Câu hỏi trắc nghiệm: TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ THIẾT CHẾ XÃ HỘI | Xã hội học đại cương | Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn

Trọn bộ câu hỏi ôn tập dưới dạng trắc nghiệm ôn tập chương 3: TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ THIẾT CHẾ XÃ HỘI có đáp án học phần Xã hội học đại cương. Giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao cuối học phần.

Câu hỏi trắc nghiệm CHƯƠNG 4: Tổ chức xã hội và Thiết chế xã hội (có đáp án) 

TÓM TẮT NỘI DUNG CƠ BẢN

Xem thêm: Tóm tắt lý thuyết Tổ chức xã hội và Thiết chế xã hội

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 

1. Hội những người cựu chiến binh thuộc tổ chức:

A.   Các nhóm  uy quyền

B.   Hiệp hội tự nguyện

C.   Tổ chức khu biệt

D.   Tất cả đều đúng

2. Chức năng của thiết chế xã hội bộc lộ ra ngoài để cho các thành viên trong xã hội nhận biết và thực hiện, được gọi là chức năng gì:

A.   Chức năng công khai

B.   Chức năng tiềm ẩn

C.   Chức năng cơ bản

D.   Chức năng chuyên biệt

3. Thiết chế nào giúp củng cố tính cố kết xã hội:

A.   Tôn giáo

B.   Giáo dục

C.   Nhà trường

D.   Kinh tế

4.  Mỗi xã hội đều có các thiết chế:

A.   Gia đình, chính trị, tổ chức,nhóm, kinh tế

B.   Chính trị, kinh tế, tôn giáo, gia đình, tổ chức

C.   Chính trị, gia đình, giáo dục, kinh tế, tôn giáo

D.    Kinh tế, tôn giáo, tổ chức, chính trị, giai cấp

5.  Thiết chế xã hội nào đóng vai trò quyết định trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm:

A.     Giáo dục

B.     Chính trị

C.     Kinh tế

D.     Gia đình

6. Thiết chế nào giải quyết xung đột xã hội giữa các nhóm:

A.   Giáo dục

B.   Chính trị

C.   Kinh tế

D.   Gia đình

7. Doanh trại quân sự thuộc :

A.   Các nhóm uy quyền

B.   Hiệp hội tự nguyện

C.   Tổ chức khu biệt

D.   Tất cả đều đúng

8. Thiết chế nào thực hiện chuyển giao di sản văn hóa qua các thế hệ:

A.   Giáo dục

B.   Kinh tế

C.   Chính trị

D.   Gia đình

9.  Hội đồng hương thuộc:

A.   Các nhóm uy quyền

B.   Hiệp hội tự nguyện

C.   Tổ chức khu biệt

D.   Tất cả đều đúng

10 ……….là những mô hình các quy tắc và tác động hỗ tương, được thiết lập nhằm thỏa mãn những nhu cầu của xã hội.

A.  Thiết chế

B.  Tổ chức

C.  Nhóm

D.  Gia đình

11. Nhận định nào đúng khi nói đến đặc điểm của nhóm làm việc?

A.    Mục đích chung – tương tác – vai trò – quy tắc

B.   Vai trò – tư tưởng – tình cảm – chia sẻ

C.   Cộng tác – chia sẻ - phân công – quyền lực

D.   Yêu thương – phân công – vai trò – quy tắc

12. Phân loại nhóm căn cứ vào quy mô tồn tại của nhóm, sẽ có những loại nhóm nào?

A.    Nhóm nhỏ - nhóm tự nguyện

B.   Nhóm thứ cấp – nhóm lớn

C.   Nhóm lớn – nhóm nhỏ

D.   Nhóm sơ cấp – nhóm thứ cấp

13.  Nếu căn cứ vào “tính chất liên kết” nhóm sẽ chia thành những nhóm nào?

A.    Nhóm chính thức – nhóm không chính thức

B.   Nhóm thứ cấp – nhóm lớn

C.   Nhóm lớn – nhóm nhỏ

D.   Nhóm sơ cấp – nhóm thứ cấp

14. Khi nghiên cứu về con người, xã hội học và nhân chủng học tập trung nghiên cứu chủ yếu về:

A.    Nhóm

B.   Tập thể

C.   Tổ chức

D.   Tập thể và tổ chức

15. Điền vào chỗ trống: Bằng việc chỉ ra rằng tỉ lệ tự tử thay đổi phụ thuộc vào đặc điểm của nhóm, Durkheim cho rằng ý nghĩa mà đời sống xã hội phải được tìm hiểu bởi những giá trị.................................... hơn là những giá trị cá nhân.

A.   Chân thực

B.   Xã hội

C.   Xuất phát từ một tổ chức

D.   Tất cả đúng

16. Gia đình được xem là thiết chế cơ bản của xã hội bởi vì:

A.   Nó tạo dựng và duy trì những mối quan hệ sơ cấp trong khi các thiết chế khác chỉ có thể tạo nên những mối quan hệ thứ cấp.

B.Nó cung cấp những nhu cầu tinh thần và xã hội cơ bản của con người.

C. Nó tỏ rõ ưu thế so với các thiết chế khác.

D. Nó chỉ là một bộ phận của quá trình xã hội hóa.

17. Theo quan niệm của Oxipov G.V thì cơ cấu xã hội gồm bao nhiêu thành tố?

A.    2 thành tố

B.   3 thành tố

C.   4 thành tố

D.   Không xác định được

18. Nội dung nào sau đây là ví dụ SAI về “Nhóm nhỏ”?

A.   Gia đình

B.   Lớp học

C.  Một đội sản xuất

D.  Một đoàn thể

19. Nội dung nào là đặc điểm của thiết chế xã hội?

A.  Có tính bền vững tương đối

B.  Có xu hướng phụ thuộc vào nhau

C.  Có xu hướng trở thành tiêu điểm của những vấn đề xã hội chủ yếu

D.  Tất cả đúng

20. Hành động nào sau đây là hành động xã hội:

A.    Rụt tay lại khi sờ phải vật nóng

B.   Cúi đầu nhặt nón khi nón bị rớt

C.   Cúi đầu xuống khi gặp cô giáo

D.   Cúi đầu xuống khi gặp chướng ngại vật ở phía trước

21. Khái niệm “chuẩn mực xã hội” là:

A.   Là thuộc về tình cảm của văn hóa và liên quan đến nhận thức của các nhóm về cái đúng và cái sai, cái tốt và cái xấu…

B.   Là các tiêu chuẩn hành vi được hình thành dựa trên những gì mà một nhóm hay một cộng đồng tán thành trong suy nghĩ.

C.   Là nét đẹp trong văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc mà qua đó hình thành nên tính thẩm mỹ.

D.   Cả A và B đều đúng

22. Hành vi nào sau đây được xem là vi phạm chuẩn mực của xã hội?

A.   Hút thuốc lá trong rạp chiếu phim

B.   Lấy tiền bố mẹ để giúp đỡ bạn bè

C.   Lừa gạt người khác để chiếm đoạt tài sản

D.     Tất cả đều đúng

23. Nhận định nào đúng khi nói về chuẩn mực xã hội:

A.   Chuẩn mực là những điều tốt đẹp nên nó không thay đổi theo thời gian.

B.   Chuẩn mực xã hội thay đổi theo thời gian.

C.   Các dân tộc đều có cùng những chuẩn mực.

D.   Tất cả đều đúng.

24. Khái niệm “giá trị” là:

A.   Những nét văn hóa được cho là tốt đẹp để mọi người học hỏi và làm theo.

B.   Tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người.

C.   Thuộc về tình cảm của văn hóa và liên quan đến nhận thức của các nhóm về cái đúng và cái sai, cái tốt và cái xấu…

D.   Tất cả đều đúng.

25. Nhận định nào đúng khi nói đến “giá trị”:

A.   Các xã hội kinh tế kém phát triển, các giá trị không được đề cao.

B.   Các xã hội khác nhau, các giá trị được đề cao khác nhau.

C.   Các xã hội kinh tế phát triển hơn, các giá trị được đề cao hơn.

D.   Tất cả đều đúng.

26. Nhận định nào đúng khi nói đến “giá trị” trong một quốc gia:

A.   Trong một xã hội, các nhóm khác nhau các giá trị được đánh giá khác nhau.

B.   Trong một xã hội, các nhóm khác nhau các giá trị được đánh giá giống nhau.

C.   Trong một xã hội các giá trị cũng được đánh giá khác nhau giữa các tầng lớp khác nhau.

D.   Tất cả đều đúng.

27. Nét văn hóa nào được xem là giá trị tốt đẹp của người Việt Nam?

A.   Chung thủy, lịch sự, trung thực.

B.   Chung thủy, quan liêu, tham nhũng.

C.   Trung thực, lãng phí, tiêu cực.

D.   Tất cả đều đúng.

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B A A C C B C A B A
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A C D D B B A D D C
21 22 23 24 25 26 27      
B D B C B D A      

 

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm chương khác:

Chương 1: Nhập môn Xã hội học 

Chương 2: Xã hội và văn hóa 

Chương 3: Quá trình xã hội hóa, vị trí và vai trò xã hội 

Chương 4: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội 

Chương 5: Phân tầng xã hội và di động xã hội 

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm nhân viên truyền thông xã hội mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh trách nhiệm xã hội mới nhất

Mức lương của thực tập sinh trách nhiệm xã hội là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!