Tổng quan về quản trị các tổ chức | Tóm tắt lý thuyết Quản trị học | Học viện Ngoại giao

Tóm tắt kiến thức Tổng quan về quản trị các tổ chức về: Tổ chức và các hoạt động cơ bản của tổ chức, Quản trị tổ chức, Lý thuyết hệ thống trong quản trị tổ chức,... Tài liệu học tập môn QUẢN TRỊ HỌC tại Học viện Ngoại giao giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!

TÓM TẮT LÝ THUYẾT: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CÁC TỔ CHỨC

1. Tổ chức và các hoạt động cơ bản của tổ chức

- Khái niệm và đặc trưng cơ bản của tổ chức

Tổ chức là tập hợp của hai hay nhiều người cùng hoạt động trong những hình thái cơ cấu nhất định để đạt được những mục đích chung với các đặc điểm chung như: là đơn vị xã hội gồm nhiều người, hoạt động theo cách thức nhất định, thu hút và phân bổ các nguồn lực cần thiết,...

- Các hoạt động cơ bản của tổ chức

Tài liệu VietJack

2. Quản trị tổ chức

- Quản trị và các dạng quản trị

Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường.

3 dạng quản trị chính:

  • Quản trị giới vô sinh,
  • Quản trị giới sinh vật
  • Quản trị xã hội loài người

- Những phương diện cơ bản của quản trị tổ chức

Được phân theo quá trình quản trị và hoạt động của tổ chức

- Các chức năng quản trị 

  • Phương diện tổ chức kĩ thuật của quản trị tổ chức
  • Phương diện kinh tế - xã hội của quản trị

- Vai trò của quản trị tổ chức:

Giúp tổ chức và các thành viên thấy rõ mục đích, hướng đi; thích nghi được với môi trường; phối hợp các nguồn lực thành một chỉnh thể, tạo nên "tính trồi"

- Quản trị là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề

3. Lý thuyết hệ thống trong quản trị tổ chức

- Hệ thống và lý thuyết hệ thống

Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại nhau một cách có quy luật

Lý thuyết hệ thống là khoa học nghiên cứu các quy luật về sự ra đời, hoạt động và biến đổi của các hệ thống

Quan điểm toàn thể là quan điểm nghiên cứu của lý thuyết hệ thống

- Các thành phần cơ bản của hệ thống

Phần tử , môi trường, đầu vào, đầu ra, mục tiêu, chức năng, nguồn lực, cơ cấu, hành vi, trạng thái, quỹ đạo, động lực và cơ chế của hệ thống.

- Nghiên cứu hệ thống

Có 3 quan điểm nghiên cứu hệ thống:

  • Quan điểm nghiên cứu vĩ mô
  • Quan điểm nghiên cứu vi mô
  • Quan điểm hỗn hợp

Có 3 phương pháp nghiên cứu hệ thống:

  • Phương pháp mô hình hóa
  • Phương pháp hộp đen
  • Phương pháp tiếp cận hệ thống

- Điều khiển hệ thống

Là quá trình tác động liên tục lên hệ thống để hướng hành vi của nó tới mục tiêu đã định

- Điều chỉnh hệ thống:

Là các tác động để san bằng các sai lêch khi hệ thống đi chệch quỹ đạo dự kiến. Có các phương pháp điều chỉnh: khử nhiễu, bồi nhiễu, chấp nhận sai lệch

4. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu quản trị học

- Quản trị học có đối tượng nghiên cứu các quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động của các tổ chức các mối quan hệ con người nhằm tìm ra những quy luật và cơ chế vận dụng những quy luật đó trong quá trình tác động lên con người

- Quản trị học là một khoa học liên ngành vì nó sử dụng tri thức của nhiều khoa học khác nhau

- Phương pháp nghiên cứu của quản trị học lấy phương pháp phân tích hệ thống làm phương pháp nghiên cứu chủ yếu

- Nội dung của môn quản trị học

  • Cơ sở lý luận và phương pháp luận của khoa học quản trị
  • Quá trình ra quyết định quản trị và đảm bảo thông tin cho các quyết định
  • Các chức năng quản trị
  • Đổi mới các hoạt động quản trị tổ chức

Xem thêm:

Tóm tắt lý thuyết chương 1: Tổng quan về quản trị các tổ chức

Tóm tắt lý thuyết chương 6: Chức năng lãnh đạo

Tóm tắt lý thuyết chương 7: Chức năng kiểm tra

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh quản trị hệ thống

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm cộng tác viên quản trị rủi ro

Mức lương của Thực tập sinh quản trị dữ liệu là bao nhiêu? 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!