Quản trị doanh nghiệp là gì? 5 Chức năng của quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp là một thứ vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Cùng 1900 - Tin tức việc làm tìm hiểu chức năng của quản trị doanh nghiệp trong bài viết dưới đây nhé!

1. Quản trị doanh nghiệp là gì?

Quản trị doanh nghiệp là hệ thống các quy tắc, cơ chế, quy định mà thông qua đó doanh nghiệp được điều hành và kiểm soát. Về cơ bản, quản trị doanh nghiệp liên quan đến việc cân bằng lợi ích của các bên liên quan, chẳng hạn như cổ đông, người quản lý, khách hàng, nhà cung cấp, người xuất vốn, chính phủ và cộng đồng

Quản trị doanh nghiệp cũng lập ra các nguyên tắc nhằm đạt được mục tiêu của công ty, bao gồm tất cả các lĩnh vực quản trị từ kế hoạch thực hiện, quy trình kiểm soát nội bộ cho đến việc đo lường hiệu quả  và việc công bố thông tin công ty.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Chức năng của quản trị doanh nghiệp

Hoạch định

Hoạch định nghĩa là định hướng, xác định hướng đi cho doanh nghiệp trong tương lai. Xây dựng một bản kế hoạch hành động chi tiết và hợp lý thực sự là phần khó nhất trong các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp. Chức năng này đòi hỏi sự tham gia tích cực của cả công ty.

Liên quan đến 2 yếu tố quan trọng là thời gian và cách thức thực hiện, hoạt động hoạch định và lên kế hoạch phải thể hiện được sự liên kết và điều phối hợp lý giữa các phòng ban và các cấp quản lý khác nhau.

Kế hoạch đề ra cũng phải tận dụng tối ưu nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp và sự linh hoạt của nhân sự để đảm bảo việc thực hiện, triển khai diễn ra thuận lợi.

Tổ chức

Một doanh nghiệp chỉ có thể vận hành trơn tru nếu nó có một cơ cấu tổ chức tốt. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần có đủ lượng vốn, nhân sự và nguyên vật liệu sản xuất cần thiết để có thể hoạt động liên tục, đồng thời xây dựng một cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Cơ cấu tổ chức tốt cùng với việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ đúng với tầm nhìn là điều tối quan trọng đối với doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp phát triển, mở rộng quy mô, số lượng các phòng ban và nhân sự tăng lên, doanh nghiệp sẽ mở rộng theo cả chiều ngang và chiều dọc. Điều này đòi hỏi sự thay đổi trong phương thức lãnh đạo. Chức năng tổ chức do đó cũng là một chức năng rất quan trọng của quản trị doanh nghiệp.

Đọc thêm: Company governance là gì? 10 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiệu quả

Chỉ đạo

Khi nhận được những chỉ thị và hướng dẫn công việc rõ ràng, nhân viên sẽ biết chính xác họ cần phải làm gì. Kết quả công việc nhận được từ mỗi nhân viên sẽ được tối ưu nếu quản lý có những định hướng chỉ đạo hợp lý và rõ ràng, liên quan đến những nhiệm vụ mà nhân viên cần thực hiện.

Một nhà quản lý sáng suốt là người luôn giao tiếp cởi mở, truyền đạt trung thực và rõ ràng và thường xuyên xem xét và thảo luận kỹ các quyết định chỉ đạo của mình cùng các cố vấn. Nhà quản lý giỏi cũng phải có khả năng tạo động lực và khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên.

Điều phối

Đây là chức năng được xem là khó nhất trong các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp. Khi tất cả các hoạt động được phối thực hiện một cách ăn ý và nhuần nhuyễn, doanh nghiệp cũng sẽ vận hành hiệu quả hơn.

Ảnh hưởng tích cực từ thái độ và cách ứng xử của nhân viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc phối hợp giữa các phòng ban. Vì vậy mục tiêu của chức năng điều phối trong quản trị doanh nghiệp là khuyến khích, tạo động lực, vừa duy trì kỷ luật công ty, vừa tạo không khí thoải mái trong các phòng ban.

Để thực hiện tốt chức năng điều phối đòi hỏi khả năng lãnh đạo cũng như sự trung thực, cởi mở trong giao tiếp, liên lạc nội bộ. Thông qua quản trị cách ứng xử và phối hợp hoạt động của nhân sự, doanh nghiệp mới có thể đạt được mục tiêu đặt ra.

Kiểm soát

Bằng cách thường xuyên theo dõi và tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nhà quản trị mới có thể biết được liệu công ty có đang vận hành đúng theo kế hoạch và mục tiêu đề ra hay không.

Chức năng kiểm soát trong quản trị doanh nghiệp là một quy trình gồm 4 bước:

Thiết lập tiêu chuẩn hoạt động, KPI dựa trên mục tiêu của công ty

Đo lường và lập báo cáo về hoạt động thực tế

So sánh kết quả báo cáo thực tế với chỉ tiêu kế hoạch

Thực hiện thay đổi hoặc các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

3. 13 Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiệu quả

Chuyên môn hóa

Nguyên tắc này nhằm thúc đẩy sự tập trung và hiệu quả trong công việc của người lao động và doanh nghiệp, đảm bảo công việc được hoàn thành nhanh chóng.

Đọc thêm: Văn hóa tổ chức là gì? 11 loại hình văn hóa tổ chức doanh nghiệp phổ biến

Thẩm quyền phải đi kèm với trách nhiệm tương ứng

Để làm tròn trách nhiệm thì thẩm quyền phải được cấp quyền hợp lý, bao gồm cả quyền yêu cầu những cá nhân có liên quan cùng tham gia. Và trên hết, người có quyền quyết định phải chịu trách nhiệm về quyết định mình đưa ra để tránh dẫn tới thói vô trách nhiệm và hậu quả xấu.

Tài liệu VietJack

Kỷ luật

Kỷ luật bao gồm các tiêu chuẩn, thống nhất trong hành động, sự tuân thủ quy tắc và các giá trị, là yếu tố then chốt để một doanh nghiệp hoạt động trơn tru.

Thống nhất về mệnh lệnh

Nhân viên chỉ được nhận mệnh lệnh từ một lãnh đạo mà thôi. Bởi vì các nhà lãnh đạo có thể đưa ra những yêu cầu trái ngược nhau cho cùng một công việc khiến nhân viên rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Thống nhất về đường lối

Các nhóm làm việc có cùng mục tiêu nên làm việc dưới sự lãnh đạo của một người đứng đầu và có một kế hoạch thống nhất nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, thuần nhất trong mọi hoạt động.

Lợi ích chung cần đặt lên trên hết

Nguyên tắc này yêu cầu lợi ích của một nhân viên hay nhóm không được đặt cao hơn lợi ích chung của tổ chức. Và khi có sự khác biệt không thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung thì nhiệm vụ của cấp quản trị là phải hòa giải hợp lý.

Thù lao

Mức thù lao cần phải công bằng và thỏa mãn cho cả nhân viên và chủ doanh nghiệp.

Tài liệu VietJack

Tập trung hóa

Đây là nguyên tắc thiết yếu của mọi tổ chức và là hệ quả tất yếu của quá trình cơ cấu. Ngay cả ở trong những tổ chức có cấu trúc phẳng, quyền lực phân hóa vẫn tập trung vào tay một số người mà thôi.

Trật tự

Mỗi doanh nghiệp nên để cho mỗi nhân viên có chỗ đứng riêng, có nhiệm vụ và trách nhiệm phù hợp với tổ chức, luôn cảm thấy tự tin và an toàn trong môi trường làm việc. Vật nào, người nào cũng có chỗ riêng của nó, cần phải đặt cho đúng vật nào, người nào vào chỗ nấy.

Đọc thêm: Nguồn lực của doanh nghiệp là gì?

Sự công bằng

Sự công bằng và công lý nên thấm nhuần vào tư tưởng của tổ chức, cả trong nguyên tắc lẫn hành động nhằm tạo nên lòng trung thành và sự tận tụy của nhân viên đối với doanh nghiệp.

Ổn định nhiệm vụ

Các nhân viên cần có thời gian để thích ứng và thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất. Sự ổn định đảm bảo cho các hoạt động có mục tiêu rõ ràng và điều kiện để chuẩn bị chu đáo.

Sáng kiến

Ở mọi cấp bậc trong cơ cấu tổ chức, sự nhiệt huyết, nhiệt tình và cống hiến đều đến từ những người có cơ hội thể hiện những sáng kiến cá nhân của mình.

Tinh thần đoàn kết

Việc xây dựng và duy trì sự hòa hợp giữa các mối quan hệ trong công việc là vô cùng cần thiết. Sự thống nhất, sự đoàn kết nhất trí trong một doanh nghiệp sẽ mang lại những hiệu quả to lớn.

4. Những tố chất để trở thành nhà quản trị doanh nghiệp giỏi

Một nhà quản trị doanh nghiệp giỏi không chỉ có nền tảng kiến thức, kỹ năng vững vàng mà còn cần nhiều tố chất khác:

Quyết đoán

Một nhà quản trị thường xuyên phải xử lý những mâu thuẫn rất cấp bách với sự mơ hồ và không chắc chắn. Tức là họ phải đưa ra quyết định với nhiều rủi ro nhưng không được phép chần chừ.

Luôn tập trung

Công việc của người quản trị doanh nghiệp vô cùng áp lực. Bởi vậy họ cần giữ sự tập trung và một cái đầu lạnh để giải quyết thật nhanh chóng những sự việc phức tạp đầy thử thách.

Sự tự tin

Một người làm quản trị doanh nghiệp không nhất thiết phải có chuyên môn tốt về một số mảng nhất định. Họ cần tuyển dụng những người giỏi hơn mình trong các lĩnh vực khác nhau để doanh nghiệp được vận hành đúng hướng. Bởi vậy, tự tin thừa nhận điều mình không biết và yêu cầu sự giúp đỡ là điều mà nhà quản trị cần làm.

Biết nhìn nhận và đánh giá con người

Sự sống của doanh nghiệp phụ thuộc vào con người. Nếu không có nhân sự thì không thể làm nên doanh nghiệp. Bởi vậy, người làm quản trị doanh nghiệp cần biết đâu là nhân tài mình cần chiêu mộ và cách giữ chân họ bên mình.

Đọc thêm: Việc làm dành cho chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp mới nhất

Quản trị doanh nghiệp không phải là một vấn đề có thể hoàn thành trong ngày một ngày hai mà là một quá trình cần nghiên cứu kĩ lưỡng với những nguyên tắc. Hi vọng với bài viết này, 1900 - tin tức việc làm đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về quản trị doanh nghiệp!

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!