20 Câu hỏi trắc nghiệm Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội | Môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | HUTECH

Tổng hợp câu hỏi ôn tập học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học tại trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh dưới dạng trắc nghiệm ôn tập: CƠ CẤU XÃ HỘI - GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI kèm lý thuyết và đáp án. Giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao cuối học phần.

Câu hỏi trắc nghiệm CHƯƠNG 5: Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (có đáp án) 

Câu 1: Thêm cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được câu đúng: “Cơ cấu xã hội là những... cùng toàn bộ những mối quan hệ xã hội do sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên”.

A. Cộng đồng dân cư

B. Cộng đồng dân tộc

C. Cộng đồng nghề nghiệp

D. Cộng đồng người

Câu 2: Cơ cấu xã hội nào có vị trí quan trọng hàng đầu, chi phối các loại hình cơ cấu xã hội khác?

A. Cơ cấu xã hội - dân cư

B. Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp

C. Cơ cấu xã hội - giai cấp

D. Cơ cấu xã hội - tôn giáo

Câu 3: Sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội gắn liền và bị quy định bởi cơ cấu nào sau đây?

A. Cơ cấu dân số

B. Cơ cấu kinh tế

C. Cơ cấu lãnh thổ

D. Cơ cấu nghề nghiệp

Câu 4: Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, nhiều cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở châu Âu, nhất là ở nước Anh và Pháp từ giữa thế kỷ XIX thất bại là do:

A. Không tổ chức liên minh với tầng lớp trí thức

B. Không tổ chức liên minh với giai cấp tư sản

C. Không tổ chức liên minh với giai cấp nông dân

D. Không tổ chức liên minh với tầng lớp tiểu chủ

Câu 5: Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân phải liên minh với giai cấp, tầng lớp nào?

A. Giai cấp nông dân và giai cấp tư sản

B. Tầng lớp trí thức và tầng lớp tiểu chủ

C. Tầng lớp trí thức và tầng lớp doanh nhân

D. Giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động

Câu 6: Chọn cụm từ thích hợp vào chỗ trống (1) để được luận điểm đúng:

Theo V.I.Lênin: “Nếu không liên minh với…(1)…thì không thể có được chính quyền của giai cấp vô sản, không thể nghĩ được đến việc duy trì chính quyền đó... Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai cấp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước”.

A. Trí thức

B. Nông dân

C. Tư sản

D. Tiểu thương

Câu 7: V.I.Lênin đã xem liên minh giữa giai cấp, tầng lớp nào là một hình thức liên minh đặc biệt trong giai đoạn giành chính quyền và xây dựng chủ nghĩa xã hội?

A. Giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp xã hội khác

B. Giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức

C. Giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tiểu tư sản

D. Giai cấp công nhân với tầng lớp trí thức và doanh nhân

Câu 8: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội - giai cấp biến đổi trong mối quan hệ nào?

A. Trong mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên minh, từng bước xóa bỏ bất nghèo đói, bất công dẫn đến sự xích lại gần nhau.

B. Trong mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên minh, từng bước xóa bỏ bất bình đẳng xã hội dẫn đến sự xích lại gần nhau.

C. Trong mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên minh, từng bước xóa bỏ sự áp bức bóc lột dẫn đến sự xích lại gần nhau.

D. Không có câu trả lời đúng

Câu 9: Đâu là nội dung cơ bản quyết định nhất, là cơ sở vật chất – kỹ thuật của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

A. Nội dung kinh tế của liên minh

B. Nội dung chính trị của liên minh

C. Nội dung văn hóa xã hội của liên minh

D. Tất cả đều đúng

Câu 10: Theo V.I.Lênin, đâu là vấn đề mang tính nguyên tắc để đảm bảo cho thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917?

A. Liên minh công, nông

B. Liên minh công, nông và trí thức

C. Liên minh công, tầng lớp lao động

D. Không có câu trả lời đúng

Câu 11: Nội dung chính trị của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thể hiện việc giữ vững lập trường chính trị - tư tưởng của giai cấp nào?

A. Giai cấp công nhân

B. Giai cấp nông dân

C. Giai cấp tư sản

D. Tất cả đều đúng

Câu 12: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vậy giai cấp nào là lực lượng đi đầu thực hiện quá trình này?

A. Giai cấp công nhân

B. Giai cấp nông dân

C. Đội ngũ trí thức

D. Đội ngũ doanh nhân

Câu 13: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi phức tạp, đa dạng, làm xuất hiện các tầng lớp xã hội mới nào?

A. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức

B. Tầng lớp doanh nhân, tiểu chủ, tầng lớp những người giàu có và trung lưu trong xã hội…

C. Giai cấp nông dân, tầng lớp doanh nhân, tiểu chủ, tầng lớp những người giàu có và trung lưu trong xã hội

D.Tất cả đều đúng

Câu 14: Đội ngũ nào là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?

A. Công nhân

B. Nông dân

C. Trí thức

D. Thanh niên

Câu 15: Yếu tố nào quyết định mối quan hệ hợp tác và gắn bó chặt chẽ với nhau giữa các giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?

A. Họ chung sức hợp tác phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tăng cường đồng thuận xã hội

B. Họ chung sức cải tạo và xây dựng xã hội mới trên lĩnh vực kinh tế của đời sống xã hội

C. Họ có cùng mục tiêu phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản

D. Họ chung sức cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Câu 16: Xét dưới góc độ chính trị, trong một chế độ xã hội nhất định để tập hợp lực lượng trong cuộc đấu tranh giai cấp của các giai cấp có lợi ích đối lập nhau đặt ra nhu cầu tất yếu khách quan mỗi giai cấp đứng ở vị trí trung tâm đều phải:

A. Liên minh với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác mang lại lợi ích cho mình

B. Liên minh với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác có những lợi ích phù hợp với mình để thực hiện nhu cầu và lợi ích chung của mình

C. Liên minh với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác có những lợi ích đối lập với mình

D. Liên minh với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác luôn ủng hộ những hoạt động của mình

Câu 17: Cơ cấu xã hội – giai cấp được hiểu:

A. Là những cộng đồng người cùng toàn bộ những mối quan hệ xã hội do sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên.

B. Là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội có những mối quan hệ xã hội do sự tác động lẫn nhau của giai cấp, tầng lớp ấy tạo nên.

C. Là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách quan trong m ột chế độ xã hội nhất định, thông qua những mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lý quá trình sản xuất, về địa vị chính trị - xã hội…giữa các giai cấp và tầng lớp đó.

D. Là những cộng đồng người tồn tại khách quan trong một xã hội nhất định có liên hệ với nhau về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội

Câu 18: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mức độ liên minh, xích lại gần nhau giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội tùy thuộc vào các điều kiện nào?

A. Văn hóa – xã hội của đất nước trong từng giai đoạn của thời kỳ quá độ

B. Chính trị - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn của thời kỳ quá độ

C. Kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn của thời kỳ quá độ

D. Tất cả đều đúng

Câu 19: Xét đến cùng, khối liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được hình thành xuất phát từ:

A. Nhu cầu và lợi ích chính trị

B. Nhu cầu và lợi ích xã hội

C. Nhu cầu và lợi ích văn hóa

D. Nhu cầu và lợi ích kinh tế

Câu 20: Hiện nay ở Việt Nam, tầng lớp xã hội đặc biệt được Đảng ta chủ trương xây dựng thành một đội ngũ vững mạnh là:

A. Trí thức

B. Công nhân

C. Doanh nhân

D. Thanh niên

 

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D C B C D B A B A D
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A A B C D B A C D C

 

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm chương khác: 

TN Chương 1: Nhập môn chủ nghĩa xã hội khoa học

TN Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

TN Chương 3: Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

TN Chương 4: Dân chủ xã hội và nhà nước xã hội chủ nghĩa

TN Chương 5: Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

TN Chương 6: Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

TN Chương 7: Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm gia sư môn lịch sử

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh trách nhiệm xã hội mới nhất

Mức lương của thực tập sinh trách nhiệm xã hội là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!