1. Giao dịch viên ngân hàng (Teller)
Là vị trí phổ biến nhất mà với đa số những người ngoài ngành đều nghĩ tới đầu tiên khi nói về các vị trí trong ngân hàng. Teller là những người làm việc tại quầy, hỗ trợ giải đáp thắc mắc và xử lý các yêu cầu của khách hàng liên quan tới tiền mặt hoặc phi tiền mặt, mở thẻ, khóa thẻ, giải quyết vấn đề liên quan tới ATM, chuyển tiền hay nhận tiền,... Trong nhiều trường hợp, giao dịch viên ngân hàng có thể giới thiệu khách hàng cho bộ phận kinh doanh.
Thực tế, rất nhiều bạn sau khi tốt nghiệp đã ngay lập tức bắt đầu làm việc trong ngành ngân hàng trong vai trò giao dịch viên. Đây cũng là vị trí toàn "trai xinh gái đẹp", có yêu cầu khá cao đối với điều kiện ngoại hình. Ngoài nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn, giao dịch viên ngân hàng cần kỹ năng mềm xuất sắc trong giao tiếp, tư vấn, giải thích, hỗ trợ, đồng thời có sự kiên nhẫn, bình tĩnh và phản ứng nhanh nhẹn để hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng.
Mức lương của giao dịch viên ngân hàng: Từ 6 - 8 triệu/ tháng (cho người có từ 0 - 2 năm kinh nghiệm).
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Nhân viên tín dụng ngân hàng (Credit Approval Officer)
Nhân viên tín dụng ngân hàng là vị trí cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng, dù là ngân hàng nhà nước hay ngân hàng thương mại. Ở vai trò này, bạn sẽ là người trực tiếp liên hệ, trao đổi và thuyết phục khách hàng tiềm năng - có thể là các nhân hoặc doanh nghiệp tham gia vay vốn tại ngân hàng. Không chỉ cần hiểu về các chương trình vay vốn ở ngân hàng, bạn cũng cần kỹ năng kinh doanh, tư vấn để giải thích chi tiết cho khách hàng, đánh giá khả năng vay và hoàn trả của họ, làm hồ sơ và thủ tục vay.
Nhân viên tín dụng khá cạnh tranh, áp lực, cần kiên nhẫn và cố gắng rất nhiều do có KPI rõ ràng, tuy nhiên, đây là một vị trí bạn có thể học hỏi được rất nhiều.
Mức lương của nhân viên tín dụng: Từ 6 - 8 triệu/ tháng là mức lương cơ bản của vị trí này và bạn sẽ được tính doanh số, tiền thưởng theo hoạt động kinh doanh nên tổng thu nhập sẽ cao hơn.
Đọc thêm: Chạy Facebook Ads là gì? Nắm rõ cách hoạt động của quảng cáo Facebook
3. Chuyên viên thanh toán quốc tế
Chuyên viên thanh toán quốc tế giải quyết các giao dịch quốc tế, chuyển tiền, thanh toán, hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục, hồ sơ, hỗ trợ khách hàng giải quyết thắc mắc,... Chuyên viên thanh toán quốc tế thường am hiểu về tiền tệ, quy định về quản lý tài chính. Ngoài yêu cầu về nghiệp vụ ngân hàng và kỹ năng mềm thì vai trò này có yêu cầu nhất định với ngoại ngữ và sự nhạy bén với con số.
Mức lương của chuyên viên thanh toán quốc tế: Từ 7 - 9 triệu/ tháng.
4. Nhân viên telesales
Telesales trong lĩnh vực ngân hàng cũng không khác biệt nhiều so với các vị trí nhân viên telesales trong lĩnh vực khác. Bạn sẽ gọi điện để tiếp xúc khách hàng tiềm năng, giới thiệu và tư vấn về các dịch vụ vay tín chấp. Cũng như nhân viên tín dụng, telesales tại ngân hàng khá áp lực và đòi hỏi sự kiên nhẫn, khả năng giao tiếp qua điện thoại rõ ràng, thuyết phục.
Mức lương của nhân viên telesales: Từ 3 - 5 triệu/ tháng chưa tính hoa hồng theo doanh số thực tế.
5. Nhân viên vận hành (Operations Officer)
Nhân viên vận hành trong ngân hàng phụ trách hỗ trợ kết nối và phối hợp giữa các phòng ban, khách hàng, đảm bảo quy trình tổng thể diễn ra trơn tru nhất. Nhân viên vận hành hoạt động giống như vai trò điều phối, cần khả năng quan sát chính xác để đề xuất những giải pháp giúp nâng cao hiệu suất công việc. Ngoài nghiệp vụ ngân hàng, khả năng đa nhiệm, quan sát, phân tích và kỹ năng quản trị, am hiểu về luật, quy định và chính sách nội bộ của ngân hàng là những yêu cầu bắt buộc với nhân viên vận hành.
Mức lương của nhân viên vận hành trong ngân hàng: Khoảng từ 8 - 10 triệu/ tháng trở lên tùy kinh nghiệm.
Đọc thêm: Ngành dịch vụ là gì? TOP 8 ngành dịch vụ nhiều việc làm nhất
6. Nhân viên kinh doanh (Sales Executive)
Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi bất ngờ vì tại sao ở ngân hàng cũng cần nhân viên kinh doanh, đặc biệt là nhiều bạn có thể lẫn lộn với vị trí nhân viên tín dụng những công việc của nhân viên sales trong ngân hàng có phần khác biệt. Bạn sẽ tư vấn, giới thiệu và "chốt đơn" với tất cả các dịch vụ của ngân hàng. Chẳng hạn như khi ngân hàng phát hành loại thẻ mới với các ưu đãi thì nhân viên kinh doanh sẽ thuyết phục khách hàng mở thẻ đó.
Về cơ bản, nhân viên kinh doanh, telesales và nhân viên tín dụng ngân hàng có mục tiêu là tiếp xúc với nhiều khách hàng tiềm năng, giới thiệu dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, yêu cầu với trình độ, kinh nghiệm và hướng kinh doanh sẽ có những điểm khác nên mức lương không giống nhau.
Mức lương của nhân viên kinh doanh trong ngân hàng: Từ 5 - 7 triệu/ tháng chưa tính hoa hồng theo doanh số.
7. Nhân viên kiểm toán nội bộ (Internal Audit Officer)
Kiểm toán nội bộ là những người phụ trách hoạt động thanh tra, kiểm toán trong nội bộ các phòng ban của ngân hàng. Các công việc chính sẽ gồm có kiểm toán theo định kỳ hoặc bất ngờ tùy chính sách của từng ngân hàng, phát hiện các sai sót trong hoạt động quản lý cũng như hoạt động ở các phòng ban, chi nhánh khác nhau. Nhân viên kiểm toán nội bộ cần trình độ chuyên môn và bằng cấp cao, kinh nghiệm, am hiểu về luật, nghiệp vụ kế toán kiểm toán, hiểu về dòng tiền, các thị trường tài chính,...
Mức lương của nhân viên kiểm toán nội bộ: Từ 1.000 - 2.000 USD/ tháng (tương đương từ khoảng 20 - 45 triệu/ tháng).
Đọc thêm: Việc làm nhân viên phân tích tài chính
8. Nhân viên quản lý rủi ro (Risk Management Officer)
Quản lý rủi ro là một hoạt động quan trọng trong bất kỳ ngân hàng nào và nhân viên quản lý rủi ro là những người phụ trách các hoạt động đó. Bằng kiến thức, kinh nghiệm và khả năng phân tích của mình, nhân viên quản lý rủi ro sẽ nghiên cứu, phát hiện những rủi ro trong quản lý, chính sách nội bộ, các dịch vụ tài chính cho khách hàng. Trong vai trò này, bạn cũng sẽ phân tích các dịch vụ, gói vay vốn, vay tín dụng, phân tích hồ sơ khách hàng để phát hiện nguy cơ. Nhân viên quản lý rủi ro hạn chế thất thoát, nợ xấu cho các ngân hàng, đồng thời tư vấn chính sách, thiết lập quy trình hợp lý hơn.
Mức lương của nhân viên quản lý rủi ro: Dao động từ 10 - 20 triệu/ tháng.
9. Chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst)
Am hiểu về thị trường tài chính, nhạy bén với các con số, xu hướng đầu tư tài chính và sử dụng thành thạo các công cụ phân tích là một trong số rất nhiều yêu cầu với chuyên viên phân tích tài chính trong ngân hàng. Thông qua các kết quả phân tích, chuyên viên sẽ báo cáo, tư vấn cho ban giám đốc về các kết quả hoạt động kinh doanh, đề xuất chiến lược,...
Mức lương của chuyên viên phân tích tài chính: Từ 13 - 20 triệu/ tháng, cao hơn khoảng 30 - 35 triệu/ tháng tùy kinh nghiệm. Có những bạn mới ra trường có thể deal được mức lương từ 1.000 USD/ tháng (hơn 23 triệu) cho vị trí này.
10. Chuyên viên tư vấn đầu tư (Wealth Specialist)
Chuyên viên tư vấn đầu tư có kỹ năng và nghiệp vụ để phân tích thị trường, tư vấn đầu tư cho ngân hàng hoặc cho các khách hàng của ngân hàng (cả khách hàng doanh nghiệp và tư nhân). Bạn sẽ phân tích, hỗ trợ cho khách hàng để họ ra quyết định đầu tư đúng đắn và sinh lời. Vai trò này cực kỳ phổ biến ở nước ngoài, không chỉ có ở ngân hàng mà còn ở các quỹ đầu tư, công ty quản lý tài chính. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì chuyên viên tư vấn đầu tư là vai trò còn khá mới khi tính đến các vị trí trong ngân hàng.
Mức lương của chuyên viên tư vấn đầu tư: Từ 8 - 15 triệu/ tháng chưa tính tới các khoản phụ cấp, thưởng, hoa hồng.
Đọc thêm: Thương mại điện tử là gì? Mô hình B2C, B2B, C2B, C2C là gì?
11. Trưởng phòng (Trưởng phòng Tín dụng, Trưởng phòng Pháp chế,...)
Đối với các vị trí trong ngân hàng kể trên, khi các ngân hàng tổ chức tuyển dụng, thi tuyển đều có thể chấp nhận ứng viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, với vai trò trưởng phòng thì yêu cầu sẽ cao hơn rất nhiều. Số năm kinh nghiệm bạn được yêu cầu thường là từ 7 - 10 năm trở lên (có thể trẻ hơn với trường hợp có bằng cấp cao và thành tích công tác cực ấn tượng), chuyên môn về các lĩnh vực nghiệp vụ trong ngân hàng như tín dụng, pháp chế,...).
Ngoài nghiệp vụ, kinh nghiệm, các trưởng phòng trong ngân hàng cần có kỹ năng lãnh đạo, quản trị. Bạn cũng có thể được điều đến các chi nhánh ngân hàng trước khi quay về hội sở.
Mức lương của trưởng phòng trong các ngân hàng: từ 30 - 50 triệu/ tháng, cao nhất có thể lên tới 70 - 100 triệu/ tháng.
12. Giám đốc
Giám đốc ngân hàng, Giám đốc khu vực, giám đốc chi nhánh,... đều là các vị trí quản lý cấp cao trong ngân hàng. Công việc chủ yếu thiên về quản lý và giám sát tổng thể, báo cáo cho hội sở, thống đốc ngân hàng về hoạt động kinh doanh, tài chính. Các vai trò giám đốc thường yêu cầu kinh nghiệm trên 10 năm, thậm chí là từ 15 - 20 năm.
Mức lương của giám đốc ngân hàng: Có sự chênh lệch đáng kể giữa lương của giám đốc ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài và khối doanh nghiệp với khối bán lẻ. Theo ghi nhận, mức lương cao nhất của một giám đốc ngân hàng có thể lên tới 350 - 500 triệu/ tháng, thông thường thì giao động từ 150 - 300 triệu/ tháng.
Đọc thêm: Food Technology ngành là gì? TOP công việc của ngành công nghệ thực phẩm
Như vậy, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Top 12 vị trí phổ biến trong ngân hàng hiện nay. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của các vị trí này và nhiều thông tin bổ ích khác.