Câu hỏi trắc nghiệm QUY TRÌNH XÃ HỘI HÓA, VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ XÃ HỘI | Xã hội học đại cương | Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn

Trọn bộ câu hỏi ôn tập dưới dạng trắc nghiệm ôn tập chương 3: QUY TRÌNH XÃ HỘI HÓA, VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ XÃ HỘI có đáp án học phần Xã hội học đại cương. Giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao cuối học phần.

Câu hỏi trắc nghiệm CHƯƠNG 3: Quy trình xã hội hóa, vị trí và vai trò xã  (có đáp án) 

TÓM TẮT NỘI DUNG CƠ BẢN

Xem thêm: Tóm tắt lý thuyết Quy trình xã hội hóa, vị trí và vai trò xã hội

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 

1. Quá trình xã hội hóa kết thúc khi nào:

A.     Cá nhân đến tuổi về hưu

B.     Cá nhân đủ nhận thức về bản thân và xã hội

C.    Cá nhân đã được rèn luyện qua môi trường giáo dục đại học

D.    Khi cá nhân chết đi

2. ….là quá trình mà qua đó chúng ta có thể tiếp nhận được nền văn hóa của xã hội mà chúng ta được sinh ra – quá trình mà nhờ đó chúng ta đạt được những đặc trưng xã hội của chúng ta – nhân cách.

A.    Thiết chế

B.   Xã hội hóa

C.   Tổ chức

D.   Tương tác

3. Môi trường đầu tiên của quá trình xã hội hóa cá nhân là:

A.    Môi trường gia đình

B.   Môi trường nhà trường

C.   Thông tin đại chúng

D.   Nhóm bạn

4.  Khái niệm “vai trò” được hiểu là:

A.   Là toàn bộ quyền lực mà cá nhân đạt được nhờ nỗ lực.

B.   Là toàn bộ quyền và nghĩa vụ của một người trong một vị trí nhất định.

C.  Là toàn bộ quyền mà cá nhân có được trong một vị trí nhất định.

D.  Là toàn bộ nghĩa vụ của một người trong một vị trí nhất định.

5. Vị trí xã hội là gì?

A.   Vị trí xã hội của cá nhân là vị trí tương đối của cá nhân trong cơ cấu xã hội.

B.   Là vị trí xã hội gắn liền với những trách nhiệm và những quyền lợi gắn kèm theo.

C.Là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những đòi hỏi này được xác định căn cứ vào những mong đợi, chuẩn mực xã hội.

D. Tất cả đều đúng

6. Vai trò xã hội là gì?

A.   Vị trí xã hội của cá nhân là vị trí tương đối của cá nhân trong cơ cấu xã hội.

B.   Là vị trí xã hội gắn liền với những trách nhiệm và những quyền lợi gắn kèm theo.

C. Là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những đòi hỏi này được xác định căn cứ vào những mong đợi, chuẩn mực xã hội.

D. Tất cả đều đúng

7. Căn cứ vào nguồn gốc tạo thành, vị thế xã hội được chia thành loại nào?

A.   Vị thế then chốt

B.   Vị thế có sẵn

C. Vị thế đạt được

D. Vị thế không then chốt

8. Địa vị đạt được là?

A.   Là những vị thế mà chủ thể đạt được nhờ vào sự giúp đỡ, ban tặng từ người khác.

B.   Là những vị thế mà chủ thể đạt được trên cơ sở của sự lựa chọn và ganh đua cá nhân, nhờ năng lực và sự cố gắng.

C.   Là các vị thế gắn liền với yếu tố tự nhiên như giới tính, chủng tộc, nơi sinh, ...

D.   Tất cả đều đúng

9. Mỗi cá nhân chiếm giữ bao nhiêu địa vị?

A.   Một hoặc hai địa vị

B.   Nhiều địa vị

C. Duy nhất một địa vị

D. Ba địa vị

10.  Xung đột vai trò xảy ra trong trường hợp nào?

A.   Khi cá nhân không được xã hội đáp ứng những nhu cầu đang mong đợi

B.   Khi cá nhân gặp khó khăn trong các hoạt động với nhiều người

C.   Khi cá nhân cùng lúc thực hiện nhiều vai trò khác nhau

D.   Tất cả đều đúng

11.  Nhường chỗ trên xe buýt cho cụ già và phụ nữ có thai là hành vi thuộc loại hình văn hóa:

A.    Hành động

B.   Đồ vật

C.   Tư tưởng

D.   Tình cảm

12. Tục thờ cúng ông bà của người Việt Nam được liệt vào loại hình văn hóa nào sau đây?

A.   Tư tưởng

B.   Tình cảm

C. Văn hóa tinh thần

D. Câu A và C đúng

13.  Xã hội hóa là quá trình:

A.   Quá trình đứa trẻ học được từ bố mẹ cách xử sự đối với mọi người xung quanh

B.   Quá trình mà trong đó chúng ta có thể học hỏi và tiếp nhận nền văn hóa của xã hội, có thể học được cách suy nghĩ và ứng xử hợp với đặc trưng của xã hội.

C.   Quá trình cá nhân chỉ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội chứ không tham gia vào quá trình sáng tạo ra các kinh nghiệm xã hội

D. Quá trình hai mặt: một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào xã hội, vào hệ thống xã hội ; mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động bằng các mối quan hệ thông qua việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các quan hệ xã hội.

14. Tổ chức duy nhất không đóng góp vào quá trình xã hội hóa của con người là:

A.    Nhà trường

B.   Gia đình

C.   Nhóm người cùng địa vị

D.   Nhóm người cùng công việc

15. Tác động nào sau đây được coi là quan trọng nhất của gia đình?

A. Tác động chính yếu vào bậc nhất của con người trong xã hội

B.   Khen thưởng và trừng phạt dựa trên kết quả chứ không phải cá nhân

C.   Học cách tự điều khiển bản thân

D.   Hoàn thiện bản thân thông qua việc đóng nhiều vai trò khác nhau

16.  Các khía cạnh kinh tế - quyền lực – và vị thế có liên quan gì với nhau?

A.   Khía cạnh kinh tế đóng vai trò chủ đạo.

B.   Vị thế không dính dáng gì đến các khía cạnh còn lại.

C.  Quyền lợi và vị thế lấn át khía cạnh kinh tế.

D.Tất cả các khía cạnh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

17. Quan điểm tuần hoàn về sự biến đổi xã hội cho rằng:

A.   Xã hội tồn tại trong một trạng thái cân bằng mỏng manh.

B.   Sự thay đổi xảy ra khi một phần của xã hội bị tụt hậu sau cái khác.

C.  Các xã hội tăng trưởng khi chúng thay đổi.

D.Các xã hội thay đổi khi chúng phát triển và thụt lùi theo thời gian.

18. Theo đánh giá của các nhà xã hội học, phương tiện nào sau đây ngày càng có tầm quan trọng trong quá trình xã hội hóa?

A.    Truyền đạt mặt đối mặt.

B.   Dạy dỗ chính thức của gia đình, thầy cô.

C.   Học tập lẫn nhau từ bạn bè.

D.   Phương tiện truyền thông như Tivi, Internet.

19. “Vị thế chủ đạo (then chốt), có vai trò quyết định đối với việc xác định những đặc điểm nào đó của một cá nhân”, đây là vị thế cá nhân nào?

A.   Vị thế nghề nghiệp

B.   Vị thế giới tính

C.  Vị thế sở hữu tư liệu sản xuất

D.  Tất cả đều sai

20.  Sau 2 năm làm việc, từ vị trí nhân viên kinh doanh, chị B được Tổng giám đốc công ty Z đề bạt lên làm Trưởng phòng nhân sự. Hỏi việc thay đổi chức vụ của chị B thuộc loại di động xã hội nào?

A.   Di động dọc

B.   Di động ngang

C.  Di động cơ cấu

D.  Di động tuần hoàn

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D B A B A A B B B C
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A D D C A D D D A A

 

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm chương khác:

Chương 1: Nhập môn Xã hội học 

Chương 2: Xã hội và văn hóa 

Chương 3: Quá trình xã hội hóa, vị trí và vai trò xã hội 

Chương 4: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội 

Chương 5: Phân tầng xã hội và di động xã hội 

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm nhân viên truyền thông xã hội mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh trách nhiệm xã hội mới nhất

Mức lương của thực tập sinh trách nhiệm xã hội là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!