TOP 28 câu hỏi trắc nghiệm Da liễu về Bệnh da do nhiễm độc hóa mỹ phẩm (có đáp án) | Đại học Y dược Huế

TOP 28 câu hỏi trắc nghiệm Da liễu về Bệnh da do nhiễm độc hóa mỹ phẩm (có đáp án) được biên soạn tổng hợp tại trường Đại học Y dược Huế giúp bạn ôn tập và đạt kết quả cao cuối học phần.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ BỆNH DA DO NHIỄM ĐỘC HÓA MỸ PHẨM (CÓ ĐÁP ÁN)

Câu 1. Nguyên nhân quan trọng nhất gây nhiễm độc da do thuốc - hoá mỹ phẫm:

A. Thuốc 

B. Yếu tố di truyền

C. Tia cực tím

D. Mỹ phẩm

E. Nhiệt độ

Câu 2. Hoá mỹ phẫm và yếu tố nào sau đây thường gây kích thích và dị ứng chéo khiến chẩn đoán nhiễm độc da do thuốc nhiều khi rất phức tạp:

A. Yếu tố tâm lý

B. Yếu tố di truyền

C. Yếu tố kích thích

D. Thuốc

E. Tia cực tím

Câu 3. Người ta thường dùng các tét sau đây để chẩn đoán phản ứng quá mẫn type IV, ngoại trừ:

A. Thử nghiệm da

B. Chuyển dạng lympho bào

C. Ngăn cản di chuyển đại thực bào

D. Độc tế bào

E. Miễn dịch huỳnh quang

Câu 4. Tét nào sau đây thường dược dùng để chẩn đoán viêm da dị ứng tiếp xúc :

A. Chuyển dạng Lympho bào

B. Thử nghiệm áp

C. IgE

D. IgM

E. IgG

Câu 5. Thử nghiệm áp thường được đọc kết quả sau:

A. 1- 3 ngày

B. 2-4 ngày

C. 3- 5 ngày

D. 4-6 ngày

E. 5- 7ngày

Câu 6. Bệnh da do phức hợp miễn dịch:

A. Lupút đỏ cấp

B. Pemphigút

C. Xơ cứng bì

D. Viêm da tiếp xúc

E. Mề đay

Câu 7. Mề đay đặc trưng bởi hiện tượng trương mạch và:

A. Thất thoát dịch vào trong bì

B. Thất thoát dị nguyên

C. Phản ứng dị ứng

D. Tích đọng IgA

E. Tích đọng IgE

Câu 8. Thương tổn đặc trưng của mề đay là ngứa, thoáng qua và:

A. Đỏ da

B. Bọng nước

C. đỏ da - bọng nước

D. Mảng đỏ da

E. Mảng trắng da

Câu 9. Những thương tổn đơn độc của mề đay thường biến mất không để lại dấu vết trong vòng:

A. Vài phút

B. Vài giờ

C. 24 giờ

D. Vài ngày

E. Vài tuần

Câu 10. Trong mề đay, sự tồn tại các thương tổn hoặc các vết tím bầm có thể:

A. Viêm hạ bì

B. Viêm trung bì

C. Viêm mạch máu

D. Viêm trung - hạ bì

E. Xuất huyết

Câu 11. Loại mề đay nào sau đây chiếm 3/4 tổng số các bệnh nhân:

A. Cấp

B. Mạn

C. Vật lý

D. Không rõ nguyên nhân

E. Phụ thuộc IgE

Câu 12. Nếu tổn thương tồn tại quá 24 giờ và đau phải chú ý đến:

 A. Mề đay không rõ nguyên nhân

B. Mề đay mạn

C. Mề đay phụ thuộc IgE

D. Mề đay viêm mạch máu

E. Mề đay do sốt nóng

Câu 13. Tìm nguyên nhân có thể thường không ích lợi trong:

A. Mề đay cấp

B. Mề đay mạn

C. Mề đay phụ thuộc IgE

D. Mề đay có yếu tố vật lý

E. Tất cả các câu trên đều sai

Câu 14. Hỏi bệnh sử cẩn thận giúp tìm ra nguyên nhân:

A. Mề đay mạn

B. Mề đay cấp

C. Mề đay có yếu tố vật lý

D. Mề đay không rõ nguyên nhân

E. Tất cả các câu trên đều sai

Câu 15. Các chất sau gây tan rã dưỡng bào, ngoại trừ:

A. Nước hoa quả

B. Aspirin

C. Kháng viêm không Steroid

D. Chlorpheniramine

E. Thuốc gây nghiện

Câu 16. Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong hội chứng Lyell:

A. Rối loạn nước điện giải

B. Diện tích da bị hoại tử quá lớn

C. Thuốc

D. Nhiễm trùng

E. Tất cả các nguyên nhân trên đều đúng

Câu 17. Khoảng 2/3 trường hợp hội chứng Stevens_ Johnson và Lyell là do các thuốc sau , ngoại trừ 

A. Sunfamid kết hợp

B. Thuốc ngủ

C. Thuốc chống đau

D. Allopurinol

E. Cephalosporin

Câu 18. Khoảng 1/3 trường hợp hội chứng Stevens - Johnson và Lyell là do:

A. Cephalosporin

B. Fluoroquinolon

C. Rifampicin

D. Ethambutol

E. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 19. Bệnh nhân mắc hội chứng Stevens - Johnson và Lyell được điều trị ở đơn vị hồi sức tích cực hoặc đơn vị bỏng cần:

A. Theo dõi tình trạng rối loạn nước và điện giải

B. Tránh tiêm truyền tĩnh mạch

C. Săn sóc mắt và phổi

D. Không dùng kháng sinh dự phòng

E. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 20. Bệnh nhân mắc hội chứng Stevens - Johnson và Lyell cần theo dõi các điểm sau ngoại trừ:

A. Theo dõi tình trạng rối loạn nước và điện giải

B. Tránh tiêm truyền tĩnh mạch

C. Sữ dụng corticoid liều cao và kéo dài

D. Săn sóc mắt và phổi

E. Không dùng kháng sinh dự phòng

Câu 21. Kích thích chủ quan trong các phản ứng da do hoá mỹ phẩm là cảm giác:

A. Nóng rát

B. Ngứa

C. Châm chích

D. Như bỏng

E. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 22. Dấu chứng của mụn trứng cá đỏ, viêm da nhờn hay viêm da thể tạng là biểu hiện:

A. Phản ứng kích thích chủ quan

B. Phản ứng kích thích khách quan

C. Mề đay do tiếp xúc

D. Da phản ứng

E. Viêm da tiếp xúc

Câu 23. Nguyên nhân hay gặp nhất của viêm da tiếp xúc :

A. Nước hoa

B. Chất bảo quản

C. Những chất chống oxy hoá

D. Tá dược

E. Chất tác dụng bề mặt

Câu 24. Vị trí thường làm tét áp:

A. Má

B. Tai

C. Lưng

D. Tay trụ

E. Tất cả các vị trí trên

Câu 25. Ở Việt nam, việc định bệnh Nhiễm độc da do thuốc, hoá mỹ phẩm thường dựa trên lâm sàng là chính.

A. Đúng

B. Sai

Câu 26. Thử nghiệm áp ích lợi trong chẩn đoán viêm da dị ứng tiếp xúc và tìm ra nguyên nhân.

A. Đúng

 B. Sai

Câu 27. Mề đay đặc trưng với trương mạch và thất thoát dịch vào trung bì.

A. Đúng

B. Sai

Câu 28. Hội chứng Stevens-Johnson và nhiễm độc da hoại tử thượng bì có nguyên nhân thường gặp nhất là thuốc.

A. Đúng

B. Sai

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B D E E B B D A D D
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
E D D B B D D E E E
21 22 23 24 25 26 27 28    
D E D E A A A A    

Xem thêm:

Câu hỏi trắc nghiệm Da liệu về Viêm da

Câu hỏi trắc nghiệm Da liễu về Nấm da

Câu hỏi trắc nghiệm Da liễu về Bệnh chốc

Câu hỏi trắc nghiệm Da liễu về Bệnh Bệnh vảy nến

Câu hỏi trắc nghiệm Da liễu về Bệnh giang mai

Câu hỏi trắc nghiệm Da liễu về Biểu ở da khi nhiễm HIV/AIDS

Câu hỏi trắc nghiệm Da liễu về Bệnh phong

Việc làm dành cho sinh viên: 

Việc làm bác sĩ da liễu mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh y khoa

Mức lương của thực tập sinh y khoa là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!