1. Sales Director là gì?| Tổng quan về Giám đốc Kinh doanh
Sales Director hay Giám đốc kinh doanh – một trong những vị trí cao nhất của nghề Sales. Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty và nhân viên kinh doanh nhằm đạt mục tiêu kinh doanh đã đề ra, gia tăng lợi nhuận cho công ty, từ đó thúc đẩy nhân viên đạt được những mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung. Sales Director báo cáo trực tiếp cho Ban Giám đốc hoặc Giám đốc điều hành.
Trong các công ty, tập đoàn lớn Sales Director có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì hoạt động nhịp nhàng của bức tranh tổng thể quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh toàn công ty.
2. Lương Giám đốc kinh doanh có cao không?
Sales Manager (Giám đốc kinh doanh) có mức thu nhập so với mặt bằng chung khá cao. Mức lương sẽ gồm lương chính và lương thưởng, phụ thuộc vào những yếu tố gồm năng lực của họ, quy mô của doanh nghiệp, ngành nghề doanh nghiệp đang kinh doanh. Thông thường sẽ không có mức lương hạn chế cho vị trí này bởi vai trò mà họ đảm nhiệm. Do đó, việc xác định được chính xác mức lương trung bình của Sales Manager sẽ khá khó khăn. Tuy vậy, bạn cũng có thể tham khảo các mức độ lương được khảo sát khách quan dưới đây:
- Lương thấp nhất: 8.000.000 đồng/tháng.
- Lương bậc thấp: 25.100.000 đồng/tháng.
- Lương trung bình: 30.700.000 đồng/tháng.
- Lương bậc cao: 36.300.000 đồng/tháng.
- Lương cao nhất: 101.300.000 đồng/tháng
Giám đốc Kinh doanh là vị trí có lương khá cao, trung bình $117,790 mỗi năm. Mức lương có thể phụ thuộc vào trình độ học vấn, kinh nghiệm và vị trí địa lý (vùng miền) của từng ứng viên. Sales Director hay giám đốc kinh doanh chính là chức vụ cao nhất trong nghề Sales mà bất kì ai cũng mong muốn đạt được. Tương đương với vị trí cao như vậy nên mức lương dành cho giám đốc kinh doanh cũng vô cùng thuộc dạng mức lương khủng, dao động trong khoảng 20tr – 60tr/ tháng.
Để có được mức lương như trên đòi hỏi ở bạn phải có khả năng chịu được áp lực cao, tích lũy kinh nghiệm ít nhất là 5 năm trong nghề và kiến thức cùng kỹ năng chuyên môn phải vững chắc.
Đọc thêm: Gross salary là gì? Cách tính lương gộp đơn giản nhất
3. Lộ trình thăng tiến của vị trí Giám đốc kinh doanh
Từ 0-2 năm kinh nghiệm: Salesman - Nhân viên bán hàng/kinh doanh
Công việc của một Salesman đảm nhận chính là chăm sóc khách hàng, phát triển khách hàng mua lẻ tại các khu vực được phân công và thực hiện các công việc liên quan tới khuyến mãi và hậu mãi, thực hiện các báo cáo công việc cho các đại diện kinh doanh (Sales Representative).
Mức lương : Mức lương của nhân viên kinh doanh thường bao gồm lương cứng và khoản hoa hồng từ việc bán sản phẩm. Theo nghiên cứu mức lương trung bình của Nhân viên kinh doanh trong khoảng 7 - 9 triệu đồng/ 1 tháng + 5 - 7 % hoa hồng tuỳ theo công ty.
Tìm hiểu thêm:
Việc làm Sales/ Nhân viên kinh doanh mới nhất
Việc làm Quản lý kinh doanh lương cao
Việc làm Đại diện kinh doanh mới cập nhật
Việc làm Trợ lý kinh doanh đang tuyển dụng
Từ 2 - 4 năm kinh nghiệm: Sales Representative - Đại diện kinh doanh
Cấp bậc này so với Salesman là cao hơn một bậc, điều này đồng nghĩa với mức lương mà bạn nhận được cũng sẽ cao hơn và khối lượng công việc của bạn cũng nhiều hơn. đảm nhận một số công việc liên quan đến các thủ tục, giấy tờ như nhận đơn đặt hàng hay tìm hiểu hoạt động của đối thủ cạnh tranh, v.v.
Mức lương: Mức lương của nhân viên Sales Representative - Đại diện kinh doanh theo nghiên cứu và thống kê sẽ trong khoảng 10 triệu đồng/ tháng. Có thể dao động trong khoảng 8 -15 triệu tuỳ thuộc vào số lượng công việc đảm nhận.
Từ 3- 4 năm kinh nghiệm: Sales Executive - Chuyên viên kinh doanh
Công việc chính của một Chuyên viên kinh doanh là đảm nhận việc điều hành và triển khai, bạn phải thực hiện các công việc kinh doanh đúng theo kế hoạch của công ty và phải lập kế hoạch theo từng thời kỳ, đúng thời điểm tại các khu vực được giao phó phụ trách.
Bên cạnh đó, Chuyên viên kinh doanh cũng chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công việc cho Sales Rep và Sales man; quản lý cũng như theo dõi mọi hoạt động của nhân viên cấp dưới.
Mức lương: Mức lương của Chuyên viên kinh doanh đa số phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được bán và mặt hàng kinh doanh của công ty. Thông thường mức lương sẽ dao động trong khoảng 6,5 - 20 triệu đồng/ 1 tháng.
Từ 2- 4 năm kinh nghiệm: Sales Supervisor - Giám sát bán hàng
Ở cấp này Sales Supervisor - Giám sát bán hàng là người có trách nhiệm giám sát và quản lý hàng hóa đã cung cấp, hoạt động của đối thủ, công nợ để có thể có các hướng đi trong việc lập ra kế hoạch, phương án hành động chính xác nhất đồng thời phải mang lại hiệu quả cao.
Mức lương: Ở vị trí Giám sát bán hàng bạn sẽ đảm nhận công việc với vai trò một người quản lý bao quát nhiều công việc, vị trí này yêu cầu sự cẩn thận và tỉ mỉ. Mức lương của vị trí này dao động trong khoảng từ 7 - 10 triệu đồng.
Đọc thêm: Việc làm Giám sát bán hàng/ Sales Supervisor mới nhất
Trên 4 năm kinh nghiệm: Sales Manager - Quản lý kinh doanh
Quản lý kinh doanh là một vị trí yêu cầu bạn phải vững kiến thức và kỹ năng chuyên môn của ngành nghề và phải có kinh nghiệm thâm niên trong nghề. Sales Manager có nhiệm vụ hỗ trợ Sales Director trong việc quản trị đội ngũ nhân viên bán hàng, đảm bảo trang bị cho đội ngũ nhân sự đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đạt được mục tiêu; thiết lập các mục tiêu về doanh thu dựa vào yêu cầu dự đoán, phát triển những chỉ tiêu về kinh doanh hàng năm trong khu vực.
Mức lương: Mức lương của Quản lý kinh doanh được đánh giá là cao so nhất trong lĩnh vực kinh doanh, bạn không những có kĩ năng về kinh doanh mà còn mạnh về quản lý và đào tạo. Mức lương cho vị trí này dao động từ 12 - 20 triệu đồng/ tháng cộng với phụ cấp và hoa hồng sản phẩm đang kinh doanh.
4. Kỹ năng giúp bạn trở thành một Giám đốc kinh doanh chuyên nghiệp
Để trở thành Giám đốc kinh doanh, bạn ít nhất phải có bằng cử nhân đại học trở lên ở chuyên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, marketing hoặc một số ngành khác có liên quan, đặc biệt nếu có bằng thạc sĩ hoặc MBA sẽ là một ưu thế lớn. Bên cạnh đó có những yêu cầu cụ thể về kiến thức chuyên môn và kĩ năng:
Nắm chắc kiến thức chuyên môn
Khi tuyển dụng vị trí Giám đốc kinh doanh, các công ty đều yêu cầu ứng viên phải có tối thiểu bằng cử nhân về quản trị kinh doanh, Marketing hoặc các lĩnh vực liên quan khác như: tiếp thị, tài chính, kế toán, kinh tế, thống kê, quản lý và luật kinh doanh.
Các ứng viên có bằng thạc sĩ hay MBA sẽ được nhà tuyển dụng ưu tiên hơn. Bên cạnh đó, dù không bắt buộc, nhưng việc sở hữu các chứng chỉ chuyên môn cấp cao sẽ giúp bạn chứng minh kinh nghiệm và trình độ của mình, đồng thời giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác khi ứng tuyển vào vị trí Giám đốc kinh doanh. Những kỹ năng của vị trí này có thể bao gồm:
- Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản xuất sắc.
- Có khả năng thúc đẩy và chuyển đổi quá trình bán hàng từ giai đoạn đầu đến cuối.
- Kỹ năng lắng nghe, giao tiếp, đàm phán và thuyết trình xuất sắc.
- Khả năng nói rõ các khía cạnh khác biệt và các tính năng của dịch vụ và sản phẩm.
- Có kiến thức về cách phát triển các giải pháp tập trung vào khách hàng, khác biệt và có thể đạt được.
- Hiểu biết về cách định vị sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.
Tích lũy kinh nghiệm bán hàng
Khi còn học đại học, bạn hãy tìm kiếm cơ hội thực tập, làm việc trong lĩnh vực bán hàng. Sau khi tốt nghiệp và viết CV xin việc, bạn sẽ tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng với những kinh nghiệm được ghi trong hồ sơ. Bạn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm trên các trang tuyển dụng trực tuyến như VietnamWorks, Navigos Search,… Bên canh đó, bạn cũng có thể theo dõi tin tuyển dụng trên website hay tài khoản xã hội của công ty mà mình yêu thích để chớp “thời cơ” nhanh chóng khi có vị trí tuyển dụng phù hợp.
Để trở thành Giám đốc kinh doanh, bạn cần có kinh nghiệm tối thiểu từ 3 – 5 năm trở lên cho lĩnh vực kinh doanh, quản lý. Vì thế, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân càng sớm, con đường trở thành Giám đốc kinh doanh, ngày rộng mở hơn.
Nâng cao kiến thức và phát triển kỹ năng Quản lý kinh doanh
Nhiều người tiến lên vị trí Giám đốc kinh doanh, là do được cấp trên tiến cử. Vì vậy, bạn hãy rèn luyện kỹ năng lãnh đạo và quản lý thông qua các công việc thực tế mà bản thân đang làm. Sự nỗ lực hoàn thành công việc sẽ chứng minh cho cấp trên thấy khả năng giải quyết công việc cũng như sự chủ động trong công việc của bạn.
Bên cạnh đó là một số kiến thức và kỹ năng khác mà bạn cần quan tâm khi đặt mục tiêu hướng tới vị trí Sales Director như: Nguyên lý cơ bản về tiếp thị và quản lý tiếp thị; Nguyên tắc xây dựng, quản lý, tổ chức quy trình bán hàng và cung cấp sản phẩm; Nguyên tắc cơ bản nền kinh tế thị trường, đặc điểm thị trường; Nền tảng kiến thức cơ bản về quảng cáo; Phân tích thị trường; Lập kế hoạch chiến lược;….
Xây dựng mạng lưới quan hệ rộng rãi
Bạn nên thiết lập và duy trì mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp, các cá nhân đang hoạt động hoặc có ảnh hưởng trong ngành để tạo dựng cho mình một mạng lưới quan hệ rộng khắp, hiệu quả và chuyên nghiệp.
Để trở thành một Sales Director bạn cần phải chứng minh được kỹ năng giao tiếp xuất sắc và khả năng duy trì, phát triển mối quan hệ hiệu quả với đồng nghiệp và các cá nhân, tổ chức khác. Chính điều này sẽ giúp bạn thu hút sự được sự chú ý của nhà tuyển dụng hoặc của quản lý cấp cao trong doanh nghiệp bạn đang làm việc.
Kỹ năng, phẩm chất tốt
Giám đốc kinh doanh,cần rèn luyện một loạt các kỹ năng cần thiết để đạt được thành công trong vai trò của họ. Một số kỹ năng Sales Director cần có bao gồm:
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
- Kỹ năng sắp xếp, quản lý thời gian
- Thành thạo công nghệ mới, tin học văn phòng
- Kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề
- Kỹ năng lãnh đạo
- Kỹ năng về phát triển kinh doanh
Đọc thêm: Sales Representative là gì? 7 đặc điểm của người đại diện kinh doanh
5. Mô tả 3 công việc Giám đốc kinh doanh
Dẫn dắt nhóm kinh doanh của doanh nghiệp
Bằng cách phát triển và thực hiện những kế hoạch bán hàng giúp tăng lợi nhuận của công ty và không quên thúc đẩy nhân viên của họ làm việc một cách hiệu quả nhất có thể.
Cuối tháng hoặc quý, việc Giám đốc Kinh doanh soạn thảo bản báo cáo và trình lên ban lãnh đạo là bởi họ sẽ sử dụng những phản hồi của nhóm lãnh đạo để điều chỉnh, thay đổi và cải tiến cho một số chiến lược mục tiêu bán hàng hiện tại mà họ đang thực thi.
Đưa ra, thực hiện các kế hoạch chiến lược bán hàng và mở rộng đối tượng khách hàng
Giám đốc kinh doanh cũng chỉ đạo, cùng đội ngũ của mình xác định giá trị sản phẩm qua việc tiến hành nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh và chi phí cung cầu, hướng tới tăng thị phần cũng như mở rộng thị trường và đồng thời định giá sản phẩm sao cho phù hợp với ngân sách của khách hàng, nhờ những hoạt động này để mang lại lợi nhuận khả quan nhất.
Xây dựng và duy trì mối quan hệ khách hàng lâu dài, bền chặt
Giám đốc kinh doanh cần dành khá nhiều thời gian cho khách hàng và người tiêu dùng. Do vậy, khi đảm nhận vị trí này, người quản lý sẽ luôn phải nghiên cứu và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, theo dõi chặt chẽ sở thích của họ, kịp thời điều chỉnh hàng hóa, sản phẩm dịch vụ nhằm phát triển kinh doanh đúng hướng cho công ty.
Muốn tăng nhu cầu sử dụng của khách hàng thì Trưởng phòng kinh doanh cần đề xuất chiến lược, kế hoạch phù hợp như khuyến mãi, giảm giá,... Tất nhiên điều này được xây dựng trên các nghiên cứu, phân tích và dự báo trước đó.
Giám đốc kinh doanh là người đứng đầu bộ phận sales của doanh nghiệp, sẽ dẫn dắt đội ngũ nhân viên, xây dựng và phát triển các kế hoạch, các dự án kinh doanh. 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về chức năng của Sales Director. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng, thông tin bổ ích về công việc.
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn: