Câu hỏi trắc nghiệm NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC | Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn

Trọn bộ câu hỏi ôn tập dưới dạng trắc nghiệm ôn tập chương 1: NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC có đáp án học phần Xã hội học đại cương. Giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao cuối học phần.

Câu hỏi trắc nghiệm CHƯƠNG 1: Nhập môn Xã hội học (có đáp án) 

TÓM TẮT NỘI DUNG CƠ BẢN

Xem thêm: Tóm tắt lý thuyết Nhập môn xã hội học

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 

1. Ai là nhà xã hội học trong các nhà khoa học dưới đây:

A. Robert Aumann

B. David Audretsch

C. Emile Dukheim

D.Dean Baker

2. Trong các nhà khoa học sau đây, ai không phải là nhà xã hội học?

A. Herbert Spencer

B. August Comte

C. Dean Baker

D. Emile Dukheim

3. Nhận định nào sai khi nói về chức năng nhận thức của xã hội học:

A. Cung cấp tri thức khoa học về bản chất của hiện thực xã hội và con người

B. Phát hiện các quy luật, tính quy luật, cơ chế nảy sinh, vận động và phát triển của quá trình, hiện tượng xã hội

C. Phát hiện các hiện tượng xã hội, sự biến chuyển các hình thái kinh tế xã hội và biến đổi của môi trường tự nhiên

D. Xây dựng và phát triển hệ thống các phạm trù, khái niệm, lý thuyết…

4. Nhận định nào sai khi nói về chức năng thực tiễn của xã hội học:

A. “Cầu nối” giữa những nhà khoa học với tầng lớp nhân dân lao động, những đối tượng yếu thế trong xã hội

B. Chức năng “cầu nối” giữa nhà khoa học và nhà lãnh đạo quản lý, nhà kinh doanh, với người dân…

C. Chức năng dự báo khoa học

D. Chức năng kiến nghị đề xuất

5. Nhận định nào sai khi nói đến chức năng tư tưởng của xã hội học:

A. Tác động hiệu quả đến tư tưởng quần chúng cũng như giáo dục quần chúng, cảnh báo quần chúng nên và không nên làm.

B. Phát triển tư duy khoa học cho các nhà lãnh đạo, quản lý.

C.Phát triển tư duy cho các nhà kinh tế, nhằm tạo điều kiện cho xã hội phát triển.

D.Bồi bổ, rèn luyện kỹ năng quản lý lãnh đạo cho các nhà lãnh đạo .

6. Người đầu tiên nêu ra thuật ngữ xã hội học và tạo ra ngành xã hội học là:

A.   Auguste Comte (1789 – 1857)

B. Herbert Spencer (1820 – 1903)

C. Karl Marx (1818 – 1883)

D. Emile Dukheim (1858 – 1917)

7. Xã hội học ra đời dựa trên những điều kiện:

A.  Tôn giáo và các cuộc đấu tranh về tôn giáo.

B.  Sự hình thành các nền văn minh trên thế giới.

C.  Sự biến đổi về kinh tế, xã hội, chính trị và phương pháp luận nghiên cứu.

D.  Cả A và B đều đúng.

8. Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học là:

A.  Nghiên cứu những hình thức và mức độ biểu hiện của các hiện tượng xã hội, các quá trình xã hội.

B. Nghiên cứu những nguyên nhân, động cơ của những hành động xã hội, những biến đổi xã hội.

A.  Chỉ ra đặc trưng, xu hướng của những quá trình xã hội, từ đó đưa ra các dự báo xã hội.

B. Tất cả đều đúng.

9. Xã hội học ra đời năm nào?

A. 1838

B. 1839

C. 1840

D. 1841

10.  Ai là người quan niệm, xã hội học là khoa học về các quy luật của tổ chức xã hội?

A.   Auguste Comte (1789 – 1857)

B. Herbert Spencer (1820 – 1903)

C.Karl Marx (1818 – 1883)

D.Emile Dukheim (1858 – 1917)

11. Ai là người quan niệm xã hội học gồm có hai bộ phận: tĩnh học xã hội (statical society) nghiên cứu cơ chế xã hội trong trạng thái tĩnh và động học xã hội (dynamic society) nghiên cứu xã hội trong trạng thái vận động liên tục?

A.   Auguste Comte (1789 – 1857)

B.   Herbert Spencer (1820 – 1903)

C. Karl Marx (1818 – 1883)

D. Emile Dukheim (1858 – 1917)

12. Ai là người quan niệm, xã hội học là khoa học nghiên cứu các sự kiện xã hội?

A.   Auguste Comte (1789 – 1857)

B.   Herbert Spencer (1820 – 1903)

C. Karl Marx (1818 – 1883)

D. Emile Dukheim (1858 – 1917)

13. Theo Auguste Comte (1798-1857), xã hội được phát triển qua ba giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu tiên “giai đoạn thần học” là giai đoạn:

A.   Nhận thức mang tính thần bí và niềm tin vào lực lượng siêu tự nhiên, siêu nhân.

B.   Nhận thức mang tính lai ghép và ý tưởng hóa một cách trừu tượng về các sự vật hiện tượng .

C.   Nhận thức dựa trên phương pháp tư duy thực chứng, tức là quá trình nhận thức để nắm bắt khái niệm, tri thức dựa trên các bằng chứng xác thực của các giác quan.

D.  Tất cả đều đúng.

14. Theo Auguste Comte (1798-1857), xã hội được phát triển qua ba giai đoạn, trong đó giai đoạn thứ hai “giai đoạn siêu hình” là giai đoạn:

A.   Nhận thức mang tính thần bí và niềm tin vào lực lượng siêu tự nhiên, siêu nhân.

B.   Nhận thức mang tính lai ghép và ý tưởng hóa một cách trừu tượng về các sự vật hiện tượng.

C.   Nhận thức dựa trên phương pháp tư duy thực chứng, tức là quá trình nhận thức để nắm bắt khái niệm, tri thức dựa trên các bằng chứng xác thực của các giác quan.

D.  Tất cả đều đúng.

D. Câu B và C đúng.

15. Xã hội học phát triển xuất phát từ :

A.   Sự bừng dậy của kinh tế công nghiệp làm phá vỡ cách sống đã hình thành lâu đời từ thời trung cổ.

B.  Sự phát triển của đô thị nhanh chóng kéo theo các vấn đề về ô nhiễm, tội phạm, nhà ở... dẫn đến sự quan tâm đến xã hội.

C. Những thay đổi chính trị xóa bỏ quyền lợi thần thánh của giai cấp quý tộc phong kiến, giải phóng tự do và quyền lợi cá nhân, phát triển tư tưởng chính trị cách mạng

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

16.  Theo quan điểm của E. Durkheim, đặc trưng cơ bản của các sự kiện xã hội là:

A.  Sự kiện xã hội phải là những gì ở bên ngoài cá nhân

B.  Các sự kiện xã hội bao giờ cũng là chung đối với nhiều cá nhân

C.   Các sự kiện xã hội bao giờ cũng có sức mạnh kiểm soát, hạn chế, cưỡng chế hành động và hành vi của cá nhân

D.  Tất cả đều đúng

17.  Ai là nhà xã hội học đã nêu ra khái niệm đoàn kết xã hội?

A. Auguste Comte (1789 – 1857)

B. Herbert Spencer (1820 – 1903)

C. Karl Marx (1818 – 1883)

D. Emile Dukheim (1858 – 1917)

18. Theo E. Durkheim, đoàn kết xã hội có mấy hình thức cơ bản?

A.   2

B.   3

C.  4

D.  5

19. Theo quan điểm của E. Durkheim, kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự thuần nhất, đơn điệu các giá trị và niềm tin là:

A.   Đoàn kết cơ học (cơ giới)

B.   Đoàn kết hữu cơ

C.  Đoàn kết bộ phận

D.  Tất cả đều đúng

20. Theo quan điểm của E. Durkheim, kiểu đoàn kết xã hội dựa trên những mối liên hệ tương tác giữa các cá nhân với các bộ phận cấu thành nên xã hội?

A.  Đoàn kết cơ học (cơ giới)

B.  Đoàn kết hữu cơ

C.  Đoàn kết bộ phận

D.  Tất cả đều đúng

21. Ai là người quan niệm, xã hội như là cơ thể sống?

A.   Auguste Comte (1789 – 1857)

B.   Herbert Spencer (1820 – 1903)

C. Karl Marx (1818 – 1883)

D. Emile Dukheim (1858 – 1917)

22. Nguyên lý cơ bản nhất trong xã hội học của H. Spencer là:

A.  Nguyên lý tiến hóa

B.  Nguyên lý di truyền

C.  Nguyên lý tạo hóa

D.  Tất cả đều sai

23. Ai là người quan niệm, xã hội học là khoa học về hành động xã hội?

A.   Auguste Comte (1789 – 1857)

B.   Herbert Spencer (1820 – 1903)

C. Max Weber (1864 – 1920)

D. Emile Dukheim (1858 – 1917)

24.  Ai là người mô tả xã hội dưới góc độ xung đột giai cấp và sự phân bố của cải?

A.   Auguste Comte (1789 – 1857)

B.   Herbert Spencer (1820 – 1903)

C. Karl Marx (1818 – 1883)

D. Emile Dukheim (1858 – 1917)

25.  Mô hình lý thuyết nghiên cứu xã hội học quan niệm, xã hội là một hệ thống có những bất bình đẳng xã hội và xung đột, chúng tạo nên những chuyển biến xã hội là:

A.  Mô hình lý thuyết tương tác biểu tượng

B.  Mô hình lý thuyết cấu trúc – chức năng

C.  Mô hình lý thuyết xung đột

D.  Tất cả đều đúng

26. là khoa học nghiên cứu các quy luật hình thành, vận động và phát

triển của các mối quan hệ giữa con người và xã hội.

A.   Triết học

B.   Tâm lý

C.  Xã hội học

D.  Nhân học

27. Các định nghĩa về xã hội học hiện nay có thể quy về mấy cách tiếp cận cơ bản?

A.   2

B.   3

C.  4

D.  5

28. Cách tiếp cận cho rằng, xã hội học là khoa học nghiên cứu quy luật của hoạt động xã hội, của sự vận động, biến đổi và phát triển cộng đồng xã hội, hệ thống xã hội và phát triển trong lịch sử là:

A.   Cách tiếp cận vĩ mô

B.   Cách tiếp cận vi mô

C.  Cách tiếp cận tích hợp vi – vĩ mô

D.  Tất cả đều đúng

29. Cách tiếp cận cho rằng, xã hội học là khoa học nghiên cứu hành về hành vi cá nhân và hoạt động xã hội của con người trong cấu trúc của các mô hình quan hệ và tương tác xã hội trong các nhóm, các cộng đồng xã hội là :

A.   Cách tiếp cận vĩ mô

B.   Cách tiếp cận vi mô

C.  Cách tiếp cận tích hợp vi – vĩ mô

D.  Tất cả đều đúng

30. Cách tiếp cận cho rằng, xã hội học là khoa học về quy luật và tính quy luật xã hội chung và đặc thù của sự phát triển lịch sử, là khoa học về cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó là :

A.   Cách tiếp cận vĩ mô

B.   Cách tiếp cận vi mô

C.  Cách tiếp cận tích hợp vi – vĩ mô

D.  Tất cả đều đúng

31. Lợi ích của nhãn quan xã hội học là:

A.  Nâng cao sự am hiểu về thế giới và xã hội

B.  Hiểu những cơ hội và hạn chế, những bó buộc gặp phải trong cuộc sống

C.  Tham gia tích cực hơn các hoạt động trong xã hội

D.  Tất cả đều đúng

32. Những điều kiện chính trị dẫn đến sự ra đời của xã hội học là?

A.  Cách mạng tư sản và việc thành lập nhà nước tư sản

B.   Mâu thuẫn về lợi ích giữa các tầng lớp xã hội, đặc biệt là giai cấp vô sản và tư sản

C.  Cả A & B đều đúng

D.  Cả A & B đều sai

33. Những điều kiện khoa học, lý luận và tư tưởng dẫn đến sự ra đời của xã hội học là:

A.  Tư tưởng khoa học thời Phục hưng, Khai sáng về con người và quyền con người

B.   Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, đặc biệt là phương pháp luận nghiên cứu khoa học

C.  Cả A & B đều đúng

D.  Cả A & B đều sai

34. Ai là nhà xã hội học đặt nền móng xây dựng chủ nghĩa chức năng và cơ cấu?

A.   Auguste Comte (1789 – 1857)

B.   Herbert Spencer (1820 – 1903)

C. Karl Marx (1818 – 1883)

D. Emile Dukheim (1858 – 1917)

35. Theo M. Weber, loại hành động cảm tính bộc phát của chủ thể hành động gây ra, có tính tự phát, chưa có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động là:

A.   Hành động xúc cảm

B.   Hành động truyền thống

C.  Hành động hướng tới mục đích

D.  Hành động hướng tới giá trị

36. Theo M. Weber, loại hành động theo phong tục tập quán đã được thừa nhận trong xã hội là:

A.   Hành động xúc cảm

B.   Hành động truyền thống

C.  Hành động hướng tới mục đích

D.  Hành động hướng tới giá trị

37. Theo M. Weber, loại hành động mà chủ thể thành động phải có sự tính toán, cân nhắc, quyết định mục đích, lựa chọn công cụ, phương tiện sao cho hiệu quả nhất là:

A.   Hành động xúc cảm

B.   Hành động truyền thống

C.  Hành động hướng tới mục đích

D.  Hành động hướng tới giá trị

38. Theo M. Weber, loại hành động có tính định hướng, có sự cân nhắc của chủ thể về giá trị của hành động đó mang lại cho bản thân có phù hợp với địa vị, tôn giáo, dân tộc mình không là:

A.   Hành động xúc cảm

B.   Hành động truyền thống

C.  Hành động hướng tới mục đích

D.  Hành động hướng tới giá trị

39. Đâu là đi tìm những yếu tố, điều kiện xã hội, những sức ép xã hội,những yếu tố văn hóa, xã hội nào đã quy định những hành vi, những mối quan hệ giữa các cá nhân.

A.   Nhãn quan xã hội học

B.   Nhãn quan nhân học

C.  Nhãn quan triết học

D.  Nhãn quan kinh tế học

40.  Theo quan điểm của A. Comte, bộ phận xã hội nghiên cứu các quy luật biến đổi của xã hội trong các hệ thống của xã hội theo thời gian là?

A.  Tĩnh học xã hội

B.   Động học xã hội

C.  Cấu trúc xã hội

D.  Tất cả đều đúng

41. Phát biểu nào đúng nhất khi nói đến chức năng thực tiễn của Xã hội học:

A.    Chức năng “cầu nối” giữa nhà khoa học và nhà lãnh đạo quản lý, nhà kinh doanh, với người dân.

B.  Làm cầu nối giữa nhà kinh tế với người tiêu dùng hàng hóa.

C.  Chức năng định hướng phát triển môi trường tự nhiên và xã hội.

D.  Cả A và B đều đúng

42. Chức năng nhận thức của xã hội học là:

A.    Cung cấp tri thức khoa học về bản chất của hiện thực xã hội và con người.

B.    Cung cấp tri thức khoa học về quy luật tiến hóa loài người .

C.    Xây dựng và phát triển hệ thống các khái niệm, các phạm trù, lý thuyết.

D.    Cả A và C đều đúng.

43. Chức năng nhận thức của xã hội học được thể hiện ở những nội dung nào dưới đây?

A.  Cung cấp tri thức khoa học về bản chất của hiện thực xã hội và con người.

B.  Phát hiện các quy luật, tính quy luật và cơ chế nảy sinh, vận động và phát triển của quá trình, hiện tượng xã hội.

C.  Xây dựng và phát triển hệ thống các phạm trù, khái niệm, lý thuyết và phương pháp luận nghiên cứu.

D.  Tất cả đều đúng.

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C C C A C A C D A A
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A D A B D D D B A B
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
B A C C B C B A B C
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
D C C D A B C D A B
41 42 43              
A A D              

 

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm chương khác:

Chương 1: Nhập môn Xã hội học 

Chương 2: Xã hội và văn hóa 

Chương 3: Quá trình xã hội hóa, vị trí và vai trò xã hội 

Chương 4: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội 

Chương 5: Phân tầng xã hội và di động xã hội 

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm nhân viên truyền thông xã hội mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh trách nhiệm xã hội mới nhất

Mức lương của thực tập sinh trách nhiệm xã hội là bao nhiêu?

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!