Vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường?
1.Khái niệm thị trường
Thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán với sự xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội.
- Thị trường có thể được nhận diện:
- Ở cấp độ cụ thể (như chợ, cửa hàng, quầy hàng lưu động, phòng giao dịch, siêu thị..)
- Ở cấp độ trừu tượng (thông qua các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ trong xã hội). Theo nghĩa này, thị trường là tổng thể các mối quan hệ kinh tế gồm cung, cầu, giá cả, quan hệ hàng - tiền; quan hệ giá trị, giá trị
sử dụng quan hệ hợp tác, cạnh tranh; quan hệ trong nước, ngoài nước...
- Phân loại thị trường
- Căn cứ theo đối tượng trao đổi, mua bán cụ thể, có các loại thị trường như: thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ. Trong mỗi loại thị trường này lại có thể chia ra thành các thị trường theo các loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau rất phong phú.
- Căn cứ vào phạm vi các quan hệ, có các loại thị trường trong nước, thị trường thế giới.
- Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán, có thị trường tư liệu tiêu dùng, thị trường tư liệu sản xuất,
- Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành, chia ra thị trường tự do, thị trường có điều tiết, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (độc quyền).
2. Vai trò của các chủ thể tham gia thị trường
Có nhiều chủ thể tham gia thị trường, mỗi chủ thể có vai trò vị trí khác nhau. Các chủ thể đó là: người sản xuất, người tiêu dùng, các chủ thể trung gian trong thị trường và nhà nước
2.1. Người sản xuất
-Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Người sản xuất bao gồm các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ...
- Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội, mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn.
-Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, người sản xuất cần phải có trách nhiệm đối với con người, trách nhiệm cung cấp những hàng hóa dịch vụ không làm tổn hại tới sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội.
2.2 Người tiêu dùng
Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường đề thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của người sản xuất. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất.
2.3. Các chủ thể trung gian trong thị trường
- Chủ thể trung gian là những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường..
- Hoạt động của các trung gian trong thị trường làm tăng cơ hội thực hiện giá trị của hàng hóa cũng như thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
- Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, các chủ thể trung gian thị trường không phải chỉ có các trung gian thương nhân mà còn rất nhiều các chủ thể trung gian phong phú trên tất cả các quan hệ kinh tế như: trung gian môi giới chứng khoán, trung gian môi giới nhà đất, trung gian môi giới khoa học công nghệ... Bên cạnh đó cũng có nhiều loại hình trung gian khồng phù hợp với các chuẩn mực đạo đức (lừa đảo, môi giới bất hợp pháp...). Những trung gian này cần
được loại trừ.
2.4. Nhà nước
- Trong nền kinh tế thị trường, xét về vai trò kinh tế, nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh té đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị trường.
- Với trách nhiệm như vậy, một mặt, nhà nước thực hiện quản trị phát triển nền kinh tế thông qua việc tạo lập môi trường kinh tế tốt nhắt cho các chủ thể kinh tế phát huy sức sáng tạo của họ. Việc tạo ra các rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh từ phía nhà nước sẽ làm kìm hãm động lực sáng tạo của các chủ thể sản xuất kinh doanh. Các rào cản như vậy phải được loại bỏ.
- Cùng với đó, nhà nước còn sử dụng các công cụ kinh tế để khắc phục các khuyết tật của nền kinh tế thị trường, làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả.
Xem thêm
Giáo trình học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Bài giảng học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Tiểu luận học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Nhận định đúng/sai học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Tóm tắt lý thuyết về Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh
Tóm tắt công thức học phần Kinh tế chính trị
Câu hỏi bài tập học phần Kinh tế chính trị
Câu hỏi tự luận học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin:
Câu hỏi tự luận Chương 1: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác - Lênin?
Câu hỏi tự luận Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường?
Câu hỏi tự luận Chương 4: Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường?
Câu hỏi tự luận Chương 5: Kinh tế thị trường định hướng XHCN và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam?
Câu hỏi tự luận Chương 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?
Việc làm dành cho sinh viên
Việc làm giáo viên GDCD/ kỹ năng sống mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ quán cà phê/nhà hàng dành cho sinh viên
Thực tập sinh biên tập viên mới nhất
Mức lương của thực tập sinh biên tập viên là bao nhiêu?