1. Tìm hiểu về chức vụ CEO
CEO là gì?
CEO được viết tắt của Chief Executive Officer có nghĩa là Giám đốc điều hành. Đây là chức vụ điều hành cao nhất trong một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Tại Việt Nam, chức danh này thường được diễn đạt bằng các tên gọi khác như Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành hay Giám đốc công ty.
Người giữ chức vụ CEO có trách nhiệm thực hiện các chính sách của hội đồng quản trị. Đồng thời họ cũng là người đưa ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm về mọi sự thành bại của doanh nghiệp
Cụ thể, CEO có trách nhiệm lập kế hoạch, định hướng chiến lược và thực hiện các mục tiêu kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp và đảm bảo doanh nghiệp luôn phát triển phù hợp xu thế thị trường.
Thông thường CEO sẽ báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, nếu CEO cũng đồng thời là người sáng lập doanh nghiệp thì Hội đồng quản trị có vai trò chính tư vấn cho CEO.
Vai trò của CEO đối với doanh nghiệp
Là chức danh cao nhất trong một công ty hoặc tổ chức, có trách nhiệm chính đối với việc điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động của công ty. Vai trò của CEO bao gồm những điều sau đây:
Lãnh đạo: Chief Executive Officer phải đưa ra các quyết định chiến lược để phát triển và tăng trưởng cho công ty. Họ phải có khả năng lãnh đạo và định hướng công ty theo hướng đúng đắn.
Quản lý: CEO phải quản lý toàn bộ hoạt động của công ty, bao gồm quản lý tài chính, nhân sự, sản xuất, tiếp thị và bán hàng.
Đại diện cho công ty: Giám đốc điều hành là người đại diện cho công ty với các đối tác, khách hàng, nhà đầu tư và các tổ chức khác. Họ phải đảm bảo uy tín và thương hiệu của công ty được duy trì.
Tạo ra giá trị: CEO phải đưa ra các chiến lược để tạo ra giá trị cho công ty và các cổ đông, đồng thời phải đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty.
Chịu trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của công ty và phải chấp nhận các hậu quả của các quyết định mình đưa ra.
Tóm lại, vai trò của CEO là rất quan trọng trong việc quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của một công ty. Họ phải đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng của công ty, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu của các cổ đông, khách hàng và nhà đầu tư.
Đọc thêm: CFO là viết tắt của từ gì? So sánh giữa hai vị trí CEO và CFO
2. Công việc và mức lương của CEO
Nhiệm vụ CEO cần thực hiện
Xác định mục tiêu tổng thể cho từng dự án của doanh nghiệp theo từng giai đoạn
Tùy thuộc vào kết quả khảo sát nhu cầu của các phân khúc khách hàng và chiến lược kinh doanh của các công ty đối thủ theo từng giai đoạn, CEO cần xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.
Tầm nhìn lãnh đạo cho phép Giám đốc điều hành nhìn nhận được vận hội và các thách thức doanh nghiệp đã, đang và sẽ phải đối mặt.
Lắng nghe kết quả báo cáo hoạt động của lãnh đạo các phòng ban và chỉ đạo phương hướng cho các hoạt động kế tiếp
CEO là “đầu mối” của các quyết định và các ý tưởng tuyệt vời, dùng chất xám để tìm kiếm và tập hợp chất xám của các thành viên trong bộ phận lãnh đạo cấp cao C - suit.
Giám đốc điều hành cùng Giám đốc kinh doanh( CCO) , Giám đốc tài chính(CFO), Giám đốc sản xuất (CPO), Giám đốc Marketing - Truyền thông - Thương hiệu(CMO),... đề ra và thực hiện các chiến lược ngắn hạn và dài hạn để tạo nên hệ sinh thái vững chắc. Từ đó, các chỉ số về doanh thu, lợi thế cạnh tranh, giá trị thương hiệu, tỷ lệ chuyển đổi và mức độ hài lòng của khách hàng,... sẽ không ngừng được cải thiện.
>> Việc làm Giám đốc kinh doanh mới nhất
Xây dựng mục tiêu, sứ mệnh và văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp cũng chính là tính cách, là cốt cách của doanh nghiệp đó. Nói cách khác, Giám đốc điều hành luôn là người đặt ra bộ quy tắc ứng xử giữa các nhân viên với lãnh đạo và giữa các nhân viên với nhau dựa trên chuẩn mực về nét tính cách chung mang tên “văn hóa công ty”.
Suy cho cùng, văn hóa công ty chính là kỳ vọng tươi sáng được đúc kết sau nhiều năm chinh chiến trên nhiều thương trường của CEO. Điều này liên quan trực tiếp đến mục tiêu, sứ mệnh - chặng đường lâu dài của doanh nghiệp.
Với văn hóa doanh nghiệp “sống chân thành - làm kỷ luật” của CEO . HRchannels Group sẽ hứa hẹn cho ra đời các thế hệ nhân sự cấp cao - những người lãnh đạo tiên phong sáng ngời phẩm chất đạo đức và năng lực vẹn toàn.
Tham gia các hoạt động đối ngoại, thắt chặt quan hệ với các khách hàng và nhà đầu tư tiềm năng.
Phải thừa nhận rằng, mối quan hệ với khách hàng và các nhà đầu tư tiềm năng đối với doanh nghiệp như cơn gió lớn đẩy con thuyền doanh nghiệp ra ngoài khơi xa.
Tư duy về văn hóa làm việc nguyên tắc - chân thành - kỷ cương - trách nhiệm đã giúp các CEO xây dựng niềm tin vững chắc về giá trị doanh nghiệp trong lòng khách hàng và đối tác. Từ đó, doanh nghiệp cũng nhận lại “quả ngọt” từ sự tin cậy, đó là các hợp đồng sử dụng dịch vụ dài hạn đầy giá trị.
Là người phát ngôn của doanh nghiệp khi đón tiếp và trả lời phỏng vấn từ đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí
Truyền thông đa phương tiện là phương tiện quảng bá hữu hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, CEO cần xây dựng thương hiệu cá nhân và tổ chức bằng những bài báo nghiên cứu khoa học hoặc tổ chức các cuộc họp báo báo cáo thành tích hoặc một thành tựu khoa học của doanh nghiệp được công nhận.
Mức lương cho vị trí CEO
CEO là ông chủ nhưng cũng có cách gọi khác là “nhân viên cấp cao nhất” của tổ chức. Họ cống hiến chất xám của mình vào kết quả chung của doanh nghiệp và xứng đáng nhận mức lương thuộc mức “khủng”.
Phụ thuộc vào nhiều ngành nghề, lương của CEO dao động từ 70 triệu đồng (mức thấp nhất) đến 500 triệu đồng hoặc hàng trăm triệu đồng (mức cao nhất). Ngoài mức lương, CEO có được nhận thêm nhiều phần thưởng khác như tiền hoa hồng, cổ phiếu và các phúc lợi khác.
Tại một số công ty, doanh nghiệp thì mức lương của CEO khá nhạy cảm nên sẽ không được công khai nên đôi khi con số trên chỉ là ở mức ước lượng chưa chính xác.
Thời gian dành cho các đầu việc “khủng” và những sức ép mà vị trí này phải đối mặt gấp 5 - 7 lần một nhân viên bình thường, bởi vậy so với một một “nhân viên 8 tiếng” bình thường lương họ nhận được gấp 20 - 30 lần.
>> Việc làm Giám đốc điều hành mới nhất
Việc làm Giám đốc nhân sự mới nhất
3. Cần rèn luyện những phẩm chất gì để trở thành CEO?
Có tầm nhìn chiến lược
Là người đứng đầu doanh nghiệp đòi hỏi CEO phải có khả năng nhìn xa trông rộng và có tầm nhìn chiến lược. Hơn nữa, họ còn phải có khả năng nhìn người, dùng người và có thể xây dựng những chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Khả năng truyền cảm hứng
Cho dù CEO có tài giỏi đến đâu đi nữa họ cũng cần sự hỗ trợ, giúp sức từ một đội ngũ nhân viên chất lượng. Bởi vậy ngoài trách nhiệm điều hành, quản lý hoạt động của doanh nghiệp, CEO còn phải biết cách giữ chân nhân tài cũng như truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân viên.
Một CEO giỏi truyền cảm hứng cho nhân viên sẽ khiến họ làm việc hiệu quả hơn và giúp gắn kết mối quan hệ giữa nhà quản lý với nhân viên cũng như giữa đội ngũ nhân viên với nhau.
Có nền tảng quản trị
Đây là nền móng cơ bản mà nhà quản lý điều hành nào cũng phải có. Trước tiên họ cần được đào tạo bài bản các kiến thức về quản trị. Kế đó họ cần liên tục tự nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật và học hỏi các kiến thức mới. Điều này đảm bảo họ luôn theo kịp xu hướng quản trị mới nhất. Từ đó họ có thể điều hành công ty hiệu quả.
Am hiểu thị trường địa phương
CEO cần am hiểu rõ văn hoá, nhu cầu, thị hiếu và xu hướng phát triển thị trường tại địa phương doanh nghiệp đang hoạt động. Đồng thời họ cần có khả năng xác định phương hướng phát triển, kế hoạch và phương án hoạt động phù hợp với văn hoá tại địa phương đó.
Có khả năng chiêu mộ nhân tài và biết cách dùng người
Điểm chung của các nhà quản lý là họ có thể thông qua người khác để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra. Do đó một CEO cần có khả năng thu hút, chiêu mộ nhân tài và biết cách sử dụng, kết nối người tài vì các mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Cụ thể, CEO cần đánh giá và bố trí nhân lực phù hợp với từng vị trí Giám đốc, trưởng bộ phận. Đồng thời CEO cần khuyến khích họ nỗ lực hết sức trong công việc và khích lệ họ chia sẻ thẳng thắn, cởi mở các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp CEO có được nguồn thông tin đa chiều, đầy đủ, kể cả những thông tin khó nghe.
Đặc biệt với các thông tin tiêu cực từ khách hàng và cổ đông, CEO cần lắng nghe cẩn thận và nhanh chóng tìm ra phương án xử lý có lợi nhất cho doanh nghiệp.
Có thể xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp
Đây được xem là nhiệm vụ rất quan trọng với các CEO. Bởi vì một môi trường làm việc chuyên nghiệp sẽ thúc đẩy nhân viên nỗ lực làm việc hiệu quả và giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro do biến động nhân sự.
Để làm được điều này CEO cần thiết lập các chế độ, chính sách rõ ràng, phân quyền hợp lý cho tất cả các cấp, có quy trình làm việc phù hợp, có mục tiêu làm việc khả thi, có tiêu chuẩn đánh giá nhân viên cụ thể và luôn cư xử công bằng với tất cả mọi người.
Có khả năng phân quyền và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ tốt
Một CEO giỏi là người có khả năng phân quyền cho các nhà quản lý cấp dưới phù hợp với khả năng của từng người. Nhất là cần tránh tình trạng không phân quyền hoặc phân quyền quá ít hay can thiệp quá sâu, quá chi tiết vào công việc của cấp dưới, đặc biệt trong các mảng CEO không có nhiều kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, CEO cũng cần xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả với những quy trình, chính sách cụ thể nhằm kiểm soát hoạt động của toàn doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng cần xây dựng một hệ thống quản trị thông tin xuyên suốt, kịp thời để hỗ trợ việc ra quyết định của các cấp quản lý.
Khả năng quản trị sự thay đổi
Thị trường luôn thay đổi liên tục. Vì vậy, với vai trò người đứng đầu doanh nghiệp CEO cần có khả năng vận hành doanh nghiệp phù hợp với những thay đổi của thị trường.
Để có khả năng quản trị thay đổi CEO cần liên tục học hỏi những kiến thức mới, theo dõi diễn biến thị trường. Từ đó họ không chỉ có thể đưa doanh nghiệp thay đổi phù hợp với thị trường mà còn giúp doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường.
Với những tố chất kể trên CEO sẽ giúp một doanh nghiệp bình thường trở thành doanh nghiệp hàng đầu với năng lực cạnh tranh mạnh mẽ.
Bậc thầy trong giao tiếp, đàm phán và thuyết phục
Để “song kiếm hợp bích” hoạt động giữa các phòng ban trong doanh nghiệp và làm hài lòng đối tác và khách hàng thân thiết, giám đốc điều hành cần có biệt tài “chuyển nguy nan thành cơ hội”, “chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không có” nhờ năng lực giao tiếp và thương thảo tuyệt vời.
Chẳng những thế, mọi quyết định của CEO có “sức nặng tựa ngàn cân” nên mỗi quyết định bằng văn bản và bằng lời nói đều đã được cân nhắc và tính toán vô cùng chi tiết và tỉ mỉ.
Chưa kể rằng, “khéo ăn khéo nói có được thiên hạ”, để chiến thắng “con quỷ độc tài” chế ngự trong mỗi nhà lãnh đạo, họ cần giỏi ăn nói, thấu lòng người, lùi một bước để tiến hai bước.
Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về chức năng của CEO. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của CEO và thực hành hiệu quả
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn:
Review các công ty hàng đầu
Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất
Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến