, hành động của mình, không quá đề cao bản thân và thể hiện đúng lúc, đúng chỗ.
Biết lắng nghe
Người biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến là những mảnh ghép mà doanh nghiệp nào cũng cần tìm kiếm và giữ chân. Trong một tập thể, người biết lắng nghe để cải thiện bản thân thường sẽ đi xa và lâu hơn với doanh nghiệp.
Do đó, hãy thể hiện để hội đồng phỏng vấn thấy bạn là người biết lắng nghe, sẵn sàng tiếp thu những ý kiến vào đóng góp để hoàn thiện bản thân.
Tinh thần cầu tiến và sẵn sàng học hỏi
Đây là yếu tố mà hầu hết ngành nghề nào cũng cần. Đặc biệt là với tốc độ chuyển biến nhanh chóng của công nghệ hiện nay, việc các lập trình viên liên tục học hỏi và cập nhật thông tin là hoàn toàn cần thiết để phát triển trong môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hơn thế nữa, dù bạn không có quá nhiều kinh nghiệm, nhưng nếu có tinh thần cầu tiến và thái độ học hỏi sẽ là một điểm cộng rất lớn của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.
Sự trung thực
Sự trung thực là đức tính cần có ở một ứng viên mà bất kỳ doanh nghiệp tìm kiếm. Rõ ràng những người trung thực sẽ luôn nhận được sự tin tưởng từ đồng nghiệp, cấp trên.
Mặc dù chưa làm việc cùng nhau nhưng bạn có thể thể hiện sự trung thực của mình qua chiếc CV và quá trình phỏng vấn. Hãy là chính mình và chia sẻ những gì là của mình.
Câu hỏi phỏng vấn Tester & Cách trả lời
Dưới đây là 3 câu hỏi phỏng vấn Tester hàng đầu và cách trả lời chúng:
Câu hỏi #1: Kiểm thử phần mềm bao gồm những bước nào?
Quá trình kiểm thử phần mềm sẽ bao gồm những bước sau đây:
- Thực hiện chạy dự án theo yêu cầu của công ty để kiểm thử ứng dụng, phần mềm, web.
- Chuẩn bị thử nghiệm dựa trên các thông tin nghiên cứu và kịch bản thử nghiệm trước đó.
- Dựa vào công cụ hỗ trợ và các dữ liệu sử dụng để kiểm thử, tiến hành làm các bào kiểm tra thử nghiệm.
- Hậu kiểm thử, đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng cho các sản phẩm được kiểm thử bằng cách phối hợp với các bộ phận liên quan để làm việc.
Báo cáo lại kết quả thử nghiệm với cấp trên sau khi đã tiến hành phân tích, theo dõi kết quả thành phẩm nghiêm ngặt.
Câu hỏi #2: Khi nào thì nên dừng quá trình kiểm thử?
Dựa vào điều kiện dừng của dự án để biết chính xác lúc nào tester nên dừng kiểm thử. Tùy vào từng dự án mà điều kiện dừng sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên thường sẽ bao gồm các điều như:
- Quá thời gian kiểm thử
- Hết ngân sách chi trả
- Đã đạt được yêu cầu về test case và tỷ lệ bug
- Các lỗi phát hiện khi kiểm thử đã được fix
- Sản phẩm ít bug, hoạt động ổn định, tốt
- Kiểm thử đã hoàn thiện, tài liệu đã được cập nhật đầy đủ
- Quản lý dự án quyết định dừng kiểm thử
Câu hỏi #3: Tại sao phải kiểm thử sớm trong quy trình phát triển phần mềm?
Khi kiểm thử được thực hiện sớm trong quy trình phát triển phần mềm, các mục tiêu của quy trình được tối đa hóa. Đồng thời, trường hợp phát hiện sớm sai sót sẽ nhắc nhở nhanh hơn; đúng tiến độ hơn; sản phẩm hoàn thiện hơn; hạn chế lãng phí chi phí. Ngược lại, nếu việc kiểm thử bị trì hoãn và phát hiện sai sót sẽ khó khắc phục triệt để, dẫn đến sản phẩm có nhiều sai sót và chi phí cao.
Câu hỏi phỏng vấn
Khi phát hiện ra lỗi nhưng Dev không đồng ý đó là lỗi thì bạn sẽ xử lý ra sao?
↳
Với câu hỏi này, bạn có thể trình bày câu trả lời như sau:
- Dev và Tester là hai vị trí có sự liên kết cực kỳ chặt chẽ trong những doanh nghiệp hoạt động công nghệ thông tin.
- Nếu Dev có nhiệm vụ thực hiện về kỹ thuật thì Tester sẽ giám sát và phát hiện sai sót. Hai bên này sẽ phối hợp với nhau để thực hiện dự án một cách tốt nhất.
- Nếu hai bên chưa thống nhất về một vấn đề, thì bạn có thể bàn bạc lại với Team để đưa ra kết quả cuối cùng. Khi có kết quả thống nhất, bạn sẽ làm việc lại với Dev thật bình tĩnh chứ không lập tức chỉ ra lỗi sai của họ.
Làm sao khi dự án đã kiểm thử lại phát sinh lỗi?
Khi trong team có người không hài lòng về cách làm việc của mình, bạn xử lý thế nào?
Vì sao lỗi phát hiện càng muộn thì chi phí sửa lỗi lại càng cao?
Expected(kết quả mong đợi) trong testcases dựa vào đâu?
Tại sao bạn chọn nghề Kiểm thử viên?
Bạn có kỳ vọng trở thành chuyên gia về test không? Bạn đã lên kế hoạch như thế nào để đạt được mục tiêu đó?
Theo bạn đâu là những yếu tố cơ bản tạo nên sự thành công của một website?
Bạn đã bao giờ làm việc nhóm chưa? Nếu có, quy mô nhóm của bạn là bao nhiêu người và bạn có vai trò như thế nào trong mỗi nhóm?
7 nguyên tắc của Test là gì?
Các giai đoạn Test cơ bản là gì?
Giai đoạn phân tích và thiết kế test chúng ta cần làm gì?
Đánh giá tiêu chuẩn kết thúc và báo cáo là gì?
Công đoạn kết thúc test là gì?
Để tạo dựng được quan hệ tốt giữa tester và dev cần chú ý gì ?
Tính độc lập giữa test và dev theo chiều tăng dần?
Mục đích chính của Test bao gồm?
Các phương pháp tiếp cận kiểm thử?
Các mức độ kiểm thử?
Bạn hiểu như thế nào về ba loại mức độ kiểm thử?