22 Câu hỏi trắc nghiệm QUAN HỆ LAO ĐỘNG (có đáp án) | Quản trị nhân lực | Trường Đại học Hoa Sen

Bộ 22 Câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị nhân lực Chương 6: QUAN HỆ LAO ĐỘNG (có đáp án) của Trường Đại học Hoa Sen giúp bạn củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao cuối học phần.

CHƯƠNG 6: QUAN HỆ LAO ĐỘNG (CÓ ĐÁP ÁN)

Câu 1: Trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, người lao động gia nhập công đoàn không mong muốn được điều gì dưới đây?

A. Cải thiện lương, thưởng.

B. Điều kiện làm việc.

C. Sự ổn định công việc của họ.

D. Tăng thêm trách nhiêm của người lao động.̣

Câu 2: Trong giải quyết tranh chấp việc cung cấp đầy đủ các tài liệu chứng từ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động và có thể trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình để tham gia quá trình giải quyết tranh chấp lao động được hiểu là việc thực hiện ....?

A. Quyền của các bên.

B. Nghĩa vụ của các bên.

C. Quyền và nghĩa vụ của các bên.

D. Quyền và nghĩa vụ của công đoàn.

Câu 3: Mục đích giao tiếp của nhà quản trị không nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Giúp chuyển tải được những dự định, thông điệp của mình tới đồng nghiệp, nhân viên.

B. Giúp nhà quản trị nhận được những thông tin phản hồi từ phía nhân viên.

C. Duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người trong doanh nghiệp.

D. Tạo ra những mâu thuẫn trong giao tiếp.

Câu 4: Một số người trong các doanh nghiệp có quy mô nhỏ cho rằng tiền lương hợp lý, công bằng và một chính sách quản trị nguồn nhân lực tốt, tiến bộ thì không cần có yếu tố nào dưới đây?

A. Nhất thiết phải có tổ chức công đoàn.

B. Không nhất thiết phải có công đoàn và tham gia công đoàn.

C. Nhất thiết phải tham gia công đoàn.

D. Không nhất thiết tham gia công đoàn.

Câu 5: Trong quản trị nguồn nhân lực, mặc dù xảy ra tranh chấp giữa các đối tượng nào nhưng vì quyền lợi chung của các bên mà họ vẫn phải cùng nhau cộng tác để làm việc?

A. Ban giám đốc và công đoàn.

B. Người sử dụng lao động và người lao động.

C. Giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

D. Ban giám đốc và các bô phận trong doanh nghiệ p trong việ c trả lương.̣

Câu 6: Những quyết định về nhân lực đòi hỏi phải có sự tham gia của công đoàn không liên quan đến việc?

A. Giáng chức, thăng tiến.

B. Khen thưởng, kỷ luật.

C. Chấm dứt lao động.

D. Chế đô nghỉ thai sản ̣

Câu 7: Quan điểm cho rằng tiền lương hợp lý, công bằng và một chính sách quản trị nguồn nhân lực tốt, tiến bộ thì không nhất thiết phải có công đoàn và tham gia công đoàn. Quan điểm này thường xuất hiện trong các doanh nghiêp có

A. Qui mô nhỏ.

B. Qui mô vừa.

C. Qui mô lớn.

D. Qui mô nhỏ và vừa.

Câu 8: “Tiếng nói tập thể” của công đoàn làm giảm tỷ lệ người lao động nghỉ việc, nhờ đó giữ chân được những nhân viên giỏi, có kinh nghiệm, giảm chi phí đào tạo và làm tăng năng suất của doanh nghiệp là quan điểm của:

A. Những người ủng hộ quan điểm tập thể.

B. Những người phản đối bất công trong doanh nghiệp.

C. Những người ủng hộ công đoàn.

D. Những người ủng hộ quan điểm tập thể và phản đối bất công trong doanh nghiệp.

Câu 9: Yếu tố nào dưới đây cần hướng tới mục đích: giải tỏa những bất đồng và bế tắc trong quá trình giải quyết nhưng vẫn đảm bảo được quyền lợi của các bên và bảo đảm tối đa cho việc ra quyết định xử lý các mối quan hệ lao động?

A. Nguyên tắc hòa giải lao động.

B. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động.

C. Nguyên tắc giải quyết xung đột cá nhân.

D. Nguyên tắc đấu tranh trong doanh nghiệp.

Câu 10: Cho nhân viên nghỉ một vài ngày để suy nghĩ xem người đó có thực sự muốn tuân theo quy định, luật lệ của công ty hay không và có muốn tiếp tục làm việc không là việc xử lý theo nguyên tắc nào dưới đây?

A. Nguyên tắc răn đe.

B. Nguyên tắc thi hành kỷ luật theo trình tự.

C. Nguyên tắc thi hành kỷ luật mà không phạt.

D. Nguyên tắc kỷ luật tạm thời.

Câu 11: Giáng chức là một tiến trình chuyển một nhân viên nào đó xuống bậc thấp hơn về nhiệm vụ, trách nhiệm, và bao gồm cả yếu tố nào dưới đây?

A. Việc hạn chế mối quan hệ đồng nghiệp.

B. Việc hạn chế sự đóng góp cá nhân.

C. Việc giảm tiền lương.

D. Viêc cắt phúc lợi xã hội.̣

Câu 12: Công đoàn là tổ chức đại diện cho quyền lợi của người lao động, đấu tranh với giới chủ doanh nghiệp để có được sự ổn định và bình đẳng trong yếu tố nào dưới đây?

A. Bầu không khí dân chủ của doanh nghiệp.

B. Điều kiện diễn biến phức tạp của mối quan hệ nội bộ doanh nghiệp.

C. Quan hệ trong trả công cho người lao động.

D. Tương quan lao động của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh

Câu 13: Nhân cách của con người được hình thành do yếu tố nào dưới đây?

A. Khả năng làm việc, khả năng học hỏi, nhận thức.

B. Bẩm sinh, di truyền từ cha mẹ.

C. Do di truyền, chịu ảnh hưởng của môi trường sống, xã hội.

D. Có tố chất sẵn có của mỗi cá nhân.

Câu 14: Để giải quyết tốt mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp và giao tiếp thành công nhà quản trị cần hiểu được điều gì dưới đây?

A. Hành vi ứng xử của nhân viên/người lao động.

B. Hành vi ứng xử, cũng như nguyện vọng, ước muốn của nhân viên/người lao động.

C. Hành vi ứng xử của cán bộ cấp dưới và cán bộ công đoàn.

D. Mối quan hệ cá nhân của nhân viên/người lao động.

Câu 15: Nhiều công ty hiện nay trên thế giới, nhất là tại Nhật và Mỹ, thường áp dụng chương trình đa dạng hóa công  việc (Job Enlargement) bằng cách cho nhân  viên làm việc tại nhiều bộ phận phòng ban khác nhau. Mục đích chính của chương trình này là?

A. Làm thỏa mãn tối đa nhu cầu, mong muốn của người lao động.

B. Mở rộng cơ hội cho những người có khả năng giữ các chức vụ quản trị sau này.

C. Tăng cường mối quan hệ đồng nghiệp nhằm hạn chế xung đột nội bộ.

D. Sau khi thay đổi công việc sẽ giúp kéo dài thời gian làm việc của người lao động với doanh nghiệp.

Câu 16: Thuyên chuyển là việc chuyển một người nào đó từ bộ phận này sang bộ phận khác. Việc thuyên chuyển lao động được tiến hành dựa trên nhu cầu nào dưới đây?

A. Nhu cầu của tổ chức và nhu cầu và nguyện vọng cá nhân của người lao động.

B. Nhu cầu và nguyện vọng của tổ chức công đoàn.

C. Yêu cầu của đại diện người lao động và có thể do mong muốn của tập thể người lao động.

D. Nhu cầu và mong muốn của cá nhân người lao động.

Câu 17: Trong các doanh nghiệp có công đoàn, các quyết định trong hệ thống này được xem là quyết định hai chiều khi lãnh đạo doanh nghiệp sẽ phải thỏa thuận với đại diện công đoàn về những vấn đề nào dưới đây?

A. Tất cả các vấn đề liên quan đến quyền quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp.

B. Tất cả các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động.

C. Tất cả các vấn đề liên quan đến cải tổ bộ máy doanh nghiệp.

D. Tất cả những vấn đề liên quan đến trách nhiêm của người lao động.̣

Câu 18: Trong các tổ chức doanh nghiệp không có công đoàn, không có thỏa ước lao động tập thể, lãnh đạo tự do trong việc ra quyết định liên quan đến các vấn đề lương, thưởng, điều kiện làm việc. Điều này thể hiện đăc điểm của hệ thống nào dưới đây?̣

A. Hệ thống quản trị theo phong cách chuyên quyền.

B. Hệ thống ra quyết định đơn phương.

C. Hệ thống ra quyết định một chiều.

D. Hệ thống tập trung nhất thể hóa.

Câu 19: Công đoàn thường thực hiện điều gì với ban lãnh đạo doanh nghiệp về việc kiểm soát, tăng lương và bảo vệ người lao động trước áp lực năng suất và hiệu quả lao động?

A. Chống lại.

B. Phủ nhận.

C. Phối hợp cùng.

D. Kiến nghị.

Câu 20: Người lao động cho rằng họ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật nên muốn tham gia các tổ chức, hiệp hội chuyên môn kỹ thuật hơn là các tổ chức công đoàn. Theo bạn, việc tham gia tổ chức công đoàn còn có ý nghĩa gì?

A. Bảo vệ lợi ích cá nhân người lao động.

B. Bảo vệ quyền lợi tập thể người lao động.

C. Bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động.

D. Trách nhiêm bắt buộc đối với người lao độ ng.̣

Câu 21: Có nhiều lý do khi người lao động tham gia tổ chức Công đoàn, trong đó lý do chủ yếu là nội dung nào dưới đây?

A. Có sự công bằng về thu nhập.

B. Có sự công bằng trong quan hệ công việc.

C. Có sự công bằng trong doanh nghiệp.

D. Có sự công bằng về sự phát triển, thăng tiến cá nhân.

Câu 22: Quan hệ lao động được thể hiện thông qua những quan hệ tích cực của chủ doanh nghiệp với người lao động được xem như “một tài sản vô hình” và là yếu tố nào dưới đây?

A. Một nguồn để duy trì tương tác giữa các cấp quản trị doanh nghiệp.

B. Một nguồn để duy trì lợi thế cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp.

C. Một nguồn để kiểm soát chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp.

D. Một nguồn để duy trì năng lực hoạt động ở cấp độ doanh nghiệp.

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8
D C D B B D A C
9 10 11 12 13 14 15 16
B C C C C A B,C A
17 18 19 20 21 22    
B C D C C B    

Xem thêm:

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nhân lực Chương 1: Tổng quan về nguồn nhân lực

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nhân lực Chương 2: Hoạch định nguồn nhân lực

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nhân lực Chương 3: Phân tích và thiết kế công việc

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nhân lực Chương 4: Tuyển dụng và lựa chọn

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nhân lực Chương 5: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh quản lý khách hàng

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh Nhân sự

Mức lương của Thực tập sinh quản lý khách hàng là bao nhiêu? 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!