TÓM TẮT LÝ THUYẾT: XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
Các khái niệm về văn hoá – xã hội
1. Khái niệm xã hội
Nói đến xã hội người ta thường liên hệ đến một cộng đồng cụ thể nào đó.
Xã hội là tổ chức của những người cùng hoạt động, tương tác với nhau và có chung một nền văn hóa và các thể chế đặc biệt, trong đó diễn ra các mô hình ứng xử, được gọi là những chuẩn mực.
Xã hội là một tập hợp những sinh vật, được tổ chức, có phân công lao động, tồn tại qua thời gian, sống trên một lãnh thổ, trên một địa bàn, cùng chia sẻ những mục đích chung, cùng nhau thực hiện những nhu cầu chủ yếu của đời sống.
2. Khái niệm văn hoá
- Văn hóa là phạm trù trong khoa học xã hội, là tổng thể những hành vi học hỏi được những giá trị, niềm tin, ngôn ngữ, luật pháp, kinh nghiệm sống, tín ngưỡng, nghệ thuật, phong tục tập quán và một số năng lực, thói quen khác của con người được lưu truyền trong xã hội. Văn hóa đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội, cung cấp cho xã hội những mô hình ứng xử được thể hiện trong quá trình xã hội hóa cá nhân trong xãhội.
- Văn hóa là phương tiện ứng xử của con người, tư cách là một phản ánh cácnét truyền thống của các cá nhân trong một xã hội hay mọi tiến bộ xã hội nào đó. Văn hóa là những nét giống nhau, những cái mọi người nhất trí đồng tình cho là đúng và có một nét văn hóa riêng mà chỉ phù hợp với xã hội hoặc nhóm xã hộiđó.
- Văn hóa là đặc trưng cho một xã hội nhất định và đem lại diện mạo, bản sắc riêng củanó.
- Văn hóa là cách suy nghĩ, cách hành động và vậtchất phụcvụcho cuộc sống của con người. Văn hóa là tất cả những gì chúng ta suy nghĩ, hành động như thế nào và những gì chúng ta có.
- Mỗi nhóm xã hội có một nền văn hóa riêng và nó được tích lũy qua thời gian và chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác
- Không có văn hóa của xã hội này cao hơn văn hóa của xã hội khác.
- Theo Lesle, có 4 loại hình văn hóa: hành động, đồ vật, tư tưởng, tình cảm
3. Phân biệt các khái niệm về hoá, văn minh, văn hiến
|
Văn hóa |
Văn minh |
Văn hiến |
Đối tượng |
Vật chất và tinh thần |
Thiên về yếu tố vật chất khoa học ký thuật |
Thiên về tinh thần |
Tính chất |
Tính dân tộc |
Chỉ sự phát triển mang tính giai đoạn
Tính quốc tế
|
Tính lịch sử, tính dân tộc |
Kiểu xã hội |
|
Phương Tây |
Phương Đông |
Ví dụ |
Tập tục cưới hỏi |
Nền văn minh lúa nước |
Đất nước 4000 năm văn hiến |
Phân loại các đặc điểm và chức năng của văn hoá
1. Phân loại
Các đặc điểm của văn hóa: Khác với loài vật, những ứng xử của chúng ta, ngoài những phản xạ bản năng đều phải thông qua quá trình học hỏi từ những người xung quanh mới có thể thực hiện được.
- Tính chất học hỏi: Văn hóa là cái được học hỏi ở những người xung quanh, được tích lũy trong quá trình tồn tại và phát triển của con người trong mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh và sự tương tác lẫn nhau.
- Tính luân chuyển: Các giá trị văn hóa được luân chuyển qua nhiều thế hệ và duy trì. Vì thế, nó sống lâu hơn các cá nhân thành viên của xã hội.
- Tính xã hội: Văn hóa luôn tồn tại đồng thời với xã hội. Khi chúng ta nhận định, văn hóa hình thành sau xã hội có nghĩa là khẳng định văn hóa được phát triển bởi những cá nhân tác động qua lại với nhau.
- Tinh lý tưởng: Các tư tưởng của văn hóa không phải lúc nào cũng trùng khớp với ứng xử hiện thực. Những quan niệm về cái nên và không nên làm thường mang hình thức lí tưởng hơn những gì xảy ra trong hiện thực.
- Tính thích ứng: Văn hóa thay đổi theo nhu cầu xã hội, sự thay đổi của xã hội.
- Tính thống nhất: Có một sự cố kết chặt chẽ giữa các khía cạnh khác nhau về văn hóa, nhằm hình thành nên một thể thống nhất.
2. Các chức năng của văn hóa
- Văn hóa tạo nên nhân cách con người (không cứng nhắc, phụ thuộc vào sự thích nghi của từng người)
- Văn hóa giúp duy trì hệ thống xã hội.
- Tạo nên những khác biệt giữa người với người, những bản sắc khác nhau của các xã hội.
- Động viên, định hướng xã hội phát triển
- Điều chỉnh xã hội luôn đi theo một hướng nhất định
Các thành tố của văn hoá
1. Biểu tượng
Định nghĩa: là bất cứ thứ gì mang một ý nghĩa cụ thể được tành viên của một nền văn hóa nhận biết. Xã hội tạo ra các biểu tượng mới liên tục. VD: Âm thanh, đồ vật, hình ảnh, hành động của conngười.
Lưu ý về biểu tượng:
- Văn hóa thường được xây dựng trên các biểu tượng.
- Biểu tượng văn hóa thay đổi theo thời gian.
- Biểu tượng là một sản phẩm đặc biệt trong đời sống của con người.
- Việc sử dụng biểu tượng có thể gặp khó khăn doc ó sự khác biệt về ý nghĩa của các biểu tượng ở mỗi nền văn hóa.
- Biểu tượng mng tính thời đại, con người sáng tạo ra biểu tượng trong thời đại của mình.
- Biểu tượng là trung tâm của sự hiểu biết và chia sẽ của chúng ta về văn hóa. Biểu tượng, nói một cách ngắn gọn, là cách dùng hình này để tỏ nghĩa nọ, là mượn một cái gì đó để tượng trưng cho một cái gì khác. Nói một cách đầy đủ, biểu tượng là một cái gì, ngoài ý nghĩa vốn có của nó, còn hàm chứa một ý nghĩa khác, tức là ngoài nghĩa đen còn có nghĩa bóng (Trần Quốc Vượng, 2000).
- Là một yếu tố quan trọng của văn hóa, một mặt, các biểu tượng cũng có tính độc lập tương đối, do đó thường thay đổi chậm hơn so với thực tiễn
VD: Gật đầu ở Việt nam đều được hiểu là đồng ý nhưng ở Bulgaria nó lại có nghĩa là không.
2. Ngôn ngữ
- Là hệ thống các ký hiệu có nghĩa chuẩn giúp cho thành viên trong xã hội truyền đạt với nhau.
- Ngôn ngữ là một loại biểu tượng đặc biệt. Ngôn ngữ là hệ thống các biểu tượng mà ý nghĩa đã được chuẩn hóa, nhờ đó mà mọi người trong một xã hội có thể truyền thông cho nhau.
- Ngôn ngữ là công cụ chủ yếu để truyền đạt văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Ngôn ngữ là đặc trưng của văn hóa đồng thời cũng tác động đến văn hóa mặt khác, biến chuyển xã hội và văn hóa cũng tác động đến ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ là hệ thống các biểu tượng cho phép sự truyền đạt thông tin giữa các thành viên của một nền văn hóa. Những biểu tượng này có thể bằng lời hoặc viết.
- Ngôn ngữ là cách thức quan trọng để chúng ta khám phá thế giới.
- Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất để chuyển giao văn hóa, làm cho văn hóa có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Ngôn ngữ cũng là tương tác và là cơ sở của sự tương tác xã hội.
3. Giá trị
Giá trị là trung tâm của văn hóa, theo nghĩa văn hóa, giá trị được định nghĩa là những ý tưởng trong việc xác định cái gì là quan trọng. Giá trị là những tiêu chuẩn xúctích.
Là tiêu chuẩn qua đó thành viên của một nền văn hóa xác định điều gì đáng mong muốn và không đáng mong muốn, tốt hay xấu, đẹp hay xấu.
Lưu ý về giá trị:
- Giá trị tồn tại trong ý thức tập thể của một xã hội. các giá trị sẽ chi phối các quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh của cá nhân.
- Các gái trị không thuần nhất trong một nền văn hóa nhất định mà thay đổi tùy theo quan niệm của các tầng lớp xã hội và thay đổi theo thời gian.
- Có gái trị mang tính phổ quát toàn cầu bên cạnh các giá trị riêng của mỗi một dân tộc, cộng đồng.
4. Niềm tin
- Là những bày tỏ mà mọi người cho đó là sự thật
- Là các nguyên lý hoặc sự thuyết phục mà con người hiểu được nó đúng
- Là một điểm tựa, chỗ dựa cho những hành động mà co người làm, cũng như là hoạt động xã hội.
5. Chuẩn mực
Định nghĩa về chuẩn mực: là những quy tắc ứng xử, chúng quy định hành vi của con người là tốt hay xấu, thích hợp hay không thích hợp.
Lưu ý về chuẩn mực:
- Mỗi nền văn hóa đều có hệ thống các chuẩn mực tạo thành hệ thống kiểm soát, điều tiết hành vi, ứng xử của các cá nhân và đoàn thể trong nền văn hóa.
- Chuẩn mực thay đổi tủy nền văn hóa, tùy hoàn cảnh và cũng thay đổi theo thời gian.
- Mọi nền văn hóa đều quy định những chế tài để thưởng phạt tùy theo việc tuân thủ hay vi phạm chuẩn mực.
- Chuẩn mực được hiểu là những quy ước chung của cả cộng đồng hay một nhóm, có thể công khai hoặc ngầm hiểu, song được mọi người chia sẻ về mặc hành vi.
- Chuẩn mực hướng dẫn và cản trở hành vi của con người. Chuẩn mực chỉ ra cho chúng ta biết chúng ta nên làm gì và không nên làm gì. Chuẩn mực được tăng cường thông qua quá trình tiếp thu văn hóa. Chúng trở thành một phần của cá nhân và của văn hóa.
- Chuẩn mực thay đổi theo thời gian.Các chuẩn mực xã hội thường có mối quan hệ qua lại và tạo thành một hệ thống nhất định. Nhờ có những hệ thống như vậy mà mỗi xã hội có thể vận hành và duy trì được tình trạng ổn định của mình.
Phân loại chuẩn mực: chuẩn mực chính thức (mang tính bắt buộc thông qua các quy định, bộ luật: không được kết hôn cận huyết thống) và chuẩn mực phi chính thức (không bắt buộc: lề thói và tậptục)
- Chuẩn mực xã hội công khai là những chuẩn mực xã hội được phổ biến rộng rãi, công khai trong xã hội, được đa số các thành viên trong xã hội và cộng đồng biết đến thừa nhận và tuân theo. Ví dụ chuẩn mực luật pháp là một dạng chuẩn mực công khai, bởi lẽ được nhà nước xây dựng , ban hành và đảm bảo thực hiện , được công bố phổ biến rộng rãi trong xã hội để mọi người dân được biết , tôn trọng và thực hiện.
- Chuẩn mực xã hội ngầm ẩn là những loại chuẩn mực xã hội chỉ được công bố và áp dụng trong một phạm vi hạn hẹp, mang tính chất nội bộ trong một nhóm xã hội nhất định nhằm điều chỉnh hành vi của một nhóm nhỏ cần phải tuân thủ. Ví dụ luật omerta (im lặng hay là chết) lưu hành trong nhóm băng đảng mafia ở Ý, đây là một dạng chuẩn mực ngầm ẩn, điều chỉnh hành vi của những tội phạm có tổ chức trong lĩnh vực buôn lậu ma túy xuyên quốc gia, bảo kê, rửa tiền ... Khi bị cảnh sát bắt giữ, điều tra, khai thác thì các thành viên của băng nhóm này buộc phải tuân thủ luật omerta, nghĩa là hoặc im lặng, không hợp tác, khai báo với cơ quan cảnh sát, hoặc là chết bởi bàn tay của các trùm mafia do đã hợp tác và khai báo với cảnh sát.
- Định nghĩa chế tài: là những chuẩn mực có tính pháp chế. Chế tài không chỉ đơn thuần quy định hành vi nào là không được phép mà còn đưa ra các hình phạt đối với những ai vi phạm phápluật.
Các cách tiếp cận đa dạng văn hóa
1. Văn hoá phổ quát
- Hầu hết các nền văn hóa đều có một số điểm chung, đó chính là “ phổ quát văn hóa”.
- Những đặc tính, đặc điểm xuất hiện ở hầu hết khắp nơi trên thế giới.
2. Tiểu văn hoá
Khi một tầng lớp dân cư/ nhóm xã hội có một nền văn hóa khác biệt (riêng) nhưng không bị đồng hóa hoàn toàn vớ nền văn hóa đa số, lớn hơn (tiêu văn hóa theo vùng, nghề nghiệp, tôn giáo)
3. Chủ nghĩa đa văn hoá
Là tập hợp nhiều khái niệm, quan điểm, ý thức, cũng như các đặc điểm của nhiều nền văn hóa. Tạo nên một hệ thống đa dạng về văn hóa.
4. Chủ nghĩa vị chủng văn hoá
Thái độ vị chủng (thuyết lấy dân tộc mình làm trung tâm)
- Là xu hướng phán đoán những nền văn hóa khác là thấp kém theo những chuẩn mực, giá trị của nền văn hóa của riêng mình.
- Trong xã hội, chúng ta có xu hướng khó chấp nhận cái gì khác lạ với chúng ta.
Thái độ tương đối hóa văn hóa
- Là xu hướng chấp nhận rằng mọi nền văn hóa phát triển theo phương cách riêng của chúng, bằng cách thích ứng với các đòi hỏi đặc biệt của môi trường trong đó chúng hình thành.
- Hay nói khác đi đó là việc tạm ngưng phê phán các nền văn hóa khác bằng những giá trị của riêng mình.
- Tương đối hóa văn hóa là thái độ cơ bản cần có khi lĩnh hội một nền văn hóa khác, nhưng không đồng nghĩa là ngưng hoàn toàn mọi phê phán về mặt luân lý..
5. Chủ nghĩa sính ngoại
- Là tập hơp các khái niệm, ý thức, quan điểm của những cá nhân luôn xem trọng nền văn hóa bên ngoài, hạ thấp những giá trị văn hóa của đất nước.
6. Văn hoá phản kháng
Phản kháng văn hóa: Khi một tầng lớp văn hóa (tiểu văn hóa) thách đố những giá trị và chuẩn mực của nề văn hóa thống trị và tọa ra một lối sống đối nghịch.
Xem thêm
Tóm tắt lý thuyết Xã hội học đại cương
Tóm tắt lý thuyết Xã hội học đại cương: Nhập môn Xã hội học
Tóm tắt lý thuyết Xã hội học đại cương: Xã hội và văn hóa
Tóm tắt lý thuyết Xã hội học đại cương: Quá trình xã hội hóa, vị trí và vai trò xã hội
Tóm tắt lý thuyết Xã hội học đại cương: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội
Tóm tắt lý thuyết Xã hội học đại cương: Phân tầng xã hội và di động xã hội
Câu hỏi trắc nghiệm Xã hội học đại cương
Câu hỏi trắc nghiệm Xã hội học đại cương: Xã hội và văn hóa
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm nhân viên trách nhiệm xã hội mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh trách nhiệm xã hội
Mức lương của thực tập sinh trách nhiệm xã hội là bao nhiêu?