Câu hỏi trắc nghiệm RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ PROTID | Sinh lý bệnh học | Đại học Y Dược Huế

Trọn bộ câu hỏi ôn tập dưới dạng trắc nghiệm về RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ PROTID có đáp án học phần Sinh lý bệnh. Giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao cuối học phần.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ PROTID (CÓ ĐÁP ÁN)

Câu 1. Về vai trò của protid, các nhận định sau đây là đúng, trừ:

A. Cung cấp 10-15% năng lượng cơ thể.

B. Mọi trường hợp cơ thể phải tăng đốt protid đều lãng phí hoặc bất đắc dĩ..

C. Không tham gia cấu trúc tế bào.

D. Mang mã thông tin di truyền.

E. Bản chất của kháng thể.

Câu 2. Về số lượng protid, các nhận định sau đây là đúng, trừ:

A. Trẻ em có nhu cầu về protid (g protid/kg thể trọng) cao hơn người lớn.

B. Thiếu năng lượng làm cho cơ thể dễ thiếu protid hơn.

C. Tăng nhu cầu trong sốt.

D. Tăng nhu cầu trong suy gan.

E. Giảm nhu cầu trong suy thận.

Câu 3. Về nhu cầu protid, các nhận định sau đây là đúng, ngoại trừ:

A. Trẻ em có nhu cầu về protid (g/kg thể trọng) cao hơn người lớn.

B. Thiếu năng lượng làm cho cơ thể dễ thiếu protid hơn.

C. Tăng nhu cầu trong sốt.

D. Giảm nhu cầu trong suy gan.

E. Tăng nhu cầu trong suy thận.

Câu 4. Về chất lượng protid, các nhận định sau đây là đúng, trừ:

A. Phải đủ các axit amin cần thiết.

B. Arginin là axit amin cần thiết đối với trẻ em.

C. Protid động vật chứa nhiều axit amin cần thiết hơn protid thực vật.

D. Protid thực vật thường thiếu lysin, methionin và tryptophan.

E. Khuyên chỉ nên dùng protid động vật.

Câu 5. Về chuyển hoá protid, các nhận định sau đây là đúng, trừ:

A. Axit amin được hấp thu nhanh tại tá tràng và hổng tràng, chậm tại hồi tràng.

B. Có 5 cơ chế hấp thu khác nhau theo 5 nhóm axit amin.

C. Cơ chế hấp thu theo nhóm giải thích được rối loạn tái hấp thu cystin, arginin, lysin và ornithin trong chứng cystin niệu.

D. Trẻ bú mẹ không thể hấp thu immunoglobulin trong sữa.

E. Một số người có thể do tăng tính thấm tại lòng ruột đã để lọt qua các chuỗi polypeptid dẫn đến tình trạng dị ứng thức ăn.

Câu 6. Về cân bằng nitơ, các nhận định sau đây đúng, trừ:

A. Trung bình cứ 6,25g protid giáng hoá tạo ra 1g nitơ.

B. Tất cả nitơ được bài tiết dưới dạng urê trong nước tiểu.

C. Ở người bình thường, khi ăn quá nhiều protid thì các axit amin thừa bị khử amin rồi thải để duy trì cân bằng nitơ.

D. Cân bằng nitơ âm tính khi tăng dị hoá protid.

E. Cân bằng nitơ dương tính khi cơ thể đang phát triển.

Câu 7. Về cân bằng nitơ, các nhận định sau đây đúng, ngoại trừ:

A. 6,25g protid giáng hoá tạo ra 1g nitơ.

B. Nitơ được bài tiết chủ yếu ra nước tiểu.

C. Nitơ có thải ra mồ hôi.

D. Nitơ có thải ra đường tiêu hoá.

E. Cân bằng nitơ dương tính khi tăng dị hoá protid.

Câu 8. Thành phần protid huyết tương mà tế bào cơ thể trực tiếp tiêu thụ là:

A. Albumin.

B. Globulin.

C. Fibrinogen.

D. Axit amin.

E. Protein tải.

Câu 9. Chứng tăng axit amin niệu nào sau đây chỉ xảy ra cho một axit amin:

A. Cystin niệu.

B. Histidin niệu

C. Aminoglycin niệu.

D. Bệnh Harnup.

E. Hội chứng Fanconi.

Câu 10. Chứng tăng axit amin niệu nào sau đây xảy ra cho mọi axit amin:

A. Cystin niệu.

B. Histidin niệu

C. Aminoglycin niệu.

D. Bệnh Harnup.

E. Hội chứng Fanconi.

Câu 11. Về các cơ chế gây tăng axit amin niệu, các nhận định sau đây là đúng, trừ:

A. Các thụ thể đối với axit amin bị bảo hoà.

B. Các thụ thể đối với axit amin bị thay đổi cấu trúc.

C. Các thụ thể đối với axit amin bị rối loạn chức năng.

D. Có chất cạnh tranh gắn với các thụ thể của axit amin.

E. Do cầu thận để lọt qua axit amin.

Câu 12. Các nhận định sau đây về vai trò của protid huyết tương là đúng, trừ:

A. Là một dạng protid dự trử.

B. Là bản chất của tất cả các loại hormon và kháng thể.

C. Tham gia điều hoà cân bằng toan-kiềm.

D. Tham gia cơ chế chống nhiễm trùng.

E. Tham gia cơ chế đông máu.

Câu 13. Giảm protid huyết tương gây phù theo cơ chế :

A. Tăng áp lực thuỷ tĩnh trong mao mạch.

B. Tăng tính thấm thành mao mạch.

C. Tăng áp lực thẩm thấu ngoại bào.

D. Giảm áp lực keo máu.

E. Cản trở tuần hoàn bạch huyết.

Câu 14. Các nhận định về phù do giảm protid huyết tương sau đây là đúng, trừ:

A. Phù toàn thân.

B. Phù tím rõ.

C. Phù có dấu ấn lõm rõ.

D. Phù không theo tư thế.

E. Phù không giảm khi nghỉ ngơi.

Câu 15. Phù bắt đầu rõ trên lâm sàng khi nồng độ albumin máu giảm đến mức:

A. Dưới 40g/L.

B. Dưới 35g/L.

C. Dưói 30g/L.

D. Dưới 25g/L.

E. Dưới 20g/L.

Câu 16. Các nhận định sau đây về giảm protid huyết tương là đúng, trừ:

A. Mất protid qua đường tiêu hoá trong bệnh viêm ruột xuất tiết.

B. Mất protid qua nước tiểu trong hội chứng thận hư.

C. Mất protid qua da trong bỏng.

D. Tăng dị hoá protid trong nhược năng tuyến giáp.

E. Tăng sử dụng protid trong ung thư.

Câu 17. Các nhận định sau đây về giảm protid huyết tương là đúng, ngoại trừ:

A. Mất protid qua đường tiêu hoá do bệnh đường ruột

B. Mất protid qua nước tiểu trong hội chứng thận hư.

C. Mất protid qua da do bỏng.

D. Mất protid do ra mồ hôi

E. Giảm tạo protid do xơ gan

Câu 18. Thành phần protid huyết tương liên quan nhiều nhất với phù là:

A. Albumin.

B. Alpha-1- globulin.

C. Alpha-2-globulin.

D. Bêta-globulin.

E. Gamma-globulin.

Câu 19. Thành phần protid huyết tương thường tăng trong hội chứng thận hư là:

A. Albumin.

B. Alpha-1- globulin.

C. Alpha-2-globulin.

D. Bêta-globulin.

E. Gamma-globulin.

Câu 20. Thành phần protid huyết tương thường tăng trong bệnh u tương bào tiết kháng thể là:

A. Albumin.

B. Alpha-1- globulin.

C. Alpha-2-globulin.

D. Bêta-globulin.

E. Gamma-globulin.

Câu 21. Các nhận định sau đây khi có thay đổi thành phần protid huyết tương là đúng, trừ:

A. Mỗi thành phần protid huyết tương có thể tăng hoặc giảm.

B. Huyết tương dễ bị kết tủa khi cho phản ứng với muối kim loại nặng.

C. Huyết tương dễ bị kết tủa là do giảm trạng thái phân tán ổn định của protid.

D. Phản ứng kết tủa huyết tương đặc hiệu cho bệnh lý nguyên nhân.

E. Phản ứng kết tủa huyết tương thường phản ánh chậm khi bệnh lý nguyên nhân đã rõ.

Câu 22. Trong bệnh hemoglobin S, các nhận định sau đây là đúng, trừ:

A. Do rối loạn về gen cấu trúc.

B. Thymin ở gen cấu trúc bị thay bằng adenin.

C. Axit glutamic ở chuỗi bêta bị thay bằng valin.

D. Hồng cầu dễ di chuyển qua các mạch máu nhỏ.

E. Hồng cầu dễ vỡ gây thiếu máu.

Câu 23. Trong bệnh hemoglobin F, các nhận định sau đây là đúng, trừ:

A. Do rối loạn về gen điều hoà.

B. Gen mã cho chuỗi polypeptid gamma sau khi sinh không bị ức chế.

C. Tỷ lệ hemoglobin F tăng cao trong máu.

D. Hồng cầu có dạng hình liềm khi thiếu oxy.

E. Hồng cầu dễ vỡ gây thiếu máu.

Câu 24. Trong huyết tương bilirubin được vận chuyển bởi:

A. Albumin

B. Haptoglobin

C. Ceruloplasmin

D. Lipoprotéin

E. Transferin

Câu 25. Khi suy gan cần tăng cung cấp protid vì có giảm tổng hợp protid huyết tương.

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 26. Trong suy thận cần giảm cung cấp protid vì thận giảm thải urê, mặt khác cơ thể có tăng tổng hợp một số axit amin không cần thiết từ NH3.

A. Đúng.

B. Sai

Câu 27. Dịch rỉ ở vết bỏng chứa nhiều protid do cơ chế tăng tính thấm thành mạch, và đây là một cơ sở để đánh giá mức độ trầm trọng của bỏng qua diện bỏng.

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 28. Thành phần protid huyết tương thường tăng trong hoại tử mô là alpha- globulin.

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 29. Hội chứng Fanconi là tình trạng bệnh lý di truyền chứ không phải là mới mắc phải.

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 30. Một số trẻ em bị thiếu men phenylalanin dehydrogenase bẩm sinh không thể chuyển phenylalanin thành tyrosin, dẫn đến tích phenylalanin và các sản phẩm chuyển hóa của no, gây chậm phát triển về trí tuệ.

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 31. Một gam globulin tạo một áp lực keo lớn hơn một gam albumin vì trọng lượng phân tử của globulin lớn hơn.

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 32. Nguồn gốc chủ yếu của globulin huyết tương là từ tương bào.

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 33. Trên người bị bệnh HbF, gen trên nhiễm sắc thể số 11mã cho chuỗi polypeptid gamma không bị ức chế sau khi sinh như ở những bình thường.

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 34. Trong rối loạn về tổng hợp hemoglobin, rối loạn về gen cấu trúc làm thay đối bản chất của hemoglobin được tạo thành (như bệnh HbS), rối loạn về gen điều hòa làm thay đổi số lượng hemoglobin được tạo thành (như bệnh HbF).

A. Đúng.

B. Sai.

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7
C D E E D B E
8 9 10 11 12 13 14
D B E E B D B
15 16 17 18 19 20 21
C D D A C E D
22 23 24 25 26 27 28
D D A B A A A
29 30 31 32 33 34  
B A B B A A  

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm khác

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn cân bằng đường huyết

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn chuyển hóa Lipid

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn nước - điện giải

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn cân bằng Acid base

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn thân nhiệt

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Viêm

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn chức năng tiêu hóa

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn chức năng gan mật

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn chức năng hô hấp

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn tuần hoàn

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn chức năng Thận, tiết niệu

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm gia sư môn Sinh học mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Mức lương của gia sư môn Sinh học là bao nhiêu?

Việc làm thực tập sinh Dược mới nhất

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!