Quản trị học là gì? 4 lí thuyết kinh điển trong Quản trị học

Để hoạt động của một tổ chức hay doanh nghiệp được diễn ra trơn tru, thực hiện đúng chức năng, mang lại hiệu quả thì chắc chắn không thể thiếu vai trò của quản trị. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ đến bạn những thông tin hay về nó nhé

1. Quản trị học là gì?

Quản trị học là một trong những ngành học cung cấp kiến thức cơ bản về quản trị tổ chức. Đây là ngành khoa học nghiên cứu về các quy tắc, quy luật, phương pháp quản trị, sau đó thực hành, vận dụng vào thực tế để đưa ra hướng giải quyết cho các vấn đề quản trị trong tổ chức.

Ngành quản trị học đang thu hút rất nhiều người, bởi nó cũng mang tính khoa học. Các tri thức đã có sẵn qua nhiều thời kỳ, từ đó thế hệ sau thừa kế và hưởng kết quả nghiên cứu từ nhiều ngành khác như kinh tế học, tâm lý học, xã hội học.

Đọc thêm: Company governance là gì? 10 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiệu quả

2. 4 lí thuyết kinh điển trong Quản trị học

Lý thuyết quản trị cổ điển

Lý thuyết quản trị khoa học

Trường phái cổ điển bao gồm một số tác giả với những nghiên cứu về quan trị kinh doanh, dưới đây là một số tác giả điển hình và những tư tưởng chủ yếu của họ.

  •  Frederick Taylor: Nguyên tắc cơ bản trong lý thuyết này là: xây dựng các phương pháp khoa học để thực hiện công việc, nhiệm vụ của từng công nhân; lựa chọn công nhân một cách khoa học và huấn luyện họ phương pháp khoa học để thực hiện công việc; tổ chức giáo dục và giám sát công nhân để đảm bảo họ thực hiện theo đúng phương pháp; xây dựng và củng cố quan hệ giữa người lao động và nhà quản trị.
  •  Henry L. Gantt: Gantt đã phát triển và đưa ra lý thuyết của mình, trong đó chủ yếu tập trung vào mở rộng hệ thống khuyến khích vật chất cho người lao động.
  • Frank B và Liliant M. Gibreth: Hai tác giả này đã đưa ra phương pháp thực hành tối ưu nhằm tăng năng suất lao động, giảm sự mệt mỏi của công nhân.

Lý thuyết quản trị hành chính

Trường phái này chủ trương rằng năng suất lao động sẽ đạt cao trong một tổ chức được sắp đặt hợp lý. Trường phái này phát triển những nguyên tắc quản trị chung cho cả tổ chức.

  • Henry Fayol: Quan điểm của Fayol là tập trung vào xây dựng một tổ chức tổng thể để quản trị quá trình làm việc.
  • Max Weber: Theo Weber, hệ thống tổ chức kinh doanh phải được: Xây dựng một cơ cấu tổ chức chặt chẽ; định rõ các quy định, các luật lệ, chính sách trong hoạt động quản trị; định rõ quyền lực và thừa hành trong quản trị.
  • Chester Barnard: Tác giả cho rằng một tổ chức là một hệ thống hợp pháp của nhiều người với ba yếu tố cơ bản: Sự sẵn sàng hợp tác; có mục tiêu chung, có sự thông đạt.

Nhóm lý thuyết hành vi – tâm lý xã hội trong quản trị kinh doanh

Lý thuyết các quan hệ con người trong tổ chức

Theo lý thuyết này, trong quá trình làm việc, người lao động có các mối quan hệ giữa họ với nhau và giữa họ với một thể chế tổ chức nhất định. Nhóm lý thuyết này nhấn mạnh vai trò con người trong tổ chức. Năng suất lao động không chỉ do yếu tố vật chất quyết định mà còn do nhu cầu tâm lý xã hội của con người.

Những quan điểm về hành vi con người

Các tác giả trong trường phái này cho rằng hoạt động của con người phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tâm lý xã hội.

  •  Abraham Maslow: Lý thuyết này được vận dụng trên nguyên tắc: Một nhu cầu đã tương đối được thỏa mãn thì nó không còn là xung động mạnh để thôi thúc nữa, một nhu cầu đã tương đối được thỏa mãn, tác phong con người sẽ bị chi phối bởi nhu cầu khác cao hơn.
  •  Douglas Mcgregor: Cho rằng, thay vì nhấn mạnh đến cơ chế kiểm tra thì nhà quản trị nên quan tâm nhiều hơn đến sự phối hợp hoạt động.
  • Herzberg: Thuyết hai yếu tố của Herzberg chỉ ra rằng những yếu tố tạo ra sự thỏa mãn trong công việc không mâu thuẫn trực tiếp với những yếu tố tạo ra sự bất mãn đối với với công việc
  • Chris Argyris: Cho rằng nhà quản trị hữu hiệu là người biết tạo điều kiện cho nhân viên ứng xử như những người trưởng thành và điều đó chỉ có lợi cho tổ chức. Tư tưởng của trường phái tác phong nhấn mạnh nhu cầu xã hội, được quý trọng và tự thể hiện mình của người lao động. Lý thuyết này bổ sung cho lý thuyết quản trị cổ điển.

Lý thuyết định lượng trong quản trị

  • Quản trị khoa học: là đường lối quản trị dùng những phân tích toán học trong quyết định, sử dụng các công cụ thống kê, các mô hình toán kinh tế để giải quyết các vấn đề trong sản xuất kinh doanh.
  • Quản trị tác nghiệp: Là áp dụng phương pháp định lượng vào công tác tổ chức và kiểm soát hoạt động. Quản trị hoạt động sử dụng những kỹ thuật định lượng như dự đoán,  kiểm tra hàng tồn kho, lập trình tuyến tính, lý thuyết hệ quả, lý thuyết hệ thống
  • Quản trị hệ thống thông tin: Là những chương trình tích hợp thu thập và xử lý thông tin giúp cho việc ra quyết định.

Lý thuyết quản trị hiện đại

Trường phái lý thuyết này quan niệm rằng một tổ chức được coi như một hệ thống trực tiếp thống nhất của các bộ phận có quan hệ hữu cơ với nhau.

  • Trường phái tiếp cận theo hệ thống: Những bộ phận trong tổ chức liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức thống nhất trong đó cái chung được coi lớn hơn cái riêng.
  • Khảo hướng ngẫu nhiên: Theo lý luận này, cách thức để đạt được các mục tiêu của một tổ chức có thể rất khác nhau, điều đó phụ thuộc vào từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
  • Khảo hướng quá trình: Trong sự biến đổi rất nhanh chóng cả về quy mô, tính chất và tốc độ của môi trường kinh doanh trong và ngoài doanh nghiệp, các nhà quản trị hiện nay cho rằng cần phải đổi mới tư duy trong quá trình quản trị, trọng tâm là hoạt động và hiệu quả trong quản trị gắn liền với mối quan hệ với con người và thời gian.

Quản trị nhân sự: Trở thành lãnh đạo chân thực - Phần mềm HRM

Đọc thêm: URL (Định vị tài nguyên thống nhất ) là gì ? Cấu trúc cơ bản của URL

3. Các cấp bậc của nhà quản trị

Tùy theo cơ cấu của doanh nghiệp, đội ngũ nhà quản trị được phân chia theo các tiêu chí khác nhau. Có 3 cấp bậc cơ bản mà một tổ chức thường sắp xếp theo cơ cấu.

  • Nhà quản trị cấp cao hoạt động cao nhất trong doanh nghiệp: Đây là những người chịu trách nhiệm cho những thành quả, hoặc hậu quả cuối cùng của tổ chức. Họ có trách nhiệm xác định mục tiêu, lập chiến lược và hành động phù hợp, để có thể đạt đến mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Nhà quản trị cấp trung gian có ít thẩm quyền hơn quản trị cấp cao: Quản lý bậc nhân viên trong đội ngũ điều hành. Họ sẽ phối hợp thực hiện các kế hoạch cùng các phòng ban nhằm hoàn thành mục tiêu chung.
  • Nhà quản trị cấp cơ sở làm việc trực tiếp với hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ công ty: Sau khi nhận lệnh từ cấp trung gian, được hướng dẫn cụ thể, họ sẽ dùng khả năng và bí quyết của mình để đốc thúc nhân viên cùng hoàn thành. Nhà quản trị cấp cơ sở có thể được xem như các trưởng bộ phận, tổ trưởng của một bộ phận.

5 yếu tố cần có ở nhà quản trị xuất sắc 

Có tầm nhìn nắm bắt được thời cơ

Cơ hội luôn đến một cách chớp nhoáng và bất ngờ, bạn cần nhìn thấy nó, biết khi nào nên tận dụng để giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển, mở ra nhiều cơ hội mới.  Việc này sẽ giúp bạn nâng cao năng lực bản thân, lạc quan nhìn thấy những cơ hội của mọi tình huống dù có trở ngại trước mắt.

Mang tính trách nhiệm cao

Với tinh thần trách nhiệm cao, một nhà quản trị bản lĩnh sẽ không sợ hãi hay chùn bước trước những rủi ro quyết định đó mang lại. Họ luôn đứng ra chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho người khác, thay vào đó sẽ bình tĩnh xem xét lại mọi việc, cùng nhân viên đánh giá và đưa ra hướng giải quyết cuối cùng.

Tư duy lập kế hoạch, chiến lược

Tư duy lập kế hoạch, xây dựng chiến lược tạo nên sự khác biệt giữa một nhà quản trị và nhân viên. Khi là nhân viên, bạn luôn phấn đấu để đạt được những KPI trước mắt mà doanh nghiệp yêu cầu.

Khi đã là nhà quản trị, bạn sẽ có tầm nhìn dài hạn hơn, như mục tiêu cần phải đạt được, trọng trách bạn gánh vác. Dựa trên nguồn lực và tài chính của tổ chức, các hoạt động, hành động cụ thể để đạt được những điều đó là gì? 

Nếu có thể tư duy rõ ràng, rạch mạch về các kế hoạch, xác định được điều cần làm để ứng biến với những thay đổi của môi trường, bạn rất có khả năng trở thành nhà quản trị giỏi.

Đọc thêm: 6 phương pháp hữu ích giúp bạn cải thiện kỹ năng tập trung

Kiến thức chuyên môn tốt

Những yếu tố quan trọng của một nhà quản trị giỏi thì không thể bỏ qua được yếu tố chuyên môn. Chắc hẳn sẽ chẳng có ai mong muốn một người không có đủ chuyên môn làm nhà quản trị của mình cả. 

Một nhà quản trị thành công luôn có 2 kỹ năng chuyên môn cần thiết nhất. Chuyên môn cụ thể về nghề nghiệp họ đang làm, hiểu biết sâu rộng về nghề nghiệp đó. Bên cạnh đó là những chuyên môn về doanh nghiệp, các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.

Kỹ năng tiếp nhận, truyền đạt thông tin

Dựa theo vai trò của một nhà quản trị, việc có kỹ năng tư duy, tiếp nhận và truyền đạt thông tin là một trong những yếu tố không thể thiếu của một nhà quản trị giỏi. 

Nhà quản trị là cầu nối ở giữa, truyền đạt thông tin giữa cấp bậc lãnh đạo và các nhân viên cấp dưới, chính vì thế, việc tư duy, xử lý nhanh và truyền đạt chính xác các thông tin được nhận từ cả 2 bên chính là điều vô cùng quan trọng và không được sai sót khi làm nhà quản trị. 

Biết gắn kết mọi người trong tổ chức

Nhà quản trị giỏi chính là người có thể gắn kết được bản thân mình với các đội ngũ lãnh đạo, nhân viên, cũng như là giữa các nhân viên với nhau.  Điều đó sẽ tạo nên một môi trường làm việc bền vững, đoàn kết, hướng mọi người về các yếu tố cốt lõi của tổ chức và mục tiêu chung để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc. 

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các công việc về ngành quản trị đang được mở rộng và phong phú, tiềm ẩn nhiều khả năng phát triển con người. Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về quản trị học. Hy vọng bạn hiểu ró và áp dụng hiệu quả !

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Review các công ty hàng đầu

Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất

Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến

Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!