19 Câu hỏi trắc nghiệm HOẠCH ĐỊNH NGUỒN NHÂN LỰC (có đáp án) | Quản trị nhân lực | Trường Đại học Hoa Sen

Bộ 19 Câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị nhân lực Chương 2: HOẠCH ĐỊNH NGUỒN NHÂN LỰC (có đáp án) của Trường Đại học Hoa Sen giúp bạn củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao cuối học phần.

CHƯƠNG 2: HOẠCH ĐỊNH NGUỒN NHÂN LỰC (CÓ ĐÁP ÁN)

Câu 1: Nếu chỉ chú trọng tới phát triển nhân lực mà không gắn kết nó với những nội dung nào của doanh nghiệp thì mọi sự cố gắng nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của người lao động sẽ trở nên lãng phí vô ích?

A. Nguyên tắc và mục tiêu chung.

B. Mục tiêu và chức năng các bộ phận.

C. Nguồn lực hiện có.

D. Nguyên tắc và mục tiêu chung, mục tiêu riêng của các bộ phận và các nguồn lực hiện có

Câu 2: Hoạch định nguồn nhân lực sẽ giúp nhà quản trị trả lời câu hỏi cơ bản nào?

A. Doanh nghiệp cần những nhân viên như thế nào?

B. Doanh nghiệp đã có sẵn những người thích hợp chưa?

C. Khi nào doanh nghiệp cần họ và họ cần phải có những kỹ năng, phẩm chất nào?

D. Doanh nghiệp cần bao nhiêu nhân lực về số lượng với những kỹ năng phẩm chất nào vào thời điểm nào

Câu 3: Cung nội bộ lao động thay đổi liên tục trong doanh nghiệp là do nguyên nhân nào?

A. Doanh nghiệp có thể tuyển lao động mới.

B. Lao động cũ có thể rời bỏ doanh nghiệp, từ chức.

C. Lao động về hưu hoặc bị sa thải.

D. Doanh nghiệp tuyển lao động mới, hoặc người lao động thôi việc, bị sa thải hoặc về hưu

Câu 4: Tất cả những điều dưới đây đều cần thiết cho chất lượng nguồn nhân lực, ngoại trừ yếu tố nào sau đây?

A. Nguồn nhân lực có giá trị.

B. Nguồn nhân lực hiếm.

C. Người thay thế không tốt.

D. Nguồn nhân lực có trình độ cao.

Câu 5: Đây không phải căn cứ xây dựng kế hoạch nhân lực

A. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

B. Kết quả phân tích tình hình sử dụng nhân lực thời kỳ báo cáo.

C. Dựa vào kết quả đánh giá thực hiện công việc của người lao động

D. Dựa vào mong muốn của một số người lao động

Câu 6: Dựa trên căn cứ vào chức năng của các bộ phận lao động, người ta phân chia lao động thành:

A. lao động trực tiếp

B. lao động gián tiếp

C. lao động trực tiếp và lao động gián tiếp

D. lao động quản lý và lao động học nghề

Câu 7: Hoạt động có thể ứng dụng trong trường hợp thiếu nhân lực

A. Cho nhân viên nghỉ phép

B. Vận động nghỉ hưu sớm

C. Giảm giờ làm

D. Tăng giờ làm

Câu 8: Một doanh nghiệp có thể có công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở hạ tầng vững chãi nhưng nếu thiếu lực lượng lao động thì doanh nghiệp đó không có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng lợi thế cạnh tranh. Có thể nói chính yếu tố này tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp?

A. Những nhà quản trị.

B. Nhân tố con người.

C. Triết lý kinh doanh.

D. Sự thành công.

Câu 9: Nhân định nào dưới đây là các yếu tố mà mô hình quản trị chiến lược̣ nguồn nhân lực tổng hợp xác định để tạo ra sự tích hợp bên trong và bên ngoài?

A. Nhiệm vụ chiến lược.

B. Cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức.

C. Đặc tính lao động và các chính sách nhân sự.

D. Nhiệm vụ chiến lược, cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức, đặc tính lao động và các chính sách nhân sự.

Câu 10: Về phương diện nguồn nhân lực, mục tiêu hoạch định nguồn nhân lực tập trung vào quá trình nào của doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp luôn đảm bảo lực lượng lao động (kỹ năng, phẩm chất cần thiết) để thực hiện các mục tiêu kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

A. Thu hút nguồn nhân lực.

B. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

C. Duy trì nguồn nhân lực.

D. Thu hút, duy trì, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực  .

Câu 11: Trong dự báo nhu cầu nhân lực, phương pháp phân tích nào được hiểu là việc tiến hành dự báo nhu cầu nhân lực thông qua việc sử dụng hệ số giữa một đại lượng về quy mô sản xuất kinh doanh (khối lượng sản phẩm, hàng hóa, doanh số bán hàng…) và số lượng lao động cần thiết tương ứng?

A. Phân tích xu hướng.

B. Phân tích tương quan.

C. Phân tích tổng thể.

D. Phân tích theo các chuyên gia.

Câu 12: Trong dự báo nhu cầu nhân lực, phương pháp phân tích nào được hiểu là việc nghiên cứu nhu cầu nhân lực trong các năm trước để dự báo nhu cầu nhân lực trong giai đoạn tiếp theo?

A. Phân tích theo các chuyên gia.

B. Phân tích tương quan.

C. Phân tích xu hướng .

D. Sử dụng công cụ máy tính.

Câu 13: Kết quả nào dưới đây không phải có được từ sự tích hợp hiệu quả giữa chính sách quản trị nguồn nhân lực với chiến lược kinh doanh :

A. Doanh thu, thị phần, lợi tức đều tăng

B. Chất lượng sản phẩm gia tăng, hình ảnh doanh nghiệp gây ấn tượng tốt

C. Năng suất lao động tăng, tính sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp

D. Năng suất lao động giảm

Câu 14: Để phục vụ cho công việc dự báo cung nội bộ và cung tương lai về nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, nhà quản trị thường cần các bảng biểu nhân sự nào để mô tả số lượng lao động ở mỗi công việc trong doanh nghiệp?

A. Bản tóm tắt kỹ năng.

B. Bản mô tả thành tích.

C. Bản phân công lao động.

D. Bản tóm tắt kỹ năng, bản mô tả thành tích, bản phân công lao động

Câu 15: Phương pháp nào trong dự báo nguồn nhân lực có tính chính xác không cao do không tính đến sự thay đổi về cơ cấu và chất lượng người lao động cũng như những thay đổi về các quy trình công nghệ, tổ chức kỹ thuật của doanh nghiệp?

A. Phân tích xu hướng.

B. Phân tích theo các chuyên gia.

C. Phân tích tương quan.

D. Sử dụng công cụ máy tính.

Câu 16: Phương pháp phân tích xu hướng trong dự báo nhu cầu nhân lực là phương pháp mang tính chất định hướng, chủ yếu dựa vào yếu tố thời gian và xu hướng phát triển chung. Phương pháp này thường áp dụng với các doanh nghiệp có đặc điểm nào dưới đây?

A. Với các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường biến động.

B. Với các doanh nghiệp hoạt động  trong môi trường ổn định.

C. Với các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ trong môi trường cạnh tranh.

D. Với các doanh nghiệp có qui mô lớn trong môi trường đặc trưng.

Câu 17: Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịnh vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình xác định 2 mức độ nào dưới đây?

A. Mức độ hài lòng với công việc và mức độ việc làm

B. Mức độ thích hợp công việc và mức độ tiền công

C. Mức độ tiền công và mức độ việc làm

D. Mức độ đáp ứng của người tuyển dụng lao động và mức độ việc làm.

Câu 18: Ngoài tính chất hệ thống, quản trị nhân lực trong doanh nghiệp còn có tính chất nào?

A. Quá trình.

B. Bổ sung.

C. Kết hợp.

D. Hỗ trợ.

Câu 19: Mục tiêu chính của hoạch định nguồn nhân lực là

A. Có cơ hội thu hút được nhân tài.

B.  Giúp doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp.

C. Giúp doanh nghiệp ổn  định nguồn nhân lực.

D. Xác định được cơ sở nguồn nhân lực quan trọng.

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D D D C D C D B D D
11 12 13 14 15 16 17 18 19  
B C D D C B C A B  

Xem thêm:

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nhân lực Chương 1: Tổng quan về nguồn nhân lực

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nhân lực Chương 3: Phân tích và thiết kế công việc

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nhân lực Chương 4: Tuyển dụng và lựa chọn

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nhân lực Chương 5: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nhân lực Chương 6: Quan hệ lao động

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh quản lý khách hàng

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh Nhân sự

Mức lương của Thực tập sinh nhân sự là bao nhiêu? 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!