20 Câu hỏi trắc nghiệm Nhập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | Môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | HUTECH

Tổng hợp câu hỏi ôn tập học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học tại trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh dưới dạng trắc nghiệm ôn tập: NHẬP MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC kèm lý thuyết và đáp án. Giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao cuối học phần.

Câu hỏi trắc nghiệm CHƯƠNG 1: Nhập môn chủ nghĩa xã hội khoa học  (có đáp án) 

Câu 1: Trong khoa học tự nhiên những phát minh vạch thời đại trong vật lý và sinh học nào đã làm tiền đề khoa học cho sự ra đời của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử?

A. Học thuyết tiến hóa

B. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

C. Học thuyết tế bào

D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Trong khoa học xã hội những thành tựu nào đã làm tiền đề lý luận cho sự ra đời của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử?

A.Triết học cổ điển Đức

B. Kinh tế chính trị học cổ điển Anh

C. Chủ nghĩa không tưởng phê phán Anh, Pháp 

D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Với C.Mác từ cuối năm 1843 đến 4/1844, thông qua tác phẩm “Góp phần phê phán triết học Pháp Quyền của Heghen – Lời nói đầu (1844)” đã thể hiện rõ sự chuyển biến?

A. Từ thế giới quan duy vật sang thế giới quan duy tâm

B. Từ lập trường dân chủ sang lập trường cộng sản chủ nghĩa

C. Từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật. Từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa

D. Tất cả đều đúng

Câu 4: Với Ph.Ăngghen từ năm 1843, tác phẩm “Tình cảnh nước Anh”; “Lược khảo khoa Kinh tế - Chính trị” đã thể hiện rõ sự chuyển biến?

A. Từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật. Từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa

B. Từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường dân chủ xã hội 

C. Từ thế giới quan duy vật sang thế giới quan duy tâm

D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Ba phát kiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ănghen?

A. Chủ nghĩa duy vật, Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Học thuyết về giá trị thặng dư

B. Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Chủ nghĩa duy tâm biện chứng, Học thuyết về giá trị thặng dư

C. Học thuyết giá trị thặng dư, Chủ nghĩa duy vậ t lịch sử, Phép biện chứng duy tâm

D. Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Học thuyết về giá trị thặng dư, Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân

Câu 6: C.Mác và Ph.Ănghen đã kế thừa gì ở V.Ph.Hêghen và L.Phoiơbắc để sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng?

A. Phép biện chứng của V.Ph.Hêghen và quan điểm duy vật của L.Phoiơbắc

B. Phép biện chứng và quan điểm siêu hình

C. Phép biện chứng duy vật của V.Ph.Hêghen và quan điểm siêu hình của L.Phoiơbắc

D. Phép biện chứng duy tâm của V.Ph.Hêghen và quan điểm duy vật của L.Phoiơbắc

Câu 7: Phát kiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ănghen – “Học thuyết về giá trị thặng dư” là sự khẳng định về điều gì?

A. Về phương diện kinh tế sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội

B. Về phương diện triết học sự sụp đổ của CNTB và sự thắng lợi của CNXH đều tất yếu như nhau

C. Về phương diện chính trị - xã hội sự diệt vong không tránh khỏi của CNTB và sự ra đời tất yếu của CNXH

D. Tất cả đều đúng

Câu 8: Phát kiến vĩ đại của C.Mác và Ph. Ănghen – “Chủ nghĩa duy vật lịch sử” là sự khẳng định về điều gì?

A. Về phương diện kinh tế sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội

B. Về phương diện triết học sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đều tất yếu như nhau

C. Về phương diện chính trị - xã hội sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội

D. Tất cả đều đúng

Câu 9: Phát kiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ănghen – “Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân” là sự khẳng định về điều gì?

A. Về phương diện kinh tế sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội

B. Về phương diện triết học sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đều tất yếu như nhau

C. Về phương diện chính trị - xã hội sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội

D. Tất cả đều đúng

Câu 10: Tác phẩm nào được xem là tác phẩm kinh điển chủ yếu, đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?

A. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

B. Tình cảnh nước Anh

C. Lược khảo khoa Kinh tế - Chính trị

D. Góp phần phê phán triết học Pháp Quyền của Heghen – Lời nói đầu (1844)

Câu 11: Tác phẩm nào được xem là tác phẩm kinh điển chủ yếu của chủ nghĩa xã hội khoa học?

A. Bộ “Tư bản”

B. Tình cảnh nước Anh

C. Lược khảo khoa Kinh tế - Chính trị

D. Góp phần phê phán triết học Pháp Quyền của Heghen – Lời nói đầu (1844)

Câu 12: Trong tác phẩm nào Ph.Ăngghen đã khái quát nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học về thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới, sự thể hiện về mặt lý luận của phong trào công nhân?

A. Trong lời nói đầu viết cho tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp từ 1848-1850”

B. Chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học

C. Lược khảo khoa Kinh tế - Chính trị

D. Chống Đuyrinh

Câu 13: Trong Tác phẩm nào Ph.Ăngghen đã luận chứng sự phát triển của chủ nghĩa xã hội không tưởng đến khoa học và đánh giá công lao của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Anh, Pháp?

A. Bộ “Tư bản”

B. Tình cảnh nước Anh

C. Lược khảo khoa Kinh tế - Chính trị

D. Chống Đuyrinh

Câu 14: Trong Tác phẩm nào V.I.Lênin đã nhận xét về sự tiên đoán thiên tài của Xanhximông, Phuriê và Ô-oen về rất nhiều chân lý mà ngày nay chúng ta đang chứng minh sự đúng đắn của chúng một cách khoa học?

A. Làm gì?

B. Thà ít mà tốt

C. Sự phát triển tư bản ở Nga

D. Chống Đuyrinh

Câu 15: Trong Tác phẩm nào C.Mác và Ph.Ăngghen đã thẳng thắn thừa nhận sai lầm về dự báo khả năng nổ ra của những cuộc cách mạng vô sản ở Châu Âu?

A. Trong lời nói đầu viết cho tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp từ 1848-1850”

B. Góp phần phê phán triết học Pháp Quyền của Heghen – Lời nói đầu (1844)

C. Lược khảo khoa Kinh tế - Chính trị

D. Chống Đuyrinh

Câu 16: Khi đánh giá về chủ nghĩa Mác, ai là người đã chỉ rõ: “Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng vì nó là học thuyết chính xác”?

A. V.I.Lênin

B. Ph.Ăngghen

C. C.Mác

D. Plekhanov

Câu 17: Chủ nghĩa xã hội khoa học đã sử dụng phương pháp luận chung nhất nào của triết học Mác – Lênin để luận giải đúng đắn, khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?

A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

B. Chủ nghĩa duy vật lịch sử

C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử

D. Không có câu trả lời đúng

Câu 18: Đối tượng nghiên cứu của Chủ nghĩa xã hội khoa học?

A. Những quy luật, tính quy luật

B. Lĩnh vực chính trị - xã hội của đời sống xã hội

C. Lĩnh vực kinh tế của đời sống xã hội

D. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, những điều kiện, những con đường để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình

Câu 19: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?

A. Giác ngộ và hướng dẫn giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình để đấu tranh chống lại sự thống trị của giai cấp tư sản

B. Luận chứng một cách khoa học tính tất yếu về mặt lịch sử xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

C. Luận giải một cách khoa học những phương hướng và chiến lược, con đường hình thức đấu tranh theo hướng xã hội chủ nghĩa

D. Phê phán đấu tranh bác bỏ những trào lưu tư tưởng chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội, bảo vệ sự trong sáng của Chủ nghĩa Mác – Lênin và những thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa

Câu 20: Phương pháp nghiên cứu nào được xem là phương pháp có tính đặc thù của Chủ nghĩa xã hội khoa học?

A. Phương pháp luận chung nhất là Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử

B. Phương pháp kết hợp lôgic dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể

C. Phương pháp lịch sử dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể

D. Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D D C A D A A B C A
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
D B D A A A C A B D

 

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm chương khác: 

TN Chương 1: Nhập môn chủ nghĩa xã hội khoa học

TN Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

TN Chương 3: Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

TN Chương 4: Dân chủ xã hội và nhà nước xã hội chủ nghĩa

TN Chương 5: Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

TN Chương 6: Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

TN Chương 7: Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm gia sư môn lịch sử

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh trách nhiệm xã hội mới nhất

Mức lương của thực tập sinh trách nhiệm xã hội là bao nhiêu?

Bình luận (1)

Đăng nhập để có thể bình luận