PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ DI ĐỘNG XÃ HỘI
Phân tầng xã hội
1. Định nghĩa về sự phân tầng xã hội
Tầng xã hội là tập hợp
Các cá nhân có cùng một hoàn cảnh xã hội được sắp xếp theo thứ tự, thang bậc nhất định trong hệ thống xã hội. Họ có sự tương đồng về thu nhập, về trình độ học vấn, văn hóa, về địa vị vai trò, uy tín xã hội, về khả năng thăng tiến trong bậc thang xã hội.
Phân tầng xã hội
Là sự phân chia xã hội thành các tầng xã hội khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị nghề nghiệp, học vấn, phong cách sinh hoạt, cách ứng xử, thị hiếu nghệ thuật... Phân tầng xã hội luôn gắn với bất bình đẳng xã hội và sự phân công lao động trong xã hội. Phân tầng xã hội được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và có thể có những thay đổi nhất định.
Phân tầng xã hội thể hiện ở hai khía cạnh:
- Sự phân chia, phân nhỏ xã hội thành các tầng xã hội: nó bao hàm cả sự phân loại, xếp hạng và bình giá.
- Sự sắp xếp các cá nhân trong một hệ thống xã hội vào các tầng xã hội khác nhau trên cơ sở của sự phân chia những ngạch bậc và những tiêu chuẩn chung về giá trị.
2. Cơ sở tạo ra sự phân tầng xã hội
- Bất bình đẳng
Diễn ra không giống nhau ở các xã hội khác nhau. Đặc biệt, ở những xã hội có quy mô lớn và hoàn thiện, nên sản xuất xã hội phát triển cao, sự phân công lao động càng đa dạng, phức tạp và bất bình đẳng xã hội càng trở nên gay gắt.
- Những nguyên nhân
Tạo ra bất bình đẳng vô cùng đa dạng và khác nhau giữa các xã hội và nền văn hóa, gắn liền với đặc điểm của giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ,... Bất bình đẳng tồn tại và đi liền với những vấn đề và yếu tố mang tính thời sự trong xã hội. Tuy nhiên, dù nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội rất đa dạng, các nhà xã hội học quy chúng vào ba nhóm cơ bản sau: Thứ nhất là những cơ hội trong cuộc sống, thứ hai địa vị xã hội và thứ ba là ảnh hưởng chính trị.
- Sự khác nhau về địa vị xã hội
Là sự khác nhau về uy tín hay vị trí do quan niệm và sự đánh giá của các thành viên khác trong xã hội. Địa vị xã hội là sự phản ánh vị thế xã hội của cá nhân, do cá nhân đạt được ở trong một nhóm hoặc là một thứ bậc trong nhóm này khi so sánh với thành viên trong nhóm khác, được xác định bởi một loạt đặc điểm kinh tế, nghề nghiệp, sắc tộc...
- Bất bình đẳng do ảnh hưởng chính trị
Là khả năng của một nhóm xã hội thống trị những nhóm khác hay có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc ra quyết định cũng như việc thu được nguồn lợi từ các quyết định. Bản thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để đạt được địa vị và những cơ hội trong cuộc sống, đặc biệt đối với các cá nhân giữ chức vụ chính trị cao.
3. Các hệ thống phân tầng xã hội (Hệ thống đẳng cấp; Hệ thống tầng lớp)
- Hệ thống phân tầng đóng - phân tầng trong xã hội đẳng cấp:
- Ranh giới giữa các tầng xã hội rõ rệt, nghiêm ngặt, địa vị của một cá nhân được quy định từ lúc mới sinh bởi nguồn gốc, dòng dõi.
- Duy trì “nội giao”
- Địa vị đẳng cấp được coi là địa vị gán, địa vị tự nhiên.
- Hệ thống phân tầng mở - phân tầng trong xã hội có giai cấp:
- Địa vị con người chủ yếu phụ thuộc vào địa vị của họ trong hệ thống kinh tế.
- Ranh giới giữa các tầng uyển chuyển, không cứng nhắc và cách biệt.
- Địa vị phụ thuộc vào nghề nghiệp, thu nhập
- Thể hiện đa dạng và khác nhau ở những quốc gia khác nhau.
Di động xã hội
1. Định nghĩa về di động xã hội
- Di động xã hội là tính linh hoạt, sự dịch chuyển xã hội, chỉ sự chuyển đổi của những cá nhân, gia đình, nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội.
- Nó sự thay đổi của một người hay một nhóm trong hệ thống phân tầng xã hội từ vị trí, địa vị xã hội này sang một vị trí, địa vị xã hội khác nằm trên cùng một tầng hay khác tầng trong bậc thang giá trị xã hội.
2. Nguyên nhân tạo ra sự di động xã hội
- Sự thay đổi khách quan về kết cấu của những tầng lớp trong xã hội;
- Sự thay đổi về quy mô dân số trong mỗi tầng lớp xã hội khác nhau (sinh, chết, nhập cư, xuất cư);
- Sự thay đổi của bản thân những cá nhân trong việc dịch chuyển giữa các nhóm địa vị xã hội khác nhau (di chuyển tới các tầng lớp cao hơn, hoặc tụt xuống các tầng lớp thấp hơn).
3. Phân loại di động xã hội (Di động lên và di động xuống Di động trong thế hệ và di động liên thế hệ)
Hình thức di động
|
Nội dung
|
Theo thế hệ
|
Di động giữa các thế hệ: chỉ sự tiếp nhận vị trí xã hội giữa các thế hệ (cha truyền con nối)
|
Di động trong một thế hệ: chỉ sự vận động của cá nhân trong suốt cuộc đời của người đó
|
Theo địa vị xã hội
|
Di động được sự bảo trợ: đạt được địa vị cao bởi hoàn cảnh gia đình hoặc yếu tố khác, không phải từ khả năng hoặc nỗ lực, cố hắng của bản thân.
|
Di động do tranh tài: đạt được địa vị cao trên cơ sở của nỗ lực và tài năng bản thân.
|
Ngang – dọc
|
- Di động theo chiều ngang: là sự chuyển đổi vị trí của một người hay một nhóm người sang vị trí xã hội khác nằm trên một cấp độ xã hội như nhau (chỉ có sự thay đổi về vai trò xã hội mà không thay đổi vị thế xã hội) (vd: di chuyển địa lí)
- Di động theo chiều dọc: sự chuyển dịch vị trí của cá nhân hay một nhóm xã hội sang một vị trí xã hội khá không cùng một tầng với họ (có thể có giá trị cao/thấp hơn). Đó là sự thăng tiến, đề bạt; và miễn nhiệm, lùi xuống, thất bại.
|
Theo cơ cấu xã hội
|
- Di động cấu trúc: do sự thay đổi của cấu trúc nghề nghiệp tạo ta
- Di động trao đổi: là tổng sổ của sự chuyển dịch đi lên và đi xuống đồng thời (chuyển dịch tuần hoàn) trong cấu trúc nghề nghiệp.
|
Xem thêm
Tóm tắt lý thuyết Xã hội học đại cương
Tóm tắt lý thuyết Xã hội học đại cương: Nhập môn Xã hội học
Tóm tắt lý thuyết Xã hội học đại cương: Xã hội và văn hóa
Tóm tắt lý thuyết Xã hội học đại cương: Quá trình xã hội hóa, vị trí và vai trò xã hội
Tóm tắt lý thuyết Xã hội học đại cương: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội
Câu hỏi trắc nghiệm Xã hội học đại cương
Câu hỏi trắc nghiệm Xã hội học đại cương: Phân tầng xã hội và tổ chức xã
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm nhân viên trách nhiệm xã hội mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh trách nhiệm xã hội
Mức lương của thực tập sinh trách nhiệm xã hội là bao nhiêu?
Được cập nhật 28/03/2024
220 lượt xem