Brainstorm là gì? Phương pháp Brainstorm hiệu quả 2023

Brainstorming là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống nhất là trong thời đại Với sự bùng nổ của công nghệ số như hiện nay. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết về Brainstorm nhé !

1. Brainstorm là gì ?

Brainstorm là quá trình tạo ra ý tưởng mới và sáng tạo để giải quyết một vấn đề cụ thể hoặc thúc đẩy sự phát triển của một sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang phát triển. Trong quá trình này, các thành viên trong một nhóm thảo luận và đưa ra nhiều ý tưởng khác nhau mà không cần quá lo lắng về tính khả thi hoặc logic.

Phương pháp này giúp khai thác tối đa sức mạnh của các thành viên, không bị rào cản về khả năng thực hiện hay tính khả thi, các ý tưởng này sau đó sẽ được sàng lọc và đánh giá để tìm ra phương án tốt nhất cho vấn đề. Brainstorming là một phương pháp làm việc hiệu quả nhằm tạo ra những ý tưởng mới và sáng tạo trong một môi trường hợp tác.

Tìm hiểu thêm: Việc làm Leader Content lương cao

2. Phương pháp Brainstorm hiệu quả 2023

Tập trung vào số lượng hơn chất lượng

“Brainstorm” là từ chỉ quá trình, không là một khái niệm đơn nghĩa. Một câu nói kiểu “Hãy brainstorm đi” không thể khiến ý tưởng tuôn trào ngay lập tức. Brainstorm là quá trình cần thời gian, nhất là với những người mới thì họ cần có sự bắt nhịp để quen dần. Chính vì thế, tổ chức các buổi brainstorm tức là mang ra, trình bày tất cả ý kiến mà bạn có - bất kể chúng có ngớ ngẩn như thế nào đi chăng nữa.

Ở giai đoạn này, không tồn tại khái niệm “ngớ ngẩn”, tất cả các ý tưởng đều bình đẳng về tính chất - đó là tính chất “xây dựng”. Vì lý do đó, đừng lo lắng về việc tạo ra các ý kiến chất lượng mà hãy tập trung vào số lượng.

Có thể khác nhau giữa các ngành, nhưng đối với riêng ngành quảng cáo sáng tạo (và một số ngành nghề khác), cần ưu tiên số lượng trước chất lượng! 

“Khoanh vùng” để đảm bảo tập trung bằng việc luôn bắt đầu từ “vấn đề”

Suy nghĩ nhiều ý tưởng là việc tốt, tuy nhiên, bạn không nên quá “free to go”, đi qua những chủ đề không liên quan hoặc không thể đạt được vì các lý do khác nhau. Hãy xem xét “khoanh vùng” chủ đề/vấn đề; đồng thời thiết lập những “giới hạn cần thiết”: về ngân sách, thời gian, mục tiêu, vấn đề,... Động thái này sẽ giúp buổi brainstorm của bạn đi đúng hướng, mang đến sự tối ưu về “chất xám” và tuân thủ mục tiêu chính của hoạt động brainstorming.

Ví dụ, nếu ngân sách cho chiến dịch tiếp thị mới là 2.000 đô la, nhưng bạn biết bạn không muốn tiêu tiền cho quảng cáo trả phí mỗi lượt nhấp, bạn có thể sử dụng sức mạnh brainstorm của mình cho các phương thức khác.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện tốt nguyên tắc này bằng việc xác định “vấn đề”: Vấn đề là gì? Ở đâu?... Trong ngành Marketing & Communication, “vấn đề” dễ tìm thấy nhất chính là nằm trong brief.

“Don’t kill, build instead” - Đừng “giết” ý tưởng mà hãy “xây dựng”

Sẽ rất khó chịu nếu như bạn bị “cụt hứng” trong quá trình brainstorm vì bất cứ lý do nào - khi bản thân đang từng bước đạt đến sự thăng hoa của trí tuệ, sức sáng tạo. Đặc biệt trong brainstorm tập thể, tình trạng này càng “tối kỵ” hơn, vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của cả nhóm, tạo ra những xích mích không đáng có,...

Dựa trên nguyên tắc số 1 - “ưu tiên số lượng”, tất cả ý tưởng đều có tiềm năng và quý giá như nhau, chính vì thế, hãy giữ lại “nguyên vẹn” ý tưởng khi bạn nghĩ ra chúng. Dù là brainstorm tập thể hay một mình, ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn có một ý tưởng tốt hơn, hãy cứ để ý tưởng cũ nằm một chỗ lưu trữ - bạn có thể sử dụng nó sau này cho một dự án khác hoặc thậm chí trong giai đoạn thứ hai của dự án hiện tại.

Những ý tưởng tưởng chừng có vẻ “lạc hậu”, “ngớ ngẩn” cũng có thể trở thành biện pháp hữu hiệu sau này !

Brainstorm là gì? 8 phương pháp BrainStorming trong Content Marketing

Khám phá thêm: Tư duy sáng tạo là gì? Những hiểu lầm về tư duy sáng tạo

Quy tắc 3 “Không” - Không hài lòng, không ngừng và không “cam kết”

Tình trạng này có khả năng cao sẽ đưa bạn vào ngõ cụt trong vô thức, vì khi ấy bạn có thể chỉ đang brainstorm quanh ý tưởng “tuyệt vời” kia thay vì brainstorm một cách tự do. Chưa kể đến việc trong tâm thế “không hề hay biết”, bạn đã gắn kết quá trình brainstorm của mình vào ý tưởng đó để biến nó thành hiện thực - điều này sẽ hình thành tính cố chấp trong tư duy sáng tạo nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Giải pháp cho tình huống này là gì? Đó chỉ là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chính vì thế mà ta có quy tắc số 4 này - nói “Không” với ba thứ sau:

  • Không hài lòng với bất cứ ý tưởng nào hoàn toàn
  • Không ngừng sản xuất ý tưởng mới dựa trên nhiều góc độ khác
  • Không “cam kết” với sự hài lòng, “thỏa mãn” của bản thân

Mục tiêu của buổi brainstorm, tất nhiên, là hoàn thiện một ý tưởng, giải pháp cuối cùng. Nhưng cho đến khi bạn đã tiếp cận sự “cuối cùng” đó từ tất cả các góc độ có thể, vẫn còn một quá trình dài để khám phá nhiều ý tưởng mới, tiềm năng hơn, hiệu quả hơn.

Cứ đặt câu hỏi và trả lời, bạn sẽ có idea

Chất “kích thích” quá trình brainstorm là những câu hỏi. Hãy hỏi về những yếu tố xoay quanh vấn đề, càng nhiều càng có lợi - bạn sẽ càng “sản xuất” thêm nhiều idea, cũng như mở rộng tầm nhìn của bản thân về vấn đề.

Thậm chí, bạn có thể tự hỏi bản về thân nguồn gốc của những ý tưởng, để “khái quát” lại những khía cạnh bản thân đang chú ý, cũng như khám phá những khía cạnh mới chưa được chạm đến.

Nghỉ ngơi đúng lúc

“Vận” não tìm ý tưởng là điều cần làm (và phải làm). Tuy nhiên, nếu bạn muốn duy trì hiệu suất trong buổi brainstorm của mình, việc nghỉ ngơi là điều cần thiết. Đi dạo, lướt mạng xã hội hoặc ra ngoài ăn,...bất cứ hoạt động nào có thể giúp bạn thư giãn đầu óc.

Ngoài ra, dù là thực hiện brainstorm trong thời gian ngắn hay trong những “quãng” dài hơi, hãy lên lịch nghỉ ngơi để đảm bảo tâm trí của bạn (và cả đội nhóm của bạn) trong quá trình làm việc càng rõ ràng càng tốt.

A Brainstorming Technique To Boost Planning - StoriesOnBoard Blog

Đọc thêm: 5 phương pháp thúc đẩy sự sáng tạo trong công việc

3. 8 phương pháp BrainStorming trong việc phát triển Content Marketing

Nuôi dưỡng trí não

Tâm hồn thoải mái, rộng mở cùng trí não tràn ngập ý tưởng hay ho chính là điều kiện cần thiết để thực hiện BrainStorming hiệu quả. Vì vậy, hãy trò chuyện với mọi người nhiều hơn, đặt câu hỏi cho bản thân và cho mọi người, lắng nghe, ghi chép, chụp ảnh, đọc sách, xem phim truyền cảm hứng… hoặc đơn giản là làm bất cứ điều gì bạn thích để giải tỏa stress chính là cách giúp “thải độc” tâm hồn và nuôi dưỡng trí não.

Tự trau dồi bản thân trước

Brainstorm ideas là gì? Brainstorm ideas là “sản phẩm” của quá trình động não. Để có Brainstorm ideas phục vụ cho sự phát triển của Content Marketing thì bạn nên tự trau dồi bản thân trước, cả về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn. Bằng cách thực hiện brainstorming với chính mình rồi sau đó brainstorming với nhiều người khác. Khi nảy ra bất kỳ ý tưởng nào hãy ghi chú lại vì sau này biết đâu chúng sẽ có ích cho bạn.

Tìm tòi và sử dụng bản đồ tư duy mindmap

Nếu muốn nhìn nhận vấn đề đa chiều, hãy thường xuyên tìm tòi, quan sát và học hỏi. Sử dụng bản đồ tư duy mindmap là phương pháp tuyệt vời để bạn chủ động brainstorming, khám phá thêm nhiều điều mới mẻ.

Tập trung và không sử dụng thiết bị công nghệ và mạng xã hội 

Những cuộc gọi, tin nhắn, âm nhạc, phim ảnh, trò chơi,… từ mạng xã hội và thiết bị công nghệ có thể khiến bạn mất tập trung, đôi lúc còn rối trí và không sẵn sàng để thực hiện brainstorming. Do đó, một khi đã tham gia vào quá trình Brainstorm hãy thoát mạng xã hội và tắt hết các thiết bị công nghệ, chỉ tập trung vào brainstorming để đạt được hiệu quả mong muốn.

Brainstorming Exercises for Teams - The Ultimate List

Đọc thêm: Việc làm Content Creator đang tuyển dụng

Sử dụng Sticky Notes và Timers

Phương pháp này được thực hiện như sau: Viết ra “nỗi đau” trọng tâm của khách hàng. Sau đó đưa Sticky Notes cho các thành viên tham gia buổi Brainstorm để họ đưa ra những ý kiến/ý tưởng giải quyết “nỗi đau” đó trong 5 phút. Khi hết thời gian, người chủ trì buổi Brainstorm sẽ thu Sticky Notes lại và tổng hợp lại để cả nhóm cùng thảo luận và chọn ra ý kiến/ý tưởng tối ưu nhất.

Sử dụng kỹ thuật mood board – bảng miêu tả tâm trạng

Kết hợp hình ảnh, màu sắc và sắp xếp chúng theo bố cục thị giác – không gian có thể giúp khơi dậy niềm cảm hứng và làm bật lên các ý tưởng mới mẻ. Bạn có thể sử dụng phương pháp này khi đang “bí” ý tưởng cho các chiến dịch Content Marketing của mình.

Sử dụng phương pháp “Run-on Story”

Với phương pháp này, người chủ trì buổi Brainstorm sẽ khuyến khích các thành viên kể một câu chuyện liên quan đến “nỗi đau” của khách hàng mà chiến dịch Content Marketing đang hướng tới. Sau đó mọi người sẽ đưa ra những cách giải quyết phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể.

Phương pháp này được sử dụng với mục đích giúp cho mọi người trong team có thể chủ động lắng nghe, xây dựng và phát triển ý tưởng dựa trên ý tưởng của nhau.

Hãy thử phương pháp Doodle – nghệ thuật vẽ nguệch ngoạc

Mục đích của phương pháp này là giúp thúc đẩy quá trình sáng tạo, làm tăng khả năng tập trung và giúp giải phóng bộ nhớ. Áp dụng Doodle sẽ giúp bạn phá vỡ tư duy lối mòn truyền thống và đưa ra được nhiều ý tưởng hay ho, đột phá cho chiến dịch Content Marketing của mình.

4. Phân biệt phương pháp Brainstoming và 6 chiếc mũ tư duy

Brainstorming và 6 chiếc mũ tư duy là hai phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề. Brainstorming tập trung vào sự sáng tạo và khả năng tưởng tượng để tạo ra nhiều ý tưởng mới và đa dạng trong thời gian ngắn. Trong khi đó, 6 chiếc mũ tư duy tập trung vào sự phân tích và đánh giá của một vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau để giúp người tham gia hiểu rõ hơn về vấn đề và có thể đưa ra quyết định tốt hơn sau khi đã phân tích và đánh giá một cách toàn diện.

Phương pháp

Brainstorming

6 chiếc mũ tư duy

Mục đích

Tạo ra nhiều ý tưởng mới và đa dạng

Tư duy phân tích và đánh giá một vấn đề từ nhiều khía cạnh

Số lượng người tham gia

Nhiều

Thường ít

Cách thức hoạt động

Mỗi người đưa ra ý tưởng một cách tự do và không bị giới hạn

Mỗi người đảm nhận một vai trò nhất định và nghĩ về vấn đề từ góc độ của vai trò đó

Tập trung 

Sự sáng tạo và khả năng tưởng tượng

Sự phân tích và đánh giá

Thời gian

Thường tập trung vào một khoảng thời gian ngắn để tạo ra nhiều ý tưởng

Thường tập trung vào một vấn đề trong một khoảng thời gian dài hơn để phân tích và đánh giá nhiều khía cạnh khác nhau

Lợi ích

Tạo ra nhiều ý tưởng mới và đa dạng trong thời gian ngắn

Giúp người tham gia hiểu rõ hơn về vấn đề và có thể đưa ra quyết định tốt hơn sau khi đã phân tích và đánh giá một cách toàn diện


Brainstorm là một kỹ thuật linh hoạt và có thể được áp dụng cho hầu hết mọi vấn đề, mục tiêu mà doanh nghiệp cần giải quyết. Đây là phương pháp hợp tác nhằm tạo ra các ý tưởng trong một nhóm, mọi người chia sẻ ý tưởng một cách tự do để tạo ra nhiều những lựa chọn. Phương pháp này tuân theo một cách tiếp cận có cấu trúc với các kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sáng tạo, khai phá tiềm năng của mỗi người để giải quyết các vấn đề phức tạp.

Tìm hiểu thêm: 5 ảnh hưởng của sức khỏe tinh thần tới sự sáng tạo

5. Các kỹ thuật được áp dụng trong quá trình Brainstorm

Áp dụng các kỹ thuật giúp quá trình brainstorm là gì để đạt hiệu quả tốt nhất. Một số kỹ thuật khuyến khích được áp dụng trong quá trình sáng tạo ý tưởng như:

  • Kỹ thuật suy nghĩ ngược: Suy nghĩ ngược lại với với những ý tưởng, lý luận ban đầu có thể mang lại những ý tưởng và cách giải quyết độc đáo hiệu quả.
  • Starbursting: dựa trên việc tập trung vào các câu hỏi, để đánh giá các ý kiến hơn là tập trung trả lời.
  • Kỹ thuật bậc thang - the stepladder technique: khuyến khích các thành viên luôn yên tĩnh trong nhóm trở nên động não, suy nghĩ và hoạt động sôi nổi hơn.
  • Round – robin BrainStorming: Kỹ năng cho phép việc thảo luận không bị ảnh hưởng bởi các ý kiến cá nhân, đồng thời các thành viên đều có thể đưa ra ý tưởng để thảo luận.
  • Rolestorming: là một kỹ thuật cho phép các thành viên đưa ra ý kiến thảo luận dưới danh tính của người khác.  
  • Phương pháp Crawford: nhằm giúp cá nhân đưa ra ý kiến đóng góp và nhận được nhiều sự đồng ý của các thành viên, khích lệ tinh thần một cách hiệu quả.

Người trưởng nhóm cần nắm rõ các phương pháp và kỹ thuật để điều khiển việc brainstorm hiệu quả, khích lệ tất cả các thành viên, tạo ra những ý tưởng sáng tạo mới mẻ.

Khi bí ý tưởng hoặc chỉ đơn giản là cảm thấy bế tắc khi giải quyết một vấn đề nào đó, hãy thực hiện ngay một buổi brainstorm bởi đó là cách tuyệt vời để tái tạo lại “dòng chảy” sáng tạo trong bạn. Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Brainstorm. Hy vọng bạn hiểu rõ và thực hành hiệu quả !

>> Tìm hiểu thêm các công việc đòi hỏi sự sáng tạo:

Việc làm thực tập sinh Marketing mới nhất

Mức lương của thực tập sinh Marketing là bao nhiêu?

Việc làm Giám đốc Sáng tạo thu nhập tốt

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!