TÓM TẮT LÝ THUYẾT: QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA, VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ XÃ HỘI
Định nghĩa về xã hội hoá
Xã hội hóa:
- Là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình để phục vụ tốt cho việc thực hiện các hành vi tương ứng với hệ thống vai trò mà cá nhân phải đóng trong cuộc đời (Nhà XHH Mỹ, Neil Smelser)
- Là quá trình tương tác giữa con người với con người, con người với xã hội, qua đó con người với tư cách là cá thể học hỏi, lĩnh hội, tiếp nhận các giá trị và chuẩn mực văn hóa của xã hội để biến thành cái tôi của mình.
- Đó cũng là quá trình mà cá nhân học được cách suy nghĩ và cách ứng xử thích hợp với xã hội, gia nhập vào nhóm xã hội, vào cộng đồng xã hội và được xã hội tiếp nhận cá nhân như một thành viên chính thức của mình. Cá nhân học cách đóng vai trò xã hội theo đúng khuôn mẫu hành vi nhằm đáp ứng sự mong đợi của xã hội, thực hiện vai trò nên vị thế xã hội nhất định của mình. Quá trình này bắt đầu và kết thức khi chúng ta mất đi.
Vai trò của xã hội hóa
Quá trình vừa dạy dỗ vừa học hỏi, giúp các cá nhân hành động theo chuẩn mực của một nhóm cộng đồng xã hội cụ thể.
- Thúc đẩy sự kiểm soát và phát triển của nhận thức
- Chuẩn bị và thực hiện vai trò, bao gồm các vai trò nghề nghiệp, vai trò giới và vai trò trong các thiết chế như kết hôn, làm cha mẹ
- Sự nuôi dưỡng các lý tưởng, hoặc những thứ quan trọng, có giá trị (Arnett, 1995)
Các môi trường xã hội hóa
1. Gia đình:
- Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên giữ vị trí đặc biệt quan trọng, là cơ sở của các quá trình xã hội hóa về sau. Sự dạy dỗ của gia đình có ảnh hưởng quyết định đến thái độ và hành vi của mỗi con người.
- Vai trò của bố mẹ đối với việc hình thành nhân cách của con cái là hết sức quan trọng. Sự ảnh hưởng quan trọng của bố mẹ đối với con cái thường là bản thân các hành vi của chính họ hơn là sự giáo huấn bằng ngôn từ. Con cái học bố mẹ chủ yếu bằng con đường bắt chước trong vôthức.
2. Nhà trường:
- Nhà trường Là môi trường xã hội hóa có ảnh hưởng quyết định đến tốc độ, hình thức, nội dung và xu hướng của quá trình xã hội hóa.
- Hướng xã hội hóa của nhà trường là trang bị, phổ biến chính thức các kiến thức và kĩ năng xã hội cơ bản cần thiết để cá nhân tự khẳng định mình và thích hợp với những vị thế xã định. Những hình thức dạy - học nói riêng và sự giáo dục nói chung đều hướng tới mục tiêu mở mang dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội.
3. Nhóm bạn đồng lứa:
Nhóm bạn đồng lứa là môi trường thân thiện, độc lập, không bị kiểm soát, dễ thổ lộ và tâm tình những điều thầm kín, sở thích, sự tò mò. Môi trường này không có khoảng cách giữa các thế hệ về hệ giá trị, quan điểm, thái độ nhận thức như môi trường gia đình (mối quan tâm khác nhau giữa con cái và cha mẹ). Nhóm bạn bè cũng tạo ra áp lực lên cá nhân bằng những quy tắc của nhóm. Tuy nhiên đây chỉ là ảnh hưởng ngắn hạn, gia đình vẫn có ảnh hưởng lên các nguyện vọng, ước mơ lâu dài của lớp trẻ.
4. Phương tiện truyền thông đại chúng:
- Môi trường này tác động đến xã hội không phải giới hạn trong một giai đoạn nào mà nó tác động đến nhận thức xã hội trong cả ba giai đoạn của cuộc đời con người.
- Nếu như môi trường gia đình, nhà trường được coi là 2 môi trường quan trọng thì ngày nay khi thông tin đại chúng ngày càng phát triển thì nó càng chiếm lĩnh dần trong việc đóng vai trò quan trọng trong xã hội hóa để cá nhân dần hạn chế sự ảnh hưởng của 2 thiết chế môi trường gia đình, xã hội.
- Nó giúp các cá nhân lĩnh hội được vai trò những những quy định hành vi trong xã hội, thấy được sự cần thiết phải tuân theo hệ thống chuẩn mực và giá trị chung của xã hội.
=> Các giai đoạn của quá trình xã hội hóa không gián đoạn hay phân chia một cách rạch ròi mà luôn có sự đan xem. Đó là quá trình tất yếu và kéo dài suốt cuộc đời con người.
Xem thêm
Tóm tắt lý thuyết Xã hội học đại cương
Tóm tắt lý thuyết Xã hội học đại cương: Nhập môn Xã hội học
Tóm tắt lý thuyết Xã hội học đại cương: Xã hội và văn hóa
Tóm tắt lý thuyết Xã hội học đại cương: Quá trình xã hội hóa, vị trí và vai trò xã hội
Tóm tắt lý thuyết Xã hội học đại cương: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội
Tóm tắt lý thuyết Xã hội học đại cương: Phân tầng xã hội và di động xã hội
Câu hỏi trắc nghiệm Xã hội học đại cương
Câu hỏi trắc nghiệm Xã hội học đại cương: Quá trình xã hội hóa, vị trí và vai trò xã hội
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm nhân viên trách nhiệm xã hội mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh trách nhiệm xã hội
Mức lương của thực tập sinh trách nhiệm xã hội là bao nhiêu?
Được cập nhật 28/03/2024
286 lượt xem