24 Câu hỏi trắc nghiệm PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CÔNG VIỆC (có đáp án) | Quản trị nhân lực | Trường Đại học Hoa Sen

Bộ 24 Câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị nhân lực Chương 3: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CÔNG VIỆC (có đáp án) của Trường Đại học Hoa Sen giúp bạn củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao cuối học phần.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CÔNG VIỆC (CÓ ĐÁP ÁN)

Câu 1: Yếu tố nào dưới đây cung cấp cho nhà quản trị một bản tóm tắt các nhiệm vụ và trách nhiệm đối với một công việc nào đó?

A. Hoạch định nguồn nhân lực.

B. Phân tích công việc.

C. Tuyển dụng nhân lực.

D. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Câu 2: Yếu tố nào của quản trị nhân lực được thể hiện thông qua một số nội dung sau: người lao động thực hiện công việc như thế nào, để thực hiện công việc đó cần phải hội tụ những tiêu chuẩn, trình độ nào, khi nào công việc được hoàn thành?

A. Đánh giá thực hiện công việc.

B. Hoạch định nguồn nhân lực.

C. Phân tích công việc.

D. Đào tạo nhân lực.

Câu 3: Trong trường hợp nào dưới đây, doanh nghiệp không cần phải thực hiện phân tích công việc?

A. Khi doanh nghiệp được thành lập và chương trình phân tích công việc được tiến hành lần đầu tiên.

B. Khi doanh nghiệp cần có thêm một số công việc mới.

C. Khi công việc thay đổi do đổi mới công nghệ, cải tiến trình kỹ thuật, đổi mới về phương pháp, thủ tục hoặc thay đổi, cải tổ hệ thống.

D. Khi đã thực hiện phân tích công việc và công việc đã được cải tiến tốt

Câu 4: Bản tiêu chuẩn công việc liệt kê những yêu cầu về năng lực cá nhân nào sau đây:

A. Trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác.

B. Khả năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng khác.

C. Các đặc điểm cá nhân thích hợp nhất cho công việc.

D. Trình độ, học vấn, kinh nghiệm, khả năng giải quyết vấn đề, các đặc điểm cả nhân và các kỹ năng khác.

Câu 5: Bản mô tả công việc giúp nhà quản trị và người lao động hiểu được:

A. Nội dung, yêu cầu của công việc.

B. Quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiện công việc.

C. Các mối quan hệ trong công việc.

D. Nội dung, yêu cầu công việc, quyền hạn và trách nhiệm khi thực hiện công việc và các mối quan hệ trong công việc.

Câu 6: Phương pháp quan sát được hiểu là

A. Phương pháp trực tiếp đối thoại, trò truyện với người đảm nhận công việc hay những người có liên quan ( ví dụ như người giám thị, phụ trách vị trí...) theo một bản kế hoạch phỏng vấn đã lập sẵn.

B. Phương pháp mà chính người nhân viên có thể tự ghi chép, mô tả công việc của mình dưới sự hướng dẫn của nhân viên quản lý nhân lực.

C. Phương pháp mà người đảm nhận vị trí trực tiếp điền vào các phiếu điều tra, các bảng câu hỏi được lập sẵn và các câu trả lời gợi ý trước.

D. Phương pháp thực hiện quan sát trên một chỗ làm việc cụ thể tất cả các nội dung liên quan và cần thiết đối với công việc và người thực hiện nó.

Câu 7: Phân tích công việc không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Xác định các công việc cần phân tích

B. Xác định các phương pháp thu thập thông tin

C. Tiến hành thu thập thông tin

D. Xin ý kiến ban lãnh đạo về phiếu yêu cầu kỹ thuật chuyên môn

Câu 8: Phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc là

A. Văn bản tóm tắt các yêu cầu về các kiến thức đào tạo, kinh nghiệm và khả năng cũng như các phẩm chất cá nhân cần thiết để hoàn thành tốt một công việc cụ thể xác định.

B. Một văn bản liệt kê các thước đo kết quả thực hiện công việc.

C. Một văn bản liệt kê các nhiệm vụ, trách nhiệm và các điều kiện  lao động cũng như các mối quan hệ công tác của một công việc cụ thể.

D. Một văn bản liệt kê các kết quả tối thiểu mà người đảm nhận công việc phải đạt được.

Câu 9: Phiếu yêu cầu kỹ thuật chuyên môn của công việc là

A. Một văn bản liệt kê các kết quả tối thiểu mà người đảm nhận công việc phải đạt được.

B. Một văn bản liệt kê các nhiệm vụ, trách nhiệm và các điều kiện  lao động cũng như các mối quan hệ công tác của một công việc cụ thể.

C. Văn bản tóm tắt các yêu cầu về các kiến thức đào tạo, kinh nghiệm và khả năng cũng như các phẩm chất cá nhân cần thiết để hoàn thành tốt một công việc cụ thể xác định.

D. Một văn bản liệt kê các thước đo kết quả thực hiện công việc.

Câu 10: Đây là nội dung đầu tiên của quá trình phân tích công việc

A. Xác định các phương pháp thu thập thông tin

B. Kiểm tra, xác nhận tính chính xác và đầy đủ của các thông tin

C. Tiến hành thu thập thông tin

D. Xác định các công việc cần phân tích.

Câu 11: Đây là nội dung cuối cùng của quá trình phân tích công việc

A. Kiểm tra, xác nhận tính chính xác và đầy đủ của các thông tin

B. Xác định các phương pháp thu thập thông tin

C. Xây dựng các phiếu mô tả công việc, phiếu tiêu chuẩn kết quả công việc và phiếu yêu cầu kỹ thuật chuyên môn của công việc.

D. Tiến hành thu thập thông tin

Câu 12: Phân tích công việc là một tiến trình xác định yếu tố nào dưới đây để thực hiện các công việc của một tổ chức.

A. Một số nghiệp vụ và kỹ năng tác nghiệp.

B. Phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ.

C. Một cách có hệ thống các nghiệp vụ và kỹ năng cần thiết.

D. Hệ thống những yêu cầu cụ thể.

Câu 13: Yếu tố nào là sau đây giúp cho việc xác định quyền hạn trách nhiệm, kỹ năng theo yêu cầu của công việc và quyết định tuyển nhân viên như thế nào để thực hiện công việc tốt nhất?

A. Tuyển dụng nhân lực.

B. Đánh giá thực hiện công việc.

C. Phân tích công việc.

D. Thiết kế công việc.

Câu 14: Văn bản nào dưới đây là văn bản liệt kê các điều kiện làm việc, yêu cầu kiểm tra, giám sát và các tiêu chuẩn cần đạt được khi thực hiện công việc?

A. Bản yêu cầu kỹ thuật công việc.

B. Bản mô tả công việc.

C. Bản nội qui trong doanh nghiệp.

D. Bản phân công công việc.

Câu 15: Để có thể xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc được chính xác, nhà quản trị cần thu thập được thông tin nào dưới đây?

A. Về các yếu tố bên ngoài của điều kiện làm việc.

B. Về những phẩm chất mà nhân viên thực hiện công việc cần có.

C. Về các tiêu chuẩn mẫu trong thực hiện công việc đối với nhân viên.

D. Về các tiêu chuẩn mẫu khi thực hiện công việc, thông tin về các yếu tố bên ngoài của điều kiện làm việc, thông tin về những kỹ năng, phẩm chất yêu cầu khi thực hiện công việc

Câu 16: Cung cấp thông tin nhanh chóng, tiết kiệm thời gian khi tiến hành thu thập thông tin qua kết quả trả lời các câu hỏi là ưu điểm của phương pháp thu thập thông tin phân tích công việc nào dưới đây?

A. Phương pháp phỏng vấn.

B. Phương pháp quan sát tại chỗ.

C. Phương pháp bản câu hỏi.

D. Phương pháp tổng hợp.

Câu 17: Phương án nào dưới đây không phải là giải pháp nâng cao chất lượng thu thập thông tin phân tích công việc theo phương pháp quan sát tại nơi làm việc khi nhà quản trị tiến hành phân tích công việc?

A. Quan sát  kết hợp với các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ.

B. Quan sát theo chu kỳ của công việc hoàn thành.

C. Trao đổi trực tiếp với các nhân viên thực hiện công việc.

D.  Chấm điểm công việc

Câu 18: Thiết kế công việc nhằm tìm ra sự hòa hợp giữa tính hiệu quả và nhân tố hành vi là mục tiêu của phương pháp thiết kế công việc nào dưới đây?

A. Thiết kế công việc cho cá nhân.

B. Thiết kế công việc theo nhóm.

C. Thiết kế công việc hướng vào người lao động.

D. Thiết kế công việc hướng vào tổ chức.

Câu 19: Thiết kế công việc là quá trình xác định nội dung nào?

A. Định hướng và mục tiêu công việc cần hoàn thành.

B. Các công việc cụ thể cần hoàn thành.

C. Những nội dung chủ yếu của công việc.

D. Tính thiết yếu của công việc trong việc thực thi.

Câu 20: Để nâng cao chất lượng thông tin thu thập qua bản câu hỏi, cần lưu ý tới yếu tố nào dưới đây?

A. Cách thức đặt câu hỏi, cấu trúc câu hỏi, nơi tiến hành.

B. Thể thức đặt câu hỏi và biện pháp yêu cầu trả lời.

C. Cách thức nêu câu hỏi, thời gian và nơi tiến hành.

D. Thái độ đưa ra câu hỏi, nội dung câu hỏi, mức độ hoàn thành.

Câu 21: Công cụ nào dưới đây là công cụ hữu hiệu các tổ chức, doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang cần có sự cải tổ hoặc thay đổi về cơ cấu tổ chức, tinh giản biên chế sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất của sản xuất kinh doanh?

A. Hoạch định nhân lực.

B. Đánh giá thực hiện công việc.

C. Quản trị chiến lược nguồn nhân lực.

D. Phân tích công việc.

Câu 22: Phân tích công việc cung cấp thông tin nào dưới đây?

A. Thông tin về công việc và tình hình thực hiện công việc.

B. Thông tin về công việc và khả năng thực hiện công việc.

C. Thông tin về tính chất công việc và nhu cầu hoàn thành công việc.

D. Thông tin về yêu cầu, đặc điểm của công việc.

Câu 23: Thông tin về bảo hộ lao động, chế độ làm việc nghỉ ngơi thuộc

A. Thông tin về công việc cụ thể

B. Thông tin về tiêu chuẩn chi tiết hay công việc

C. Thông tin về các điều kiện lao động

D. Thông tin về người lao động thực hiện công việc

Câu 24: Đâu là nhược điểm của phương pháp quan sát?

A. Đôi khi mang tính chủ quan của người phỏng vấn

B. Nếu thiếu sự kiểm tra nội dung của người đi điều tra, dễ mang tính chủ quan của người trả lời câu hỏi.

C. Do nhận thức của mỗi người lao động là khác nhau, nên dễ thiếu sự thống nhất và rất dễ chủ quan

D. Tốn thời gian, chi phí cao

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8
B C D D D D D D
9 10 11 12 13 14 15 16
C D C C C B D C
17 18 19 20 21 22 23 24
D C B A D D C D

Xem thêm:

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nhân lực Chương 1: Tổng quan về nguồn nhân lực

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nhân lực Chương 2: Hoạch định nguồn nhân lực

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nhân lực Chương 4: Tuyển dụng và lựa chọn

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nhân lực Chương 5: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nhân lực Chương 6: Quan hệ lao động

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh quản trị hệ thống

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh Nhân sự

Mức lương của Thực tập sinh quản lý khách hàng là bao nhiêu? 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!