1. Word-of-Mouth Marketing là gì?
Word-of-Mouth marketing (WOM marketing) là hình thức truyền thông không có sự can thiệp của quảng cáo mà thông qua lời nói/truyền miệng của khách hàng. Những thông tin này ẩn chứa thông điệp có thể được mọi người lan truyền với tốc độ nhanh chóng trong cộng đồng. Đây chính là cách tạo ra và tận dụng mọi cơ hội khi một khách hàng quan tâm đến sản phẩm của thương hiệu và diễn giải sự quan tâm đó bằng lời nói cho người khác.
Chính bởi vậy mà tâm lý e dè, không dám sử dụng sản phẩm thông qua các hình thức marketing trên không còn thuyết phục được người tiêu dùng. Họ bắt đầu tin vào những lời khuyên từ bạn bè, người thân hơn, đó là nguồn thông tin đáng tin cậy. Những chia sẻ gần gũi và chân thực hàng ngày đó cung cấp thông tin hữu ích cho bạn và cũng là kết quả của marketing truyền miệng mà các thương hiệu muốn có hơn bất cứ hình thức quảng cáo truyền thông nào khác.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Tại sao Word-of-Mouth Marketing lại quan trọng?
Góc độ người tiêu dùng
Truyền miệng diễn ra khi họ muốn chia sẻ về những trải nghiệm hài lòng hay không hài lòng về sản phẩm hoặc dịch vụ, và đôi khi là vì họ muốn chứng tỏ kiến thức của bản thân với người xung quanh. Chính từ những trải nghiệm chân thực với lời nói gần gũi, quen thuộc mà mọi người dễ dàng tin tưởng và ủng hộ hơn là những lời quảng cáo “hoa mỹ” được sắp đặt sẵn.
Góc độ doanh nghiệp
Đón nhận những lời “truyền miệng” tích cực từ người tiêu dùng, từ những khách hàng đã sử dụng về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, sẽ giúp họ có được doanh thu và thị phần tốt hơn, cũng như là gia tăng về hình ảnh thương hiệu.
Hình thức tiếp thị này không chỉ là hiệu quả về chi phí mà còn có khả năng lan truyền “một tấn mười, mười tấn một phần trăm”. Với mỗi lượt chia sẻ, đăng lại, tiếp thị truyền miệng mang tiềm năng phát triển theo cấp số nhân. Theo báo cáo của Nielsen:
- 92% người tiêu dùng tin tưởng WOM từ những người mà họ quen biết. Điều này có nghĩa là khi thấy một người bạn hoặc thành viên gia đình bày tỏ sự phấn khích về một công cụ thương mại có thể, họ sẽ có nhiều khả năng mua hơn.
- 90% người dùng sẽ đọc đánh giá trước khi quyết định có nên mua hàng của một thương hiệu hay không và 72% sẽ tiếp tục mua hàng sau khi đọc các đánh giá tích cực. Thương hiệu có thể xây dựng chiến lược tiếp thị WOM bằng cách thu thập các đánh giá tích cực từ khách hàng.
- 64% giám đốc tiếp thị tin rằng truyền miệng là hình thức tiếp thị hiệu quả nhất.
Đọc thêm: Khủng hoảng truyền thông là gì? 9 bước xử lý khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp
3. Các hình thức Word-of-Mouth Marketing phổ biến
Buzz marketing
Buzz marketing là hình thức marketing phổ biến và được triển khai nhiều thông qua mạng xã hội. Cách thức thực hiện buzz marketing chủ yếu là tạo “tin đồn, giật gân, hoặc gây shock” để thu hút sự chú ý, kích thích mọi người thảo luận, bàn tán qua lại.
Chắc hẳn bạn đã không còn quá xa lạ với những “chiêu trò” marketing trước thềm ra mắt một sản phẩm âm nhạc của một ca sĩ, hay một bộ phim nào đó. Đó chính là buzz marketing hay cũng chính là một hình thức marketing truyền miệng. Hiệu ứng khán giả sẽ phần nào làm cho sự kiện chính sau đó được chú ý.
Viral marketing
Viral marketing hay marketing lan truyền chính là một trong những hình thức marketing truyền miệng phổ biến nhất. Với sự phổ biến của mạng xã hội, viral marketing lại càng được sử dụng nhiều hơn. Bất cứ cái gì viral đều có thể bắt nguồn từ một chiến lược marketing nào đó.
Thực chất bất cứ chiến lược marketing nào cũng ít nhiều cần đến yếu tố “viral”. Đơn giản vì mục đích của marketing là để thu hút sự chú ý của mọi người. Do đó, bạn có thể nhìn thấy viral marketing ở khắp mọi nơi, trong các chiến dịch marketing từ trước đến nay.
Influencer marketing
Internet và mạng xã hội bùng nổ khiến influencer marketing phát triển hơn bao giờ hết. Influencer marketing là hình thức thương hiệu liên kết với một influencer trong lĩnh vực liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của họ để tạo sự ảnh hưởng tích cực đến đối tượng khách hàng mục tiêu.
Bạn sẽ dễ dàng thấy hình ảnh một người nổi tiếng giới thiệu một sản phẩm nào đó trên trang cá nhân của họ. Đó chính là influencer marketing. Và cũng chính là một dạng marketing truyền miệng, lời nói của người nổi tiếng ở đây chính là Word-of-mouth. Họ cũng là một khách hàng hạnh phúc nhưng có thể ảnh hưởng tích cực đến nhiều người cùng một lúc.
Product seeding
Seeding là cách làm phổ biến để truyền thông sản phẩm, đặc biệt trong các hội nhóm và cộng đồng có liên quan đến sản phẩm đó. Bằng cách lan truyền thông tin về sản phẩm đến khách hàng, bạn đang tiếp cận họ nhằm tạo ra sự tò mò và hứng thú đối với sản phẩm.
Đọc thêm: Chỉ báo ADX là gì? Hai thành phần chính của chỉ báo ADX là gì?
Referral/affiliates program
Xây dựng các chương trình referral hay affiliate cũng là một cách để thực hiện marketing truyền miệng. Thay vì trông đợi vào việc khách hàng tự nguyện giới thiệu sản phẩm của bạn với người khác, hãy tạo ra một chương trình khuyến khích họ chia sẻ sự hài lòng khi sử dụng sản phẩm đồng thời nhận lại được một chút quyền lợi/quà tặng gì đó.
Hình thức này nằm trong affiliate marketing, nhưng nhìn chung nó cũng là một cách thức truyền miệng hiệu quả. Chương trình referral/affiliates cũng mang về cho thương hiệu một lượng người dùng mới nhất định.
Evangelist marketing
Evangelist marketing là marketing truyền giáo. Trong hình thức này thương hiệu biến những khách hàng trung thành của mình trở thành những “Avocates – nhà truyền giáo” của họ.
Để làm được điều này thương hiệu phải thực sự tạo được sự hài lòng đối với khách hàng của mình và có được sự đồng ý tham gia của họ. Từ đó bằng cách kết nối và tạo dựng một cộng đồng những khách hàng trung thành, thương hiệu đã có được một đội truyền giáo tham gia vào chia sẻ thông tin tích cực về thương hiệu và sản phẩm.
Social media marketing
Ngày nay, marketing truyền miệng không chỉ là lời nói trực tiếp mà còn có những biến thể đa dạng phát triển theo mức độ phong phú và phổ biến của mạng xã hội. Người ta có thể chuyển Word of mouth sang hình thức Digital thông qua Social media marketing. Đến năm 2025, có đến 56.7% dân số thế giới sẽ sử dụng ít nhất một mạng xã hội. Con số này đủ sức thuyết phục để các marketer càng chú ý hơn đến word-of-mouth trên những “không gian ảo” này.
4. Phân tích 6 yếu tố STEPPS lan truyền thông tin nhanh chóng
Theo Jonah Berger, tác giả của cuốn sách “Contagious: Why Things Catch On” đã rút ra 6 yếu tố thôi thúc khách hàng phải chia sẻ thông tin nhanh chóng. Được gọi tắt là STEPPS với 6 yếu tố như:
- S – Social Currency (Sự công nhận xã hội): Bất cứ yếu tố nào của sản phẩm hoặc dịch vụ khiến người dùng trở nên xinh đẹp hơn, tri thức hơn, sang trọng hơn,… giúp họ được xã hội công nhận thì họ sẽ giúp doanh nghiệp chia sẻ về sản phẩm hoặc dịch vụ đó tốt hơn.
- T – Triggers (Sự kích hoạt): Những điều ấn tượng, nổi bật khiến người sử dụng nghĩ đến ngay lập tức khi được nhắc đến. Ví dụ: Khi nói đến sản phẩm nước tăng lực, người ta có thể nhắc đến number one đầu tiên, sau đó mới đến các hãng khác.
- E – Emotion (Cảm xúc): Doanh nghiệp khiến người dùng quan tâm và chia sẻ hay khơi gợi cho họ những cảm xúc mạnh mẽ, sẽ được họ chia sẻ càng nhiều.
- P – Public (Công khai): Những gì có phạm vi càng rộng và dễ tiếp cận được nhiều đối tượng thì người ta càng dễ lan truyền về nó.
- P – Practical Value (Giá trị thực tế): Người tiêu dùng chia sẻ những thông tin hữu ích, giải quyết được vấn đề cho những người có nhu cầu.
- S – Stories (Những câu chuyện): Việc tạo ra những câu chuyện với thông tin sản phẩm được lồng ghép khéo léo giúp thông tin được lan tỏa rộng rãi một cách tự nhiên và cuốn hút.
Đọc thêm: Coding Bootcamp là gì? So sánh với mô hình truyền thống
5. 4 nguyên tắc của Word-of-Mouth Marketing
Tạo câu chuyện để người dùng bàn tán
Con người chúng ta thường thích bàn tán những chủ đề “nóng”, những câu chuyện giật gân, những bí mật được che giấu,… Nắm bắt tâm lý đó, các doanh nghiệp thường tạo cho họ một chủ đề nóng, giả vờ tiết lộ thông tin để thương hiệu, sản phẩm của mình xuất hiện trong câu chuyện của họ.
VD: Thương hiệu Nón Sơn với chuỗi cửa hàng được đặt ở vị trí đắc địa, có giá mặt bằng đắt đỏ nhưng lại khá kín tiếng và khiêm tốn về lượng khách ghé thăm. Điều này làm mọi người thắc mắc và lan truyền với nhau rằng thương hiệu này là một tổ chức mật vụ Kingsman.
Đọc thêm: Việc làm dành cho nhân viên tiếp thị mới nhất
Tạo sự khác biệt cho thương hiệu của mình
Một thương hiệu có điểm nhấn sẽ dễ dàng gây ấn tượng cho người dùng hơn là một thương hiệu bình thường. Vì thế mà khi ra mắt bất kì một sản phẩm hay dịch vụ, bộ phận marketing tại doanh nghiệp thường đặt câu hỏi “Khách hàng nghĩ gì về sản phẩm của mình đối với người xung quanh họ?” và “Doanh nghiệp của mình có gì khác biệt so với đối thủ?”.
VD: Chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao nổi tiếng với phong cách phục vụ vô cùng bài bản, chỉnh chu và chuyên nghiệp. Ngoài hương vị độc đáo của món ăn, nhà hàng còn đặc biệt gây thương nhớ cho khách hàng với những dịch vụ và món ăn miễn phí như trái cây, kem tươi,…
Thông điệp ngắn gọn, đơn giản và dễ hình dung
Một thông điệp quá dài dòng và lan man sẽ rất khó để người đọc, người nghe hứng thú và ghi nhớ. Đặc biệt, trong thời đại truyền thông “quá tải” như hiện nay.
Đó sẽ là bí quyết giúp cho sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu được lan truyền nhanh và hiệu quả hơn. Do đó mà hầu hết trên các website hay trên các nền tảng mạng xã hội đều có nút chia sẻ với mục đích kêu gọi mọi người hành động, lan tỏa thông điệp đến nhiều người hơn.
Khuyến khích khách hàng tạo UGC – User Generated Content
UGC là nội dung do người dùng tạo liên quan đến thương hiệu hoặc sản phẩm. Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể tăng mức độ phổ biến của thương hiệu hoặc sản phẩm của họ một cách tự nhiên và tăng sự tin tưởng của khán giả tiếp nhận nội dung. Doanh nghiệp có thể sử dụng hashtag để tạo trend trên mạng xã hội và có hành động khuyến khích người dùng sử dụng hashtag đó, tạo video, hình ảnh vui nhộn để khuyến khích chia sẻ, hoặc đăng nội dung của người dùng lên website của mình để khuyến khích cộng đồng tiếp tục tạo UGC mới.
VD: Thương hiệu mỹ phẩm Sephora đã thực hiện nguyên tắc này rất hiệu quả bằng cách tạo một bảng làm đẹp trên trang web chính của mình để chia sẻ hình ảnh khách hàng sử dụng sản phẩm của mình.
Word-of-Mouth sức mạnh bất diệt trong thời đại số ai sử dụng nó hiệu quả chính là người chiến thắng. Như vậy, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Word of Mouth Marketing. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Word of Mouth Marketing và ap.