1. Rủi ro kinh doanh là gì?
Rủi ro trong kinh doanh (Business Rick) là định nghĩa chỉ sự thiệt hại về vốn đầu tư, ngân sách, thị trường, chiến lược… mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong quá trình kinh doanh. Những tổn thất này có thể xuất hiện ở bất cứ công ty nào không kể quy mô, ngành nghề.
Với sự phát triển liên tục của thị trường, nhiều loại rủi ro xuất hiện dẫn tới hậu quả khác nhau. Trong đó phần lớn doanh nghiệp thường gặp phải những rủi ro về tài chính. Chính thách thức này khiến không ít người e dè, sợ đứng ra kinh doanh riêng.
Trên thực tế, những doanh nhân thành công trên thế giới đều “dám nghĩ, dám làm”, dám chinh phục thử thách, sẵn sàng đối đầu với khó khăn. Giống như cựu Tổng thống Hoa Kỳ - Donald Trump từng nói: “Bạn phải chịu được áp lực. Nếu bạn không thể chịu áp lực, bạn sẽ không thể nào trở thành doanh nhân lớn, hay thành đạt”.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. 4 loại rủi ro kinh doanh cơ bản
Rủi ro tuân thủ
Rủi ro tuân thủ là rủi ro đối với danh tiếng hoặc tài chính của công ty do công ty vi phạm luật và quy định bên ngoài hoặc tiêu chuẩn nội bộ. Rủi ro tuân thủ có thể dẫn đến việc công ty phải trả tiền phạt hoặc mất khách hàng.
Nếu nhân viên của một công ty sản xuất không tuân theo các quy định về an toàn của chính phủ trong khi chế tạo máy móc, thì hành vi của họ có thể là rủi ro tuân thủ đối với công ty.
Rủi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý là một loại rủi ro tuân thủ cụ thể xảy ra khi một công ty không tuân theo các quy tắc của chính phủ đối với các công ty. Rủi ro pháp lý có thể dẫn đến các vụ kiện tốn kém và danh tiếng tiêu cực cho các công ty. Dưới đây là một số loại rủi ro pháp lý đối với các công ty:
- Rủi ro hợp đồng: Rủi ro hợp đồng xảy ra khi một công ty không thực hiện nghĩa vụ hoặc trách nhiệm pháp lý trong hợp đồng kinh doanh.
- Rủi ro tranh chấp: Rủi ro tranh chấp xảy ra khi xung đột pháp lý với khách hàng, các bên liên quan hoặc thành viên cộng đồng làm gián đoạn quy trình của doanh nghiệp.
- Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý có thể xảy ra nếu cơ quan quản lý của chính phủ rút giấy phép hoạt động của công ty.
Đọc thêm: Ngành quản trị kinh doanh (BA) là gì? Phân ngành trong ngành BA gồm những gì?
Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động xảy ra khi các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp đe dọa làm giảm lợi nhuận của nó. Hệ thống nội bộ hoặc các yếu tố bên ngoài có thể gây ra rủi ro hoạt động cho các công ty. Dưới đây là một số loại rủi ro hoạt động cụ thể:
- Lỗi của nhân viên: Một doanh nghiệp có thể gặp phải mối đe dọa đối với hoạt động của mình nếu nhân viên mắc lỗi nghiêm trọng trong công việc.
- Thiệt hại về tài sản: Thiên tai có thể làm hỏng tài sản vật chất của công ty, đây là một rủi ro hoạt động.
- Gian lận bên ngoài: Khi một công ty gặp phải gian lận bên ngoài, chẳng hạn như hành vi trộm cắp của bên thứ ba, hành vi trộm cắp đó sẽ gây ra rủi ro hoạt động cho công ty.
Rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính có thể xảy ra khi một công ty không thực hiện các nhiệm vụ quản lý nợ hoặc lập kế hoạch tài chính. Những thay đổi hoặc thua lỗ trên thị trường có thể đe dọa đến tình hình tài chính của công ty. Dưới đây là một số loại rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp:
- Rủi ro tiền tệ: Một doanh nghiệp có thể gặp rủi ro tiền tệ trong các giao dịch kinh doanh quốc tế vì giá trị của ngoại tệ có thể mất giá bất ngờ.
- Rủi ro vỡ nợ: Việc vay một khoản vay kinh doanh với lãi suất cao hơn khả năng chi trả của công ty có thể khiến công ty có nguy cơ vỡ nợ hoặc không thanh toán khoản vay.
- Rủi ro thanh khoản: Một công ty phải đối mặt với rủi ro thanh khoản khi không thể nhanh chóng chuyển đổi tài sản của mình thành tiền mặt.
Dưới đây là một vài yếu tố điển hình thường gặp dẫn đến các rủi ro trong kinh doanh và làm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp :
Biến động trong nhu cầu
Biến động trong nhu cầu chính là một trong những yếu tố đến rủi ro trong kinh doanh. Nếu nhu cầu về sản phẩm có sự ổn định thì nó sẽ giúp làm giảm nguy cơ hình thành rủi ro trong kinh doanh cho công ty.
Biến động của doanh số
Một doanh nghiệp sở hữu các sản phẩm có đầu ra ổn định về mức giá cũng như doanh số thì sẽ ít chịu rủi ro hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có sự biến động mạnh về giá bán trên thị trường.
Thời điểm phát triển sản phẩm và chi phí
Đối với các doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ và dược phẩm thì thường phải phụ thuộc vào tốc độ cải tiến chất lượng dòng sản phẩm một cách liên tục để phù hợp với nhu cầu thực tiễn và thị hiếu của khách hàng cũng như sự phát triển không ngừng trên thị trường. Nếu doanh nghiệp đó không chú trọng đến vấn đề này thì sản phẩm sẽ mau bị trở thành lỗi thời dẫn đến việc xảy ra rủi ro trong kinh doanh là điều nghiễm nhiên, thậm chí nó còn có thể khiến doanh nghiệp thất bại và phá sản.
Quy mô chi phí cố định
Công ty có thể sẽ gặp rủi ro cao nếu duy trì chi phí cố định cũng ở mức độ cao và tổng chi phí lại không có biến động giảm khi cần giảm. Vấn đề này còn gọi cách khác là đòn bẩy hoạt động.
4. 5 bước khắc phục rủi ro kinh doanh hiệu quả
CEO Facebook – Mark Zuckerberg từng chia sẻ rằng: “Trong một thế giới ngày một thay đổi nhanh chóng, chiến lược duy nhất đảm bảo bạn sẽ thất bại chính là không chấp nhận rủi ro”. Như vậy nhận dạng các rủi ro trong kinh doanh và sẵn sàng ứng phó là chìa khóa để doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Dưới đây là 5 cách khắc phục rủi ro kinh doanh hiệu quả:
Bước 1: Xác định bối cảnh thị trường
Trước hết, bạn cần xác định rõ bối cảnh nền kinh tế mà mình đang hướng tới. Thị trường đó có những đặc trưng gì nổi bật, nêu cụ thể ưu – nhược điểm môi trường kinh doanh mang lại.
Tùy thuộc vào phân khúc khách hàng, nhu cầu thực tế, quy định về pháp luật hiện hành chúng ta có thể nhận diện những rủi ro tiềm tàng. Căn cứ vào đây, doanh nghiệp tiến hành đánh giá, phân tích các nguy cơ.
Đọc thêm: Việc làm danh cho chuyên viên quản trị rủi ro mới nhất
Bước 2: Nhận định các rủi ro tiềm ẩn
Đây là bước không thể bỏ qua khi muốn xác định liệu hoạt động kinh doanh của công ty mình có hiệu quả không. Trọng tâm ở bước này nhằm nhận định rủi ro có thể ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh.
Nhà quản trị có thể đánh giá thông qua các khảo sát hoặc nghiên cứu. Khi đã biết rủi ro tiềm ẩn là gì chúng ta dễ dàng đưa ra các hướng xử lý phù hợp.
Nếu không xác định hết những nguy cơ gây thiệt hại có thể ảnh hưởng đến hiệu quả việc quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ khi rủi ro xảy ra bất ngờ, không lường trước được.
Bước 3: Đánh giá mức độ rủi ro
Bước này, từng rủi ro được đưa ra xem xét, phân tích dựa trên các tiêu chí: Khả năng xảy ra có cao không? Trước đây đã từng có rủi ro tương tự xảy ra với doanh nghiệp chưa? Nếu đã xảy ra, mức độ thiệt hại như thế nào? Thời điểm có thể xảy ra? Nguyên nhân dẫn tới rủi ro là gì?
Rủi ro diễn ra trong tương lai, có thể hoặc không xảy ra. Vì thế người quản trị rủi ro cần phải có tầm nhìn xa trông rộng và nhận định vấn đề một cách khái quát nhất.
Bước 4: Xử lý rủi ro
Sau khi đã đánh giá rủi ro, bạn cần sắp xếp thứ tự ưu tiên xử lý theo mức độ ảnh hưởng. Dựa vào đây chúng ta sẽ đưa ra được giải pháp khắc phục tương ứng. Tốt nhất nhà quản trị nên xây dựng các phương án dự phòng nhằm chủ động ứng phó khi rủi ro ập đến.
Muốn giảm thiểu xác suất của rủi ro tiêu cực, tăng cường cơ hội bạn hãy tạo ra chiến lược tổng thể, lên kế hoạch phòng ngừa sẵn. Như vậy, doanh nghiệp có thể hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh.
Đọc thêm: Công việc Business Consultant là gì? Yêu cầu, cơ hội việc làm với chuyên viên tư vấn kinh doanh
Bước 5: Phân công trách nhiệm từng bộ phận
Mỗi rủi ro khi xuất hiện sẽ liên quan đến từng bộ phận quản lý nhất định. Họ có trách nhiệm với những vấn đề doanh nghiệp đưa ra. Nhà quản trị cần giao nhiệm vụ cụ thể để phòng ban phụ trách kiểm tra, phân tích, đánh giá. Dựa vào đó họ có thể theo sát, điều chỉnh kế hoạch phù hợp.
Rủi ro kinh doanh là một thứ bạn cần phải lưu ý. Hi vọng với bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để phát triển bản thân hơn mỗi ngày.