Topic: Films - Bài mẫu IELTS Speaking Part 1
1900.com.vn tổng hợp và giới thiệu bài viết Topic: Films - Bài mẫu IELTS Speaking Part 1 giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Tiếng Anh.
Top 5 chủ điểm ngữ pháp cần thiết nhất trong bài thi IELTS
Thì (Tenses) là một điểm ngữ pháp cơ bản mà chúng ta đều được học suốt những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường. Điều này dẫn tới việc nhiều bạn chủ quan bỏ qua và không luyện tập phần THÌ khi luyện thi IELTS.
Tuy nhiên, nhiều giám khảo chia sẻ đây là một trong những lỗi phổ biến nhất mà các thí sinh IELTS thường mắc phải (quên không chia thì khi làm Listening/ Reading, chia sai thì trong khi Writing/ Speaking). Điều này dẫn đến việc mất điểm đáng tiếc.
Các bạn không nhất thiết phải nhớ hết 12 thì. Chỉ cần nắm vững cách dùng và cách phân biệt 6 thì sau:
Lí do đây là những thì xuất hiện chủ yếu trong bài thi IELTS, và cũng là những thì bạn sẽ SỬ DỤNG trong phần thi Nói/Viết.
Các thì còn lại như Hiện tại hoàn thành tiếp diễn, Quá khứ hoàn thành, Tương lai hoàn thành,… chỉ cần tập trung vào cách nhận biết.
Trong tiêu chí chấm Writing/Speaking chính thức từ Hội đồng tổ chức thi, bắt đầu từ band 6+, thí sinh được yêu cầu sử dụng “complex structures” – tức là những cấu trúc phức tạp – và Mệnh đề quan hệ là một trong số đó.
Do đó, nếu bạn muốn target 6+ thì không thể bỏ qua điểm ngữ pháp này.
Bên cạnh đó, nếu bạn không thành thạo Mệnh đề quan hệ, bạn sẽ gặp rắc rối lớn với bài Listening đấy.
Để ghi nhớ nhanh hơn, bạn chỉ cần nắm được:
Nhớ là đừng mắc những lỗi dạng như này nhé: “I live in Hanoi where has good food“. => “I live in Hanoi where the food is good.”
Định nghĩa: Thể bị động (Passive Voice) được dùng khi chủ ngữ (Subject/S) chịu tác động của vật/người nào khác thay vì là chủ thể của hành động đó
Example:
Chúng ta không thể giải quyết vấn đề này. (Chủ động)
⟶ We cannot solve this problem (chúng ta là chủ thể của hành động giải quyết)
Vấn đề này không thể được giải quyết. (Bị động)
⟶ This problem cannot be solved (vấn đề là thứ bị chịu tác động)
Ứng dụng trong IELTS: Đây là loại câu dễ chèn vào bài Writing và Speaking vô cùng.
Chỉ cần Task 1 có một câu ‘It can be seen that …’ là giám khảo ghi nhận rồi (cái này khó mà dùng sai).
Câu bị động cũng là một công cụ paraphrase cực kì hiệu quả.
Lưu ý duy nhất là đừng lạm dụng câu bị động. (“it could be seen that an increase was recorded in what appeared to be…”).
Định nghĩa: Mỗi từ có thể có nhiều dạng như Danh từ (Noun), Tính Từ (Adjective), Động từ (Verb), Trạng từ (Adverb)
Người học nên làm quen với các hậu tố phổ biến để phân biệt chúng (tất nhiên là sẽ có một số ngoại lệ, nhưng ít thôi) và vị trí nó đứng trong câu.
Ứng dụng vào IELTS: Đương nhiên, từ là thành phần cấu tạo nên câu. Do đó, bạn nắm chắc được các dạng từ cơ bản thì học tiếng Anh nói riêng và luyện thi IELTS sẽ thú vị và vào đầu hơn hẳn.
Hơn thế nữa, làm bài điền từ trong Reading tỉ lệ đúng gần như 100% vì chỉ cần tìm từ có dạng phù hợp với văn cảnh là đạt rồi.
Định nghĩa: Mạo từ (Articles) là những những từ đứng trước danh từ (Noun), có chức năng hiển thị danh từ được nhắc đến là đối tượng xác định hay không xác định. Các mạo từ chính là “A”, “An” và “The”
Theo chia sẻ từ các thầy cô của The IELTS Workshop, kể cả những bạn học viên đã đạt đến trình độ 7.0 cũng vẫn có thể nhầm lẫn về kiến thức này.
Ví dụ:
a honest answer → an honest answer (do từ honest bắt đầu bằng nguyên âm và có phát âm là /ˈɒnɪst/)
Xem thêm các tài liệu Tiếng Anh hay, chi tiết khác:
TOP việc làm "HOT" dành cho sinh viên:
Đăng nhập để có thể bình luận