1. Xung đột tại nơi làm việc là gì?
Xung đột nơi làm việc là sự bất đồng hoặc tranh cãi có thể nảy sinh trong nhiều hoàn cảnh và bối cảnh khác nhau, kể cả ở nơi làm việc. Nó là một phần bình thường của các mối quan hệ và môi trường làm việc lành mạnh.
Vì vậy điều quan trọng là phải hiểu cách điều hướng và giải quyết chúng. Để giải quyết xung đột thành công, bạn thường cần đọc các dấu hiệu giao tiếp bằng lời nói và không lời, giữ bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc của chính mình, đồng thời tìm hiểu vị trí của các bên xung đột.
Xung đột lành mạnh là một phần quan trọng trong cuộc sống và cả công việc, vì vậy chúng ta cần học cách đối mặt thay vì sợ hãi nó.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Các loại hình xung đột và vấn đề giải quyết xung đột
Căn cứ vào chủ thể tham gia vào xung đột, người ta có thể chia xung đột thành các loại hình sau:
- Xung đột trong mỗi cá nhân (còn gọi là xung đột nội tâm): Loại xung đột này xuất hiện khi cá nhân tham gia vào những nhóm xã hội có những lợi ích khác nhau. Họ lúng túng không biết chọn theo lợi ích nào. Lợi ích của mỗi nhóm đều có sức hấp dẫn với cá nhân nhưng không cho phép cá nhân chọn cả hai, mà chỉ được phép chọn một.
- Xung đột cá nhân với cá nhân: Loại xung đột này diễn ra khi cá nhân này cho rằng cá nhân kia cản trở hoặc phá hoại lợi ích của mình.
- Xung đột cá nhân với tập thể: Đây là loại xung đột xuất hiện khi cá nhân cho rằng tập thể ngăn cản lợi ích của họ và họ không chấp nhận ý kiến, quyết định của tập thể.
- Xung đột tập thể với tập thể: Loại xung đột này vẫn thường xảy ra khi tập thể này cho rằng tập thể kia ngăn cản hoặc phá hoại lợi ích của tập thể mình.
Đọc thêm: Xung đột là gì? 5 Kỹ năng giải quyết xung đột hiệu quả trong doanh nghiệp
3. 4 bước giải quyết xung đột tại nơi làm việc
Dưới đây là 4 bước để hiểu rõ hơn về xung đột tại nơi làm việc:
Chấp nhận xung đột
Rất nhiều người trong chúng ta nghe thấy từ “xung đột” và ngay lập tức nghĩ và cảm thấy những ý nghĩa tiêu cực. Xung đột cho thấy sự khác biệt trong trải nghiệm, mà cốt lõi của nó không phải là một điều xấu vốn có. Đó là một phần tự nhiên của sự tương tác giữa con người và chúng ta càng sớm chấp nhận nó, chúng ta càng có thể điều hướng nó tốt hơn khi nó xuất hiện. Những xung đột không được giải quyết, ngay cả khi chúng nhỏ, có thể trở thành vấn đề lớn hơn, lâu dần chúng có thể kết thúc bằng một “vụ nổ khổng lồ”.
Tìm kiếm giải pháp, không phải vấn đề đúng - sai
Để một cuộc xung đột trở nên tích cực và hữu ích, hãy tìm hiểu nguồn gốc của xung đột để giải quyết nó. Khi xung đột xảy ra, bản năng đầu tiên của chúng ta là tìm mọi cách để chứng minh mình đúng. Có thể dễ dàng nhìn thấy rằng các tình huống xung đột theo thời gian sẽ trở nên quá cá nhân và cảm tính. Nếu cuộc tranh luận đang có chiều hướng phá hoại, hãy hướng dẫn cuộc thảo luận trở lại đúng hướng. Nhắc nhở bản thân và các thành viên trong nhóm rằng việc tìm ra nguồn gốc và giải pháp là ưu tiên hàng đầu. Đồng thời, xác định trách nhiệm của mỗi bên trong việc giải quyết xung đột.
Đọc thêm: Nguyên nhân xung đột trong doanh nghiệp? 3 cách giải quyết xung đột thường gặp
Tôn trọng lẫn nhau là chìa khóa để xung đột có hiệu quả.
Các thành viên trong nhóm phải sẵn sàng khi có những khác biệt về ý kiến. Nếu không có sự tôn trọng đối với đồng nghiệp, bất đồng sẽ không thể tiến triển để tìm ra giải pháp.Hãy cởi mở để sắp xếp lại suy nghĩ của bạn để nhóm có thể tiếp tục tiến về phía trước. Chú ý đến cảm xúc của người khác. Ngay cả khi bạn không đồng ý với ai đó, hãy lắng nghe những gì họ nói trước khi bày tỏ quan điểm của bạn.
Mỗi chúng ta đều có nền tảng và kỹ năng khác nhau, cùng làm việc trong một môi trường đa dạng giúp bạn có thể tiếp cận với những tri thức mới mẻ. Việc chấp nhận những cách suy nghĩ và hành vi khác nhau sẽ tạo điều kiện cho những ý tưởng mới phát triển.
Kiểm soát cảm xúc và hành vi
Bản chất của xung đột khiến chúng ta dễ dàng hành động dựa trên cảm xúc. Khi cảm xúc dâng trào, bạn sẽ dễ cao giọng, cư xử độc đoán thiếu thấu đáo. Hãy nhớ rằng trở nên giàu cảm xúc là điều tự nhiên. Cảm giác tức giận, thất vọng hoặc buồn bã trong khi xung đột cũng vậy. Thay vì kìm nén những cảm xúc này, hãy thừa nhận chúng. Tuy nhiên, đừng để những câu trả lời mang tính cảm xúc, bốc đồng thúc đẩy cuộc thảo luận. Giữ cho quá trình đi đúng hướng bằng cách tập trung vào việc tìm ra giải pháp. Hành vi hoàn toàn dựa trên cảm xúc có thể không vì lợi ích tốt nhất của nhóm.
Cố gắng giữ bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc của bạn. Bằng cách này, bạn có thể giao tiếp tốt hơn với người khác mà không khiến họ cảm thấy khó chịu.
4. 5 Phương pháp giải quyết xung đột nơi công sở
Giải quyết xung đột công sở theo hướng “Thỏa hiệp”
Thỏa hiệp được xem là cách tích cực để giải quyết xung đột. “Một điều nhịn chín điều lành”, mỗi người chịu nhường đối phương một chút để đạt được lợi ích chung, có lợi cho đôi bên và không gây ảnh hưởng lớn đến công ty. Áp dụng khi: Vấn đề tương đối quan trọng, trong khi thời gian đang cạn dần mà hai bên đều khăng khăng giữ mục tiêu của mình.
Giải quyết xung đột công sở theo hướng “Cạnh tranh”
Đây là phương pháp giải quyết bằng sức “ảnh hưởng” của mình có được từ vị trí cấp bậc, chuyên môn,… Có một số người xem các mối quan hệ như một cuộc ganh đua. Họ dùng sức “ảnh hưởng” để buộc người khác phải nghe theo mình. Phương pháp này dứt điểm nhanh chóng Hãy học cách trực tiếp đương đầu với các tình huống, giải quyết chúng và tìm cách gạt bỏ hận thù vì ghét người khác bạn cũng chẳng mang lại niềm vui cho bản thân. Áp dụng khi: Bạn biết chắc chắn mình đúng, không có thời gian cho việc chờ đợi và thống nhất ý kiến để giải quyết các tình huống khẩn cấp. Giải quyết xung đột công sở theo hướng “Hòa giải”
Giải quyết xung đột công sở theo hướng “Né tránh”
Là phương pháp giải quyết xung đột bằng cách phó mặc cho đối phương hoặc cho bên thứ ba. Tuy nhiên nên chọn giải quyết giao cho bên thứ ba không liên quan trực tiếp đến vấn đề tranh cãi để đứng ra giải quyết. Hãy chắc chắn rằng người mà bạn chọn giải quyết vấn đề phải có khả năng nhìn nhận thấu đáo, quan sát nhạy bén hơn bạn và nhất định phải có khả năng truyền đạt tốt. Ý kiến của họ là khách quan, không nghiêng về bên nào, dù các bên không thoải mái nhưng đây là giải pháp hợp lý để giải quyết xung đột. Áp dụng khi: Vấn đề không quá quan trọng Vấn đề không liên quan đến quyền lợi của mình Hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại Người thứ ba có thể giải quyết tốt hơn.
Đọc thêm: Nguyên nhân và 6 cách quản lý, khắc phục vấn đề xung đột tại nơi làm việc
Giải quyết xung đột công sở theo hướng “Hợp tác”
Đây là cách giải quyết xung đột có vẻ khả quan nhất. Nếu cứ bảo thủ giữ ý kiến của riêng mình thì bản thân bạn và nhóm làm việc khó lòng mà đi đến quyết định cuối cùng. Hãy thử mở thiện chí hợp tác, trung thực và thẳng thắn thừa nhận, tôn trọng mục tiêu của nhau, lắng nghe những điều mà người khác đánh giá.
Trên đây 1900 - tin tức việc làm đã tổng hợp những kiến thức cần biết về xung đột tại nơi làm việc. Hi vọng với những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp các bạn trẻ có những định hướng nghề nghiệp phù hợp. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi và đừng quên cập nhập các thông tin về nghề nghiệp khác trên 1900 nhé!