TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ THIẾT CHẾ XÃ HỘI
Cấu trúc xã hội
1. Định nghĩa về cấu trúc xã hội
- Cấu trúc xã hội trong tiếng Anh được gọi là social structure.
- Cấu trúc xã hội thể hiện cấu tạo nền tảng của một nền văn hóa, bao gồm các nhóm xã hội, các thể chế, hệ thống địa vị xã hội, mối quan hệ giữa các địa vị này và quá trình qua đó các nguồn lực xã hội được phân bổ.
- Cấu trúc xã hội có ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh từ việc lựa chọn mặt bằng sản xuất đến việc chọn các phương thức quảng cáo và chi phí kinh doanh ở một nước.
2. Các thành phần quan trọng của thiết chế xã hội
- Vị thế/vị trí/Địa vị xã hội
- Nhóm xã hội - Tổ chức xã hội
- Thiết chế xã hội (định chế xã hội)
Địa vị xã hội
1. Định nghĩa địa vị xã hội
Địa vị xã hội (vị thế xã hội) là thuật ngữ dùng để chỉ chỗ đứng của một người hay một nhóm người trong kết cấu xã hội, được sắp xếp, thẩm định hay được đánh giá của xã hội căn cứ trên các tiêu chuẩn kinh tế, chính trị, nghề nghiệp và văn hóa của một xã hội nhất định.
Nói đến vị thế xã hội là hiểu rằng có những thang bậc khác nhau, người này có thể có địa vị xã hội cao hơn địa vị xã hội của người khác. Sự sắp xếp này dựa trên quan điểm hệ thống giá trị do các thành viên trong xã hội quy định. Ứng với từng địa vị xã hội sẽ có một mô hình hành vi xã hội tương ứng với nó.
2. Phân loại địa vị xã hội
2.1 Địa vị gán
Là địa vị mà một cá nhân được thừa hưởng ngay từ khi mới sinh ra hoặc bị bắt buộc phải nhận trong cuộc đời. Loại địa vị này nằm ngoài sự lựa chọn của cá nhân và phổ biến trong xã hội đóng.
2.2 Địa vị đạt được
Là loại địa vị mà cá nhân có được do quá trình phấn đấu và do năng lực (bằng cả con đường chính thức và không chính thức). Phổ biến trong xã hội mở.
2.3 Địa vị chủ chốt
Là một địa vị hạt nhân hoặc địa vị chính yếu mà nó có một tác dụng quan trọng trong các tương tác và các quan hệ của cá nhân với những người khác
Vai trò xã hội
1. Định nghĩa về vai trò xã hội
Vai trò xã hội là tập hợp các chuẩn mực hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định.
Mỗi cá nhân cùng lúc có thể đóng nhiều vai trò khác nhau, mỗi vai trò đều phải đáp ứng những chờ đợi mong đợi/ kỳ vọng của xã hội => có thể bị xung đột vai trò.
Vai trò là cách thức xã hội quy định một cá nhân phải ứng xử như thế nào khi ở vào một vị trí xã hội cụ thể nào đó. Mỗi vai trò là tập hợp những khuôn mẫu hành vi nhất định (hành vi đòi hỏi và hành vi bị cấm đoán trong một vai trò)
Khi nói đến quan hệ xã hội không đơn thuần chỉ nói đến quan hệ giữa các cá nhân mà để chỉ quan hệ giữa các vai trò do các cá nhân nắm giữ trong xã hội.
Có 5 loại vai trò xã hội: vai trò định chế, vai trò thông thường (vai trò thường nhật), vai trò kì vọng, vai trò gán, vai trò tự chọn.
2. Xung đột vai trò
- Chỉ sự xung khắc giữa các vai trò tương ứng với hai vị thế trở lên, khi cá nhân cùng 1 lúc nắm giữ nhiều địa vị, bị giới hạn về thời gian
- Xung đột vai trò xảy ra khi nhằm hoàn thành tốt một vai trò, chúng ta phải hy sinh việc hoàn thành tốt một vai trò khác.
3. Căng thẳng vai trò
Chỉ sự xung khắc giữa các vai trò tương ứng với một vị thế, địa vị riêng lẻ; bị giới hạn về khả năng và trình độ khi đóng vai.
Căng thẳng vai trò xuất hiện khi cá nhân:
Cảm nhận những mâu thuẫn trong vai trò hiện tại của mình.
Không thể đáp ứng yêu cầu của một vai trò mới.
4. Thoát khỏi vai trò
- Tiến trình rời bỏ một vai trò mà là cốt lõi cho sự nhận dạng của ai đó, và thiết lập lại nhân dạng trong vai trò mới; để làm đúng vai trò của mình đẩm nhiệm, mỗi cá nhân phải tích cực hoạt động, theo đó mà học hỏi liên tục, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện mình
- Mô hình 4 giai đoạn (Ebaugh)
- Nghi ngờ (nản lòng, kiệt sức, không vui với thân trạng đã quen thuộc cùng những vai trò đi liền theo đó)
- Tìm những thay thế khác
- Hành động (khởi sự)
- Tạo dựng nhân dạng mới
Nhóm xã hội
1. Định nghĩa về nhóm xã hội
Nhóm xã hội là tập hợp những con người có nhiều hành vi tương tác nhau, liên hệ với nhau về vị thế, vai trò, nhu cầu, lợi ích và những định hướng giá trị nhất định trên cơ sở những kỳ vọng chung có liên quan đến lối ứng xử của những người khác
Cùng lúc cá nhân có thể thuộc nhiều nhóm xã hội khác nhau. Mỗi nhóm xã hội được hình thành có một kiểu đặc trưng quan hệ khác nhau.
Khái niệm nhóm khác biệt với đám đông và công chúng.
VD: lớp học, nhóm bạn bè, gia đình, nhóm thể thao,...
2. Các thành tố của nhóm xã hội Đặc trưng của nhóm:
Mỗi nhóm đều có cơ cấu xã hội của nó, bao gồm một số địa vị/ vị trí và vai trò xã hội nhằm thực hiện những muc tiêu cụ thể.
Mỗi nhóm đều quy định tư cách thành viên, vai trò, địa vị, giá trị, chuẩn mực, chế tài và mục tiêu.
3. Phân loại nhóm xã hội
3.1 Nhóm sơ cấp và nhóm thứ cấp
C.H.Cooley (1909) là người đầu tiên đưa ra khái niệm nhóm sơ cấp
Nhóm sơ cấp
( Gia đình, nhóm bạn thân)
|
Nhóm thứ cấp
( Nhóm đồng nghiệp, lớp học)
|
- Tương đối nhỏ
- Quan hệ trực diện, mặt đối mặt
- Có tình cảm thân thiện và đồng cảm
- Ảnh hưởng lớn đến nhân cách và quan điểm sống của các thành viên
Đặc trưng chủ yếu
- Quan hệ mang tính cá nhân
- Có sự nhất trí cao giữa các thành viên
- Hành động mang tính tự phát ( không kiềm chế)
- Chế tài không chính thức( áp lực tâm lý, tin đồn)
- Mục tiêu không rõ ràng
|
- Số lượng người lớn
- Quan hệ không trực tiếp ( dựa trên các quan hệ vau trò, địa vị, thông qua chuẩn mực ứng xử, quy tắc tổ chức)
- Đoàn kết không mang tính tình cảm
Đặc trưng chủ yếu
- Tác động không mang tính cá nhân, nhân xưng dựa trên vai trò, địa vị
- Sự nhất trí giữa các thành viên thấp
- Sự biểu hiện bị hạn chế
- Chế tài chính thức( cần kiểm soát xã hội tại ngoại)
- Mục tiêu rõ ràng
|
Theo phương pháp loại hình lý tưởng của M.Weber
|
Sơ cấp
|
Thứ cấp
|
Tính chất các mối quan hệ
|
- Định hướng cá nhân
|
- Định hướng mục tiêu
|
Thời gian
|
- Thường dài hạn
|
- Thay đổi, thường ngắn hạn
|
Quy mô của mối quan hệ
|
- Rộng, bao gồm nhiều hoạt động
|
- Hạn chế, chỉ liên quan đến một số hoạt động
|
Nhận thức của cá nhân về các mối quan hệ
|
- Xem các quan hệ tự thân là mục đích
|
- Xem các mối quan hệ là phương tiên để đạt mục đích
|
Ví dụ
|
- Gia đình, nhóm bạn thân
|
- Nhóm đồng nghiệp, lớp học
|
3.2 Nhóm tự nguyện và nhóm không tự nguyện
- Mỗi cá nhân trong xã hội đều có thể tự mình lựa chọn và quyết định sẽ tham gia vào nhóm theo ý mình. (tham gia tự nguyện)
|
- Tư cách thành viên, các quy tắc, luật lệ quy định ứng xử đều được áp đặt.
|
- Mọi thành viên đều tham gia một cách tích cực, họ chấp hành các mục tiêu cũng như- quy tắc ứng xử
- Có sự nhất trí rất cao.
- Chia thành 2 loại:
- Nhóm tự nguyện mang tính công cụ: dựa trên mục đích của cộng đồng.
VD: Nhóm sv tham gia Mùa hè xanh
- Nhóm tự nguyện tình cảm: thành lập nhằm thỏa mãn các nhu cầu tình cảm. VD: hội những người độc thân.
|
- Ít ràng buộc với mục tiêu của nhóm hoặc các hệ thống quy tắc phục vụ các mục tiêu đó Sự nhất trí thường không cao (do không tự nguyện tham gia).
VD: người tình nguyện đi nhập ngũ và người bị gọi đi nghĩa vụ quân sự
|
3.3 Nhóm quy chiếu và nhóm thành viên
Nhóm quy chiếu
|
Nhóm thành viên
|
- Là bất kì nhóm nào mà cá nhân dùng như một tiêu chuẩn để đánh giá mình và hành vi của bản thân mình.
- Mục đích:
- Điều chỉnh hành vi theo tiêu chuẩn nhóm quy chiếu
- Thúc đẩy quá trình xã hội hóa trước.
- Có 2 loại: Nhóm qui chiếu chuẩn, nhóm qui chiếu so sánh.
|
- Nhóm có các thành viên tham gia.
- Nó phản ánh những đặc trưng của một nhóm.
|
4. Cơ cấu nhóm: những mô hình của quan hệ và các cơ hôi truyền thông giữa các thành viên trong nhóm.
Các mối quan hệ trong nhóm được biểu hiện dưới 2 hình thức
4.1 Cơ cấu chính thức
- Hoạt động và vai trò cá nhân trong nhóm đều thông qua những điều lệ nhất định. Cơ chế của sự vận hành nhóm được thể hiện thông qua các đạo luật thành văn, sơ đồ kế hoạch,..
- Đặc điểm:
- Sự quy định kiểu mẫu về truyền thông trong nhóm.
- Áp dụng các kỉ luật chính thức
- Nhiệm vụ và trách nhiệm của các thành viên được phân công rõ ràng.
- Có sự phân cấp quyền lực
- Áp dụng chế tài tích cực và tiêu cực tương ứng với các ứng xử phù hợp và lệch lạc.
VD: cơ cấu của một viện nghiên cứu/một trường học.
4.2 Cơ cấu không chính thức
- Hình thức tự phát, các thành viên quan hệ theo luật lệ không thành văn, tự nguyện tuân thủ luật lệ và sự lãnh đạo của thủ lĩnh
- Đặc điểm: các tiêu chuẩn không rành mạch và nhất quán, dễ bị thành kiến trong đánh giá (nhược điểm)
- Qua cơ cấu không chính thức có thể chuyển tải được nội dung nào đó của cơ cấu chính thức.
5. Lãnh đạo nhóm
5.1 Định nghĩa về thủ lĩnh
- Là thành viên của nhóm có uy tín nhiều nhất với cả nhóm, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của các thành viên, có khả năng thuyết phục mọi người, có khả năng làm cho các thành viên nhất trí đoàn kết với nhau để thực hiện được những mục tiêu của nhóm bằng những con đường không chính thức. Thủ lĩnh không nhất thiết phải là người có quyền lực hay là người giỏi nhất trong nhóm.
- Hai loại: thủ lĩnh công việc và thủ lĩnh tinh thần.
- Thủ lĩnh công việc: người trực tiếp điều hành nhóm, tổ chức, có chức năng thực hiện các mục tiêu của nhóm. Đó là người có kinh nghiệm và năng lực tổ chức, không nhất thiết là người giỏi nhất.
- Thủ lĩnh tình cảm (tinh thần): là người có khả năng tạo ra bầu không khí vui vẻ, thoải mái, để làm dịu đi bầu không khí căng thẳng trong tập thể, hoặc mâu thuẫn giữa các thành viên.
=> Trong thực tế, một nhóm có thể tồn tại song song hai thủ lĩnh khác nhau. Hoặc chỉ có một người đứng đầu với hai kiểu thủ lĩnh ấy.
5.2 Các kiểu lãnh đạo nhóm
Tổ chức xã hội
1. Định nghĩa về tổ chức xã hội
- Tổ chức xã hội là một hệ thống các quan hệ, tập hợp, liên kết những cá nhân nào đó để hoạt động xã hội, nhằm đạt được một mục đích nhất định
- Phân loại tổ chức xã hội: tổ chức chính thức và tổ chức không chính thức
- Một số loại hình tổ chức xã hội: nhóm uy quyền, tổ chức biệt lập, hiệp hội tự nguyên, tổ chức quan liêu
2. Các loại tổ chức chính thức
2.1 Tổ chức vị lợi
2.2 Tổ chức theo tiêu chuẩn
2.3 Tổ chức cưỡng chế
3. Bộ máy quan liêu
3.1 Định nghĩa về bộ máy quan liêu
- Là một tập hợp các cơ quan hành chính, có đặc trưng là những mối quan hệ hỗ tương vô nhân cách, những thủ tục được ấn định rõ ràng và những luật lệ chính thức.
- Theo Max Weber, các tổ chức xã hội theo mô hình bộ máy quan liêu có ý nghĩa tích cực trong quá trình tổ chức và vận hành xã hội. Thực hiện hợp lý hóa cách tổ chức hoạt động, từ cách thực hiện công việc tự phát, thiếu kế hoạch snag cách làm việc có hệ thống, được tổ chức theo quy tắc, luật lệ, định hướng mục đích và duy lý.
3.2 Các đặc điểm của hệ thống quan lieu theo quan điểm của Max Weber
- Chuyên môn hóa về trách nhiệm
- Phân tầng về địa vị và các phòng ban
- Nguyên tắc và quy định
- Sử dụng công nghệ
- Phi cá nhân
- Truyền thông chính thức và bằng văn bản.
Thiết chế xã hội
1. Định nghĩa về thiết chế xã hội
2. Chức năng của các thiết chế xã hội
- Khuyến khích, điều chỉnh, điều hòa, hành vi của con người phù hợp với quy phạm và chuẩn mực của thiết chế và tuân thủ thiết chế.
- Điều tiết xã hội và kiểm soát xã hội
- Chức năng công khai và chức năng tiềm ẩn
3. Các loại thiết chế xã hội chủ đạo và chức năng của chúng
Xem thêm
Tóm tắt lý thuyết Xã hội học đại cương
Tóm tắt lý thuyết Xã hội học đại cương: Nhập môn Xã hội học
Tóm tắt lý thuyết Xã hội học đại cương: Xã hội và văn hóa
Tóm tắt lý thuyết Xã hội học đại cương: Quá trình xã hội hóa, vị trí và vai trò xã hội
Tóm tắt lý thuyết Xã hội học đại cương: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội
Tóm tắt lý thuyết Xã hội học đại cương: Phân tầng xã hội và di động xã hội
Câu hỏi trắc nghiệm Xã hội học đại cương
Câu hỏi trắc nghiệm Xã hội học đại cương: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm nhân viên trách nhiệm xã hội mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh trách nhiệm xã hội
Mức lương của thực tập sinh trách nhiệm xã hội là bao nhiêu?