26 Câu hỏi trắc nghiệm Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội | Môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | HUTECH

Tổng hợp câu hỏi ôn tập học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học tại trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh dưới dạng trắc nghiệm ôn tập: VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI kèm lý thuyết và đáp án. Giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao cuối học phần.

Câu hỏi trắc nghiệm CHƯƠNG 6: Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (có đáp án) 

Câu 1: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin đâu chính là nguyên nhân quyết định sự biến đổi của cộng đồng dân tộc?

A. Sự biến đổi của phương thức sản xuất

B. Sự biến đổi của LLSX

C. Sự biến đổi của QHSX

D. Sự biến đổi của khoa học kỹ thuật

Câu 2: Ở phương Tây, dân tộc xuất hiện khi nào?

A. Khi PTSX TBCN được xác lập thay thế PTSX Phong kiến

B. Khi PTSX XHCN được xác lập thay thế PTSX TBCN

C. Khi PTSX Cộng sản được xác lập thay thế PTSX XHCN

D. Khi PTSX Phong kiến được xác lập thay thế PTSX Công xã nguyên thủy

Câu 3: Ở phương Đông, dân tộc được hình thành dựa trên cơ sở nào?

A. Một nền văn hoá, một tâm lý dân tộc đã phát triển tương đối chín muồi và một cộng đồng kinh tế tuy đã đạt tới một mức độ nhất định song nhìn chung còn kém phát triển và ở trạng thái phân tán

B. Một nền văn hoá ổn định, một cộng đồng kinh tế tuy đã đạt tới một mức độ nhất định

C. Một tâm lý dân tộc ổn định, một cộng đồng kinh tế tuy đã đạt tới một mức độ nhất định

D. Một cộng đồng kinh tế phát triển, một tâm lý dân tộc đã phát triển

Câu 4: Hiểu theo nghĩa Dân tộc (nation) là cộng đồng chính trị - xã hội thì đặc trưng cơ bản nào được xem là đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc và là cơ sở liên kết các bộ phận, các thành viên của dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc của dân tộc?

A. Có chung phương thức sinh hoạt kinh tế

B. Có lãnh thổ chung ổn định không bị chia cắt

C. Có sự quản lý của một nhà nước

D. Có ngôn ngữ chung của quốc gia

Câu 5: Theo nghĩa dân tộc (ethnies) là cộng đồng người được hình thành lâu dài trong lịch sử thì tiêu chí nào được xem là tiêu chí quan trọng nhất để phân định một tộc người và có vị trí quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc người?

A. Cộng đồng về ngôn ngữ

B. Cộng đồng về văn hóa

C. Cộng đồng về kinh tế

D. Ý thức tự giác tộc người

Câu 6: Nghiên cứu vấn đề dân tộc, V.I.Lênin phát hiện ra hai xu hướng khách quan trong sự phát triển quan hệ dân tộc. Vậy xu hướng nào thể hiện rõ nét trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc muốn thoát khỏi sự áp bức, bóc lột của các nước thực dân, đế quốc?

A. Cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng đồng dân tộc độc lập

B. Các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau

C. Đấu tranh để thoát khỏi sự kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc

D. Đấu tranh để thoát khỏi tình trạng bị đồng hóa cưỡng bức của các dân tộc nhỏ dưới ách áp bức của các nước tư bản chủ nghĩa

Câu 7: Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về Cương lĩnh dân tộc, nội dung nào được xem là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập d ân tộc và tiến bộ xã hội?

A. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng

B. Các dân tộc được quyền tự quyết

C. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

D. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng và tự quyết

Câu 8: Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về Cương lĩnh dân tộc, nội dung nào được xem là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc?

A. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng

B. Các dân tộc được quyền tự quyết

C. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

D. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng và tự quyết

Câu 9: Việt Nam là một quốc gia đa tộc người với 6 đặc điểm nổi bật. Vậy, đặc điểm nào tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, mở rộng giao lưu giúp đỡ nhau cùng phát triển và tạo nên một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng?

A. Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người

B. Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau

C .Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng

D. Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời trong cộng đồng dân tộc - quốc gia thống nhất

Câu 10: Việt Nam là một quốc gia đa tộc người với 6 đặc điểm nổi bật. Vậy, đặc điểm nào thể hiện dễ bị các thế lực phản động lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng Việt Nam?

A. Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người

B. Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau

C. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng

D. Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời trong cộng đồng dân tộc - quốc gia thống nhất

Câu 11: Việt Nam là một quốc gia đa tộc người với 6 đặc điểm nổi bật. Vậy, đặc điểm nào dễ nảy sinh mâu thuẫn, xung đột, tạo kẽ hở để các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc phá hoại an ninh chính trị và sự thống nhất của đất nước?

A. Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người

B. Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau

C. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng

D. Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời trong cộng đồng dân tộc - quốc gia thống nhất

Câu 12: Nghiên cứu vấn đề dân tộc, V.I.Lênin phát hiện ra hai xu hướng khách quan trong sự phát triển quan hệ dân tộc. Vậy xu hướng nào thể hiện do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học và công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hoá trong xã hội tư bản chủ nghĩa đã làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau?

A. Cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng đồng dân tộc độc lập

B. Các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau

C. Đấu tranh để thoát khỏi sự kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc

D. Đấu tranh để thoát khỏi tình trạng bị đồng hóa cưỡng bức của các dân tộc nhỏ dưới ách áp bức của các nước tư bản chủ nghĩa

Câu 13: Hiểu theo nghĩa Dân tộc (nation) là cộng đồng chính trị - xã hội thì đặc trưng cơ bản nào thể hiện vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọng gắn với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ quốc gia dân tộc?

A. Có chung phương thức sinh hoạt kinh tế

B. Có lãnh thổ chung ổn định không bị chia cắt

C. Có sự quản lý của một nhà nước

D. Có ngôn ngữ chung của quốc gia

Câu 14: Theo nghĩa dân tộc (ethnies) là cộng đồng người được hình thành lâu dài trong lịch sử thì có mấy đặc trưng cơ bản?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 15: Theo nghĩa Dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc là cộng đồng chính trị - xã hội thì có mấy đặc trưng cơ bản?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 16: Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về Cương lĩnh dân tộc, nội dung nào được xem là chủ yếu, vừa là giải pháp quan trọng để liên kết các nội dung của cương lĩnh dân tộc thành một chỉnh thể ?

A. Các dân tộc bị áp bức phải đoàn kết lại

B. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng

C. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

D. Các dân tộc được quyền tự quyết

Câu 17: Nội dung nào được xem là cơ bản nhất, tiên quyết nhất của quyền dân tộc tự quyết?

A. Tự quyết về chính trị

B. Tự quyết về văn hóa

C. Tự quyết về kinh tế

D. Tự quyết về lãnh thổ

Câu 18: Nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin:

A. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại

B. Các dân tộc đoàn kết, bình đẳng và liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại

C. Các dân tộc có quyền tự quyết, các dân tộc có quyền bình đẳng, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại

D. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, tự quyết và liên hiệp công nhân các nước

Câu 19: Trong vấn đề dân tộc, cương lĩnh của chủ nghĩa Mác - Lênin gồm mấy nội dung chủ yếu?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 20: Các dân tộc ở Việt Nam còn có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Vậy muốn thực hiện bình đẳng dân tộc, chúng ta phải làm gì?

A. Các dân tộc đoàn kết đấu tranh, giành và giữ vững nền độc lập của tổ quốc, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa, để các dân tộc đều được phát triển tự do, đầy đủ và được hạnh phúc ấm no

B. Giữ gìn sự thống nhất Tổ quốc xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa, để các dân tộc đều được phát triển tự do, đầy đủ và được hạnh phúc ấm no

C. Xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa để các dân tộc đều được phát triển tự do, đầy đủ và được hạnh phúc ấm no

D. Phải từng bước giảm, tiến tới xóa bỏ khoảng cách phát triển giữa các dân tộc về kinh tế, văn hóa, xã hội

Câu 21: Đâu là mục tiêu về tư tưởng khi học tập và nghiên cứu về vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH?

A. Thấy rõ tính khoa học trong quan điểm và cách thức giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo của chủ nghĩa Mác – Lênin, của ĐCS Việt Nam; từ đó xác định trách nhiệm của bản thân góp phần tuyên truyền và thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo của Đảng và nhà nước

B. Rèn luyện tư duy và năng lực vận dụng những nội dung đã học để phân tích, giải thích những vấn đề trong thực tiễn một cách khách quan, có cơ sở khoa học

C. Nắm được quan điểm cơ bản của CN Mác – Lênin về vấn đề dân tộc, tôn giáo; MQH dân tộc và tôn giáo, nội dung chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và nhà nước Việt Nam, tầm quan trọng của nó đối với sự nghiệp cách mạng toàn dân dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam

D. Tất cả câu trả lời đều đúng

Câu 22: Đâu là mục tiêu về kiến thức khi học tập và nghiên cứu về vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH?

A. Thấy rõ tính khoa học trong quan điểm và cách thức giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo của chủ nghĩa Mác – Lênin, của ĐCS Việt Nam; từ đó xác định trách nhiệm của bản thân góp phần tuyên truyền và thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo của Đảng và nhà nước

B. Rèn luyện tư duy và năng lực vận dụng những nội dung đã học để phân tích, giải thích những vấn đề trong thực tiễn một cách khách quan, có cơ sở khoa học

C. Nắm được quan điểm cơ bản của CN Mác – Lênin về vấn đề dân tộc, tôn giáo; MQH dân tộc và tôn giáo, nội dung chính sách dân tộc tôn giáo của Đảng và nhà nước Việt Nam, tầm quan trọng của nó đối với sự nghiệp cách mạng toàn dân duwois sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam

D. Tất cả câu trả lời đều đúng

Câu 23: Đâu là mục tiêu về kỹ năng khi học tập và nghiên cứu về vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH?

A. Thấy rõ tính khoa học trong quan điểm và cách thức giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo của chủ nghĩa Mác – Lênin, của ĐCS Việt Nam; từ đó xác định trách nhiệm của bản thân góp phần tuyên truyền và thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo của Đảng và nhà nước

B. Rèn luyện tư duy và năng lực vận dụng những nội dung đã học để phân tích, giải thích những vấn đề trong thực tiễn một cách khách quan, có cơ sở khoa học

C. Nắm được quan điểm cơ bản của CN Mác – Lênin về vấn đề dân tộc, tôn giáo; MQH dân tộc và tôn giáo, nội dung chính sách dân tộc tôn giáo của Đảng và nhà nước Việt Nam, tầm quan trọng của nó đối với sự nghiệp cách mạng toàn dân duwois sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam

D. Tất cả câu trả lời đều đúng

Câu 24: Chỉ rõ bản chất của tôn giáo, chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định rằng: Tôn giáo là một hiện tượng xã hội – văn hóa do con người sáng tạo ra. Vậy, mọi quan niệm về tôn giáo xét đến cùng được sinh ra từ đâu và thay đổi như thế nào?

A. Được sinh ra từ những hoạt động sản xuất, những điều kiện sống nhất định trong xã hội và thay đổi theo những thay đổi của cơ sở kinh tế

B. Được sinh ra từ những mục đích, lợi ích của con người, phản anh ước mơ, nguyện vọng, suy nghĩ của họ

C. Được sinh ra từ những hoạt động sản xuất giản đơn, những điều kiện sống tối thiểu trong xã hội và thay đổi theo những thay đổi của cơ sở kinh tế

D. Tất cả câu trả lời đều đúng

Câu 25: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, dân tộc là quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người, trải qua các hình thức cộng đồng từ thấp đến cao, bao gồm: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. Vậy đâu chính là nguyên nhân quyết định sự biến đổi của cộng đồng dân tộc?

A. Sự biến đổi của lực lượng sản xuất

B. Sự biến đổi của quan hệ sản xuất

C. Sự biến đổi của phương thức sản xuất

D. Sự biến đổi của khoa học kỹ thuật

Câu 26: Nội dung cao nhất của quyền dân tộc tự quyết ở Việt Nam là gì?

A. Xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa để các dân tộc đều được phát triển tự do, đầy đủ và được hạnh phúc ấm no.

B. Giữ gìn sự thống nhất Tổ quốc xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa, để các dân tộc đều được phát triển tự do, đầy đủ và được hạnh phúc ấm no.

C. Các dân tộc đoàn kết đấu tranh, giành và giữ vững nền độc lập của tổ quốc, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa, để các dân tộc đều được phát triển tự do, đầy đủ và được hạnh phúc ấm no.

D. Các dân tộc đoàn kết đấu tranh, giành và giữ vững nền độc lập của tổ quốc, cùng nhau giữ gìn sự thống nhất Tổ quốc, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa, để các dân tộc đều được phát triển tự do, đầy đủ và được hạnh phúc ấm no.

 

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A A A A D A C A B C
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
B B B A C C A A B D
21 22 23 24 25 26        
A C B A C D        

 

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm chương khác: 

TN Chương 1: Nhập môn chủ nghĩa xã hội khoa học

TN Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

TN Chương 3: Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

TN Chương 4: Dân chủ xã hội và nhà nước xã hội chủ nghĩa

TN Chương 5: Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

TN Chương 6: Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

TN Chương 7: Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm gia sư môn lịch sử

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh trách nhiệm xã hội mới nhất

Mức lương của thực tập sinh trách nhiệm xã hội là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!