Câu hỏi trắc nghiệm RỐI LOẠN CHỨC NĂNG HÔ HẤP | Sinh lý bệnh học | Đại học Y Dược Huế

Trọn bộ câu hỏi ôn tập dưới dạng trắc nghiệm về RỐI LOẠN CHỨC NĂNG HÔ HẤP có đáp án học phần Sinh lý bệnh. Giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao cuối học phần.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG HÔ HẤP (CÓ ĐÁP ÁN)

Câu 1: Quá trình hô hấp: (1) Được chia làm 4 giai đoạn: thông khí, khuếch tán, vận chuyển, hô hấp tế bào; (2) Rối loạn ban đầu tại một giai đoạn sẽ ảnh hưởng đến các giai đoạn sau; (3) Giai đoạn vận chuyển chịu ảnh hưởng trực tiếp của rối loạn tuần hoàn.

A. (1)

B. (2)

C. (1) và (2)

D. (2) và (3)

E. (1), (2) và (3)

Câu 2: Thích nghi của hô hấp khi lên cao: (1) Thở nhanh và sâu; (2) Do kích thích các receptor hoá học ở xoang động mạch cảnh và quai động mạch chủ; (3) Qua tác động của giảm PaO2 và tăng PaCO2 máu.

A. (1)

B. (2)

C. (1) và (2)

D. (2) và (3)

E. (1), (2) và (3)

Câu 3: Sống ở vùng cao: (1) Con người có thể sống bình thường ở độ cao dưới 10000 mét; (2) Thận thích nghi bằng cách tăng tiết erythropietin; (3) Cơ thể thích nghi bằng cách tăng tạo hồng cầu và hemoglobin.

A. (1)

B. (2)

C. (1) và (2)

D. (2) và (3)

E. (1), (2) và (3)

Câu 4: Khi không khí môi trường không đổi mới: (1) Ban đầu có tăng hô hấp và tuần hoàn; (2) Khi PaCO2 trong máu tăng quá cao sẽ dẫn đến ức chế trung tâm hô hấp; (3) Người lớn chịu đựng tình trạng thiếu oxy tốt hơn trẻ sơ sinh.

A. (1)

B. (2)

C. (1) và (2)

D. (2) và (3)

E. (1), (2) và (3)

Câu 5: Chất surfactan: (1) Là một đại phân tử glycoprotein lót lòng phế nang; (2) Có đặc điểm xếp sát vào nhau lúc thở ra giúp phổi khỏi bị xẹp; (3) Thở oxy nguyên chất kéo dài làm tăng chất surfactan.

A. (1)

B. (2)

C. (1) và (2)

D. (2) và (3)

E. (1), (2) và (3)

Câu 6: Ngạt do chít hẹp đột ngột ở đường hô hấp: (1) Diễn biến qua ba giai đoạn: kích thích, ức chế, suy sụp toàn thân; (2) Rối loạn cơ vòng xảy ra vào cuối giai đoạn kích thích; (3) Rối loạn cơ vòng là dấu hiệu quan trọng trong pháp y.

A. (1)

B. (2)

C. (1) và (2)

D. (2) và (3)

E. (1), (2) và (3)

Câu 7: Hen phế quản: (1) Về cơ chế có thể chia thành hai nhóm: hen dị ứng và hen đặc ứng; (2) Hen dị ứng là hen nội sinh; (3) Hen đặc ứng là hen ngoại sinh.

A. (1)

B. (2)

C. (1) và (2)

D. (2) và (3)

E. (1), (2) và (3)

Câu 8: Hen dị ứng: (1) Có tăng IgE trong máu; (2) Do hoạt hoá tế bào Mast và bạch cầu ái kiềm; (3) Kèm tăng bạch cầu ái toan trong máu.

A. (1)

B. (2)

C. (1) và (2)

D. (2) và (3)

E. (1), (2) và (3)

Câu 9: Hen dị ứng: (1) Do kết hợp giữa dị nguyên với IgE đặc hiệu trên bề mặt các tế bào Mast và bạch cầu ái kiềm; (2) Giải phóng các chất có sẵn bên trong các hạt như leucotrien; (3) Tổng hợp các chất mới từ màng tế bào như histamin.

A. (1)

B. (2)

C. (1) và (2)

D. (2) và (3)

E. (1), (2) và (3)

Câu 10: Trong hen dị ứng: (1) Hoá chất gây co cơ trơn phế quản mạnh nhất là histamin; (2) Bản chất của S-RSA là leucotrien C4,D4; (3) Men lipooxygenase không liên quan đến tạo leucotrien.

A. (1)

B. (2)

C. (1) và (2)

D. (2) và (3)

E. (1), (2) và (3)

Câu 11: Các yếu tố gây hen đặc ứng: (1) Viêm đường hô hấp, đặc biệt do virut; (2) Tăng hoạt các receptor bêta 2-adrenergic tại cơ trơn phế quản nhỏ; (3) Ức chế phó giao cảm.

A. (1)

B. (2)

C. (1) và (2)

D. (2) và (3)

E. (1), (2) và (3)

Câu 12: Rối loạn khuếch tán xảy ra khi: (1) Diện khuếch tán giảm như trong chướng khí phế nang; (2) V/Q giảm; (3) V/Q tăng; (V: thông khí phế nang; Q: cung cấp máu phế nang).

A. (1)

B. (2)

C. (1) và (2)

D. (2) và (3)

E. (1), (2) và (3)

Câu 13: Rối loạn vận chuyển xảy ra khi: (1) Fe+++ trong Hb chuyển thành Fe++ ; (2) Hb bị chuyển thành MetHb. (3) Hb bị chuyển thành SulfHb.

A. (1)

B. (2)

C. (1) và (2)

D. (2) và (3)

E. (1), (2) và (3)

Câu 14: Biểu hiện xanh tím xảy ra khi một lượng lớn Hb bị chuyển thành: (1) MetHb; (2) SulfHb; (3) HbCO.

A. (1)

B. (2)

C. (1) và (2)

D. (2) và (3)

E. (1), (2) và (3)

Câu 15: Biểu hiện xanh tím có thể xuất hiện trong: (1) Suy tim; (2) Ngộ độc HbCO; (3) Thiếu máu đơn thuần.

A. (1)

B. (2)

C. (1) và (2)

D. (2) và (3)

E. (1), (2) và (3)

Câu 16: Nguyên nhân trực tiếp ức chế giai đoạn hô hấp tế bào: (1) Thuốc mê; (2) Cyanua; (3) Oxyt carbon.

A. (1)

B. (2)

C. (1) và (2)

D. (2) và (3)

E. (1), (2) và (3)

Câu 17: Trong bệnh tâm phế mạn: (1) Cơ chế chính là tình trạng thiếu oxy gây dãn các tiểu động mạch phổi; (2) Tăng gánh áp lực đối với tâm thất phải; (3) Suy tim phải.

A. (1)

B. (2)

C. (1) và (2)

D. (2) và (3)

E. (1), (2) và (3)

Câu 18: Khó thở có thể do: (1) Bệnh đường hô hấp; (2) Bệnh tim; (3) Ngộ độc.

A. (1)

B. (2)

C. (1) và (2)

D. (2) và (3)

E. (1), (2) và (3)

Câu 19: Trong hội chứng nghẽn: (1) Tỷ số Tiffeneau giảm; (2) VEMS (thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên sau khi đã hít vào tối đa) giảm; (3) Thể tích toàn phổi giảm.

A. (1)

B. (2)

C. (1) và (2)

D. (2) và (3)

E. (1), (2) và (3)

Câu 20: Trong hội chứng hạn chế: (1) Tỷ số Tiffenau giảm; (2) VEMS (thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên sau khi đã hít vào tối đa) giảm; (3) Thể tích toàn phổi tăng.

A. (1)

B. (2)

C. (1) và (2)

D. (2) và (3)

E. (1), (2) và (3)

Câu 21: Khi lên cao, những thay đổi sau đây đúng, trừ:

A. Áp lực khí quyển giảm.

B. Áp lực riêng phần của O2 trong không khí giảm.

C. Áp lực riêng phần của CO2 trong không khí giảm.

D. Áp lực riêng phần của O2 trong lòng phế nang giảm.

E. Áp lực riêng phần của CO2 trong lòng phế nang tăng.

Câu 22: Con người có thể sống bình thường ở độ cao:

A. Chỉ dưới 2000 mét.

B. Dưới 3000-4000 mét.

C. Dưới 6000 mét.

D. Dưới 8000 mét.

E. Dưới 10000 mét.

Câu 23: Khi lên cao, những thay đổi sau đây đúng, trừ:

A. Thở sâu.

B. Có cảm giác nhẹ nhỏm.

C. Hiệu số khuếch tán bình thường.

D. Diện khuếch tán bình thường.

E. Màng khuếch tán bình thường.

Câu 24: Khi ở trong phòng kín, yếu tố ít liên quan đến khả năng chịu đựng tình trạng thiếu oxy là:

A. Ánh sáng.

B. Tuổi.

C. Trạng thái thần kinh.

D. Trạng thái vận cơ.

E. Cây lá trong phòng.

Câu 25: Bệnh lý trực tiếp gây rối loạn hoạt động thần kinh-cơ hô hấp:

A. Dị vật đường thở.

B. Chấn thương các đốt sống cổ.

C. Hen phế quản.

D. Viêm phế quản mạn.

E. Ung thư phổi.

Câu 26: Tăng áp lực thuỷ tĩnh là cơ chế chính gây phù phổi trong:

A. Biến chứng phù phổi (hiếm gặp) khi chích hút nước màng phổi.

B. Hít phải khí độc clo.

C. Suy tim phải.

D. Suy tim toàn bộ.

E. Truyền dịch nhiều và nhanh.

Câu 27: Tác dụng trực tiếp gây dãn mao mạch phổi dẫn đến tăng tính thấm thành mạch là cơ chế chính gây phù phổi trong:

A. Biến chứng phù phổi (hiếm gặp) khi chích hút nước màng phổi.

B. Hít phải khí độc clo.

C. Suy tim phải.

D. Suy tim toàn bộ.

E. Truyền dịch nhiều và nhanh.

Câu 28: Tác dụng gây phản xạ dãn mạch dẫn đến tăng tính thấm thành mạch là cơ chế chính gây phù phổi trong:

A. Biến chứng phù phổi (hiếm gặp) khi chích hút nước màng phổi.

B. Hít phải khí độc clo.

C. Suy tim phải.

D. Suy tim toàn bộ.

E. Chuyền dịch nhiều và nhanh.

Câu 29: Cơ chế chính gây phù phổi trong viêm phổi nặng là:

A. Tăng áp lực thuỷ tĩnh tại mao mạch phổi.

B. Tăng tính thấm thành mạch tại mao mạch phổi.

C. Tăng áp lực thẩm thấu ngoại bào.

D. Giảm áp lực keo máu.

E. Cản trở tuần hoàn bạch huyết tại phổi.

Câu 30: Cơ chê chính đồng thời là cơ chế khởi phát gây phù phổi trong suy tim trái là:

A. Tăng áp lực thuỷ tĩnh tại mao mạch phổi.

B. Tăng tính thấm thành mạch tại mao mạch phổi.

C. Tăng áp lực thẩm thấu ngoại bào.

D. Giảm áp lực keo máu.

E. Cản trở tuần hoàn bạch huyết tại phổi.

Câu 31: Cơ chế chính gây tăng loại dịch tiết trong dịch màng phổi là:

A. Tăng áp lực thuỷ tĩnh tại mao mạch phổi.

B. Tăng tính thấm thành mạch tại mao mạch phổi.

C. Tăng áp lực thẩm thấu ngoại bào.

D. Giảm áp lực keo máu.

E. Cản trở tuần hoàn bạch huyết tại phổi.

Câu 32: Cơ chế chính gây tăng loại dịch thấm trong dịch màng phổi khi bị xơ gan là:

A. Tăng áp lực thuỷ tĩnh tại mao mạch phổi.

B. Tăng tính thấm thành mạch tại mao mạch phổi.

C. Tăng áp lực thẩm thấu ngoại bào.

D. Giảm áp lực keo máu.

E. Cản trở tuần hoàn bạch huyết tại phổi.

Câu 33: Hen phế quản dị ứng được xếp vào loại:

A. Quá mẫn týp I.

B. Quá mẫn týp II.

C. Quá mẫn týp III.

D. Quá mẫn týp IV.

E. Quá mẫn týp V.

Câu 34: Yếu tố quan trọng nhất gây cơn khó thở trong hen phế quản là:

A. Phù niêm mạc phế quản.

B. Tăng tiết chất nhầy vào lòng phế quản.

C. Co cơ trơn tại các phế quản nhỏ.

D. Phì đại cơ trơn phế quản.

E. Chướng khí phế nang.

Câu 35: Hoá chất trung gian mạnh nhất gây ra pha sớm trong cơn hen phế quản dị ứng là:

A. Histamin.

B. Heparin.

C. Leucotrien C4, D4.

D. Prostaglandin.

E. Thromboxan.

Câu 36: Hoá chất trung gian mạnh nhất gây ra pha muộn trong cơn hen phế quản dị ứng là:

A. Histamin.

B. Heparin.

C. Leucotrien C4, D4.

D. Prostaglandin.

E. Thromboxan.

Câu 37: Thuốc không có tác dụng trực tiếp điều trị pha sớm của cơn hen phế quản dị ứng là:

A. Thuốc kháng histamin.

B. Thuốc ổn định màng tế bào Mast.

C. Salbutamol.

D. Thuốc kích thích receptor bêta 2- adrenergic tại phế quản.

E. Glucocorticoid

Câu 38: Các yếu tố tham gia gây hen phế quản đặc ứng sau đây đúng, trừ:

A. Nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt do viut.

B. Các receptor bêta 2- adrenergic tại phế quản tăng số lượng hoặc tăng nhạy cảm.

C. Ức chế giao cảm

D. Các receptor tiếp nhận các kích thích kiểu kích ứng tại phổi tăng nhạy cảm.

E. Cường phó giao cảm.

Câu 39: Bệnh lý không có triệu chứng xanh tím:

A. Bệnh đa hồng cầu.

B. Thiếu máu đơn thuần.

C. Hb bị chuyển thành MetHb.

D. Hb bị chuyển thành SulfHb.

E. Rối loạn tuần hoàn.

Câu 40: Bệnh lý ngộ độc không có triệu chứng xanh tím:

A. Hb bị chuyển thành MetHb

B. Hb bị chuyển thành SulfHb.

C. Hb bị chuyển thành HbCO.

D. Ngộ độc chất gây oxyt hoá Hb.

E. Ngộ độc thuốc mê.

Câu 41: Khi lên cao, áp lực riêng phần của O2 và CO2 trong không khí và tại phế nang đều giảm, dẫn đến giảm hiệu số khuếch tán của O2 từ phế nang vào máu và giảm hiệu số khuếch tán của CO2 từ máu ra phế nang.

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 42: Khi không khí môi trường không thông thoáng như ở trong hầm kín, ban đầu PaCO2 trong máu tăng dẫn đến kích thích trung tâm hô hấp, về sau khi PaCO2 trong máu tăng quá cao thì trung tâm hô hấp bị ức chế.

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 43: Trong cơ chế gây cơn hen phế quản dị ứng, leucotrien C4, D4 là chất được tổng hợp từ phospholipid màng dưỡng bào có tác dụng gây co thắt các cơ trơn phế quản trong pha muộn của cơn hen.

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 44: Trong cơ chế hen phế quản đặc ứng, một số trường hợp có thể do giảm số lượng các receptor bêta-2 adrênergic tại phế quản dẫn đến giảm đáp ứng với kích thích giao cảm.

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 45: Trong viêm phổi, tình trạng thiếu oxy ở giai đoạn đông đặc nặng hơn ở giai đoạn viêm, vì sự thông khí ở giai đoạn đông đặc giảm hơn so với giai đoạn viêm.

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 46: Diện khuếch tán là tổng diện tích các phế nang, do vậy diện khuếch tán tăng khi có tình trạng chướng khí phế nang.

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 47: Các chất có tác dụng oxyt hóa mạnh có thể chuyển sắt nhị biến thành sắt tam làm cho hemoglobin bị biến đổi thành methemoglobin, dẫn đến xanh tím ngoại vi.

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 48: Trong suy hô hấp mạn, trung tâm hô hấp có thể có thể bị nhờn với kích thích do tăng PaCO2 máu, chỉ còn đáp ứng với kích thích do giảm PaO2 máu. Nếu cho thở oxy liên tục có thể đưa PaO2 máu lên bình thường quá nhanh trong khi cơ thể chưa kịp tái thích nghi thì có thể dẫn đến ngừng thở.

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 49: Trong thiểu năng hô hấp, PaO2 giảm, SaO2 giảm, nhưng Hb có thể giảm, bình thường hoặc tăng phụ thuộc vào sự thích nghi của cơ thể và bệnh lý phối hợp.

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 50: Trong hội chứng nghẽn đường hô hấp, dung tích sống giảm, thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên cũng giảm, do vậy tỉ số Tiffeneau bình thường.

A. Đúng.

B. Sai.

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
E C D C C E A E A B
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A E D C A B D E C B
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
E B C A B E B A B B
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
B D A C A C E B B C
41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
B A A A B B B A A B

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm khác

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn cân bằng đường huyết

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn chuyển hóa Lipid

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn chuyển hóa protid

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn nước - điện giải

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn cân bằng Acid base

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn thân nhiệt

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Viêm

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn chức năng tiêu hóa

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn chức năng gan mật

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn tuần hoàn

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn chức năng Thận, tiết niệu

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm gia sư môn Sinh học mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Mức lương của gia sư môn Sinh học là bao nhiêu?

Việc làm thực tập sinh Dược mới nhất

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!