Công việc của Giám đốc nhân sự là gì?

Giám đốc nhân sự (CHRO) là người điều hành các hoạt động nhân sự, quản trị nguồn nhân lực và văn hoá của một tổ chức. Giám đốc nhân sự chịu trách nhiệm đảm bảo rằng tổ chức có đủ nhân lực chất lượng để đáp ứng yêu cầu công việc, quản lý quy trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên, quản lý chế độ và chính sách nhân sự, thu hút và giữ chân nhân tài, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về lao động. Trong phần lớn trường hợp, họ đóng vai trò là “cầu nối”giữa ban quản lý doanh nghiệp với nhân viên.

Mô tả công việc của Giám đốc nhân sự 

Với tư cách là người đứng đầu bộ phận nhân sự, Giám đốc nhân sự phải đảm bảo hoạt động của bộ phận này trong việc đáp ứng các mục tiêu chiến lược của tổ chức.

  • Thiết kế và triển khai chương trình đào tạo cho nhân viên, giúp họ cải thiện kỹ năng và nâng cao hiệu suất làm việc.
  • Quản lý hồ sơ nhân viên, đảm bảo rằng tất cả các hồ sơ nhân viên được bảo mật và đầy đủ.
  • Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu suất khách quan và công bằng. 
  • Thực hiện các hoạt động tuyển dụng.
  • Phát triển và thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp
  • Là người chịu trách nhiệm đưa ra kế hoạch/ chiến lược nhân sự tổng thể cho doanh nghiệp (cả ngắn hạn và dài hạn), trình bày kế hoạch với ban quản trị và toàn thể công ty.
  • Điều hành, quản lý đội nhóm, các phòng ban nhỏ trong bộ phận Nhân sự của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện để tối đa hóa phát triển tiềm năng con người, đảm bảo quyền lợi nhân sự, đảm bảo các vị trí trong doanh nghiệp là đủ để cả bộ máy vận hành tốt.
  • Phân tích và sắp xếp các số liệu cụ thể liên quan đến nhân sự bao gồm các số đo về KPIs, đánh giá năng lực nhân sự, tỷ lệ nghỉ việc, tuyển dụng nhân sự, các chỉ tiêu trong chính sách nhân sự của doanh nghiệp tương ứng với kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tìm ra các kẽ hở về nhân sự trong doanh nghiệp (thiếu nhân sự, nhân sự thiếu năng lực, kiến thức hay thái độ làm việc), các vấn đề về sự thỏa mãn của nhân sự khi làm việc tại doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề này.
  • Hợp tác với các chuyên viên Nhân sự trong bộ phận để thực hiện tốt các nhiệm vụ phân tích và đánh giá. CHRO là người tổng hợp và bao quát nhưng khi cần thiết vẫn cần sát sao tiểu tiết công việc của chuyên viên.  
  • Hiểu rõ ngành nghề của doanh nghiệp, đưa ra đề xuất tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự / phòng ban mới phù hợp với xu thế kinh doanh hiện đại, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
  • Thực hiện các nhiệm vụ về nhân sự khác mà ban quản trị ủy nhiệm.
Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3.9 ★
Khoảng lương năm 429 - 650 M
Cơ hội nghề nghiệp
3.5 ★
Số năm kinh nghiệm 8+ năm

Giám đốc nhân sự có mức lương bao nhiêu?

429 - 650 triệu /năm
Tổng lương
396 - 600 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
33 - 50 triệu
/năm

Lương bổ sung

429 - 650 triệu

/năm
429 M
650 M
156 M 1495 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Giám đốc nhân sự

Tìm hiểu cách trở thành Giám đốc nhân sự, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Giám đốc nhân sự
429 - 650 triệu/năm
Giám đốc nhân sự

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
12%
2 - 4
72%
5 - 7
11%
8+
5%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giám đốc nhân sự?

Yêu cầu tuyển dụng Giám đốc nhân sự 

Học vấn

Ứng viên ứng tuyển vào vị trí Giám đốc nhân sự cần có học vị Thạc sĩ trở lên trong các lĩnh vực nhân sự, quản trị và những lĩnh vực có liên quan. Ứng viên cũng cần có Chứng chỉ Chuyên gia Nhân sự (SHRM certification). Tuy nhiên, ứng viên có kinh nghiệm tương đương có thể quy đổi qua trình độ học vấn.

Kiến thức

Ở vị trí cao nhất quản lý tất cả các bộ phận nhân sự, CHRO cần có kiến thức về chức năng của bộ phận nhân sự, luật lao động, cũng như những kiến thức liên quan cần sử dụng trong quá trình làm việc.

Ngoài ra, họ cũng cần hiểu về các quy định pháp luật, kiến thức về văn hóa doanh nghiệp, các xu hướng mới và ngôn ngữ. Điều này giúp giám đốc nhân sự có thể giao tiếp và làm việc hiệu quả với nhân viên và đối tác đến từ nhiều quốc gia và văn hóa khác nhau.

Kinh nghiệm

Vị trí Giám đốc nhân sự yêu cầu ứng viên cần có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí cấp cao của bộ phận nhân sự, ưu tiên những ứng viên từng làm CHRO, giám đốc đào tạo và phát triển, trưởng phòng quản trị nhân sự, hoặc giám đốc tuyển dụng.

Giám đốc nhân sự cần có kinh nghiệm xây dựng chiến lược về nhân sự cũng như kinh nghiệm quản lý đội ngũ nhân sự thành công hướng tới mục tiêu chung.

Ngoài ra, ứng viên cũng cần có khả năng quản lý chung cho phép họ đánh giá được môi trường kinh doanh nội bộ và đưa ra những thay đổi khi cần thiết.

Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo tất nhiên không thể thiếu đối với một Giám đốc nhân sự. Họ cần có khả năng lãnh đạo và tạo niềm tin ở nhân sự cấp dưới ở bộ phận nhân sự cũng như các bộ phận khác.

Kỹ năng phân tích

Ứng viên ứng tuyển vị trí Giám đốc nhân sự cũng cần thể hiện được khả năng phân tích, tóm tắt và trình bày thông tin một cách rõ ràng, đầy đủ nhằm đưa ra các chiến lược nhân sự để cải thiện hiệu suất làm việc của tất cả các bộ phận.

Kỹ năng giao tiếp

Với vai trò là cầu nối giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, cũng như là người vận động đấu tranh cho quyền lợi của người lao động, kỹ năng giao tiếp đối với một giám đốc nhân sự là không thể thiếu. Họ cần có khả năng giao tiếp để tạo dựng niềm tin ở nhân viên, đảm bảo thông tin được truyền từ trên xuống dưới một cách thông suốt.

Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp còn giúp Giám đốc nhân sự có thể đánh giá hiệu quả làm việc của toàn bộ bộ phận nhân sự và các bộ phận khác trong doanh nghiệp, cũng như thực hiện báo cáo công việc một cách rõ ràng, ngắn gọn và có sức thuyết phục.

Kỹ năng công nghệ thông tin

Tất nhiên, đối với một giám đốc nhân sự, hay bất kỳ vị trí giám đốc nào hiện nay, kỹ năng tin học văn phòng là không thể thiếu. Họ cần có kỹ năng chuyên nghiệp về MS Word, Excel, Powerpoint, và một số phần mềm nhân sự như HRIS, ATS

Tầm nhìn chiến lược

Quản trị chiến lược giúp giám đốc nhân sự đảm bảo rằng bộ phận mình quản lý đang hoạt động đúng cách và đóng góp vào mục tiêu chiến lược của tổ chức. Tầm nhìn chiến lược của giám đốc nhân sự nên bao gồm các mục tiêu dài hạn liên quan đến nhân sự như tuyển dụng, phát triển nhân sự, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, quản lý hiệu suất và phúc lợi nhân viên.

Nhạy bén trí tuệ lẫn cảm xúc

Nhạy bén về trí tuệ và cảm xúc giúp Giám đốc nhân sự dễ dàng hiểu và đáp ứng được nhu cầu, mong muốn hay những khó khăn của nhân viên, từ đó xây dựng một môi trường làm việc tích cực, năng động và nhiều động lực.

Sự nhạy bén trí tuệ giúp giám đốc nhân sự phân tích và đánh giá các vấn đề của nhân viên, từ đó đưa ra các quyết định và hành động phù hợp để giải quyết. Sự nhạy bén về cảm xúc giúp CHRO có thể lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm với nhân viên, cho họ cảm giác được quan tâm, tôn trọng và động viên. Điều này giúp gắn kết nhân viên với tổ chức, tạo đà cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Kỹ năng mềm khác cá nhân

Các kỹ năng như đàm phán, giải quyết vấn đề, kỹ năng thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ, khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường áp lực cao cũng là những kỹ năng không thể thiếu.

Lộ trình thăng tiến của Giám đốc nhân sự 

Mức lương bình quân của Giám đốc nhân sự có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Để theo đuổi sự nghiệp trở thành Giám đốc nhân sự, kiến thức và tích lũy kinh nghiệm để tạo nền tảng vững chắc giúp bạn có thể tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình.

Thực tập sinh nhân sự (HR Intern)

Đây là cơ hội tốt dành cho những bạn sinh viên năm 3, năm 4 mong muốn được làm việc thực tế và mở rộng kiến thức trong lĩnh vực nhân sự. Thời gian thực tập thường kéo dài từ 3 - 6 tháng, sau đó bạn sẽ được cất nhắc trở thành nhân viên chính thức. 

Trợ lý nhân sự (HR Assistants)

Công việc của trợ lý nhân sự là hỗ trợ cho các quy trình nhân sự khác được diễn ra suôn sẻ. Ở vị trí này thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 1 – 3 năm.

Trợ lý nhân sự cũng chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề chung tại nơi làm việc. Thỉnh thoảng họ cũng được giao nhiệm vụ sắp xếp gian hàng trong ngày hội việc làm hoặc tổ chức các sự kiện của công ty. 

Chuyên viên nhân sự (HR Specialist)

Là người trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ, lên danh sách phỏng vấn, chấm công nhân viên, quản lý hồ sơ, lý lịch của toàn bộ nhân viên trong công ty. Xử lý các vấn đề liên quan tới lương bổng, khen thưởng, kỷ luật… các chuyên viên nhân sự thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 2 – 5 năm. 

Quản lý nhân sự 

Là người có trách nhiệm xây dựng môi trường làm việc và đưa ra các định hướng, chiến lược phát triển, giám sát các hoạt động của của nhân viên vận hành. Vị trí này thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 2 – 5 năm

Phó phòng nhân sự 

Phó phòng nhân sự là người trợ giúp cho trưởng phòng trong việc tổ chức công việc, điều hành hoạt động Hành chính Nhân sự trong Công ty. Có trách nhiệm tổ chức, lập kế hoạch, triển khai các công việc liên quan đến lĩnh vực nhân sự của Công ty như tuyển dụng, đào tạo, lương, phúc lợi…..trong phạm vi phân công của Trưởng phòng. Phó phòng nhân sự thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 3 – 6 năm

Trưởng phòng nhân sự (HR Manager)

Các công ty thường thuê nhân viên với tư cách HR Manager và thăng chức cho họ lên vị trí giám đốc nhân sự, thay vì thuê người quản lý trực tiếp. Thông thường, để trở thành Trưởng phòng nhân sự, bạn ít nhất phải có bằng cử nhân và 3-8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự. 

Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi

Vị trí chuyên đảm nhiệm việc bồi thường và phúc lợi cho nhân viên trong doanh nghiệp. Thường tốt nghiệp cử nhân tài chính, kế toán, quản lý nhân lực, quản trị kinh doanh, kinh nghiệm 8 – 12 năm

Giám đốc nhân sự (HR Director)

Đây là vị trí cao nhất mà một HR có thể đạt được trong lộ trình thăng tiến của mình. Cấp bậc của HRD tương đương với vị trí Giám đốc điều hành (CEO) và các vị trí quản lý cấp cao khác. 

Vị trí này thường yêu cầu tối thiểu 10 năm kinh nghiệm và có bằng thạc sĩ chuyên ngành. Mức lương trung bình của Giám đốc nhân sự là khoảng 50-70 triệu/tháng và có thể lên đến 100 triệu/tháng khi làm việc ở các doanh nghiệp quy mô lớn hơn. 

HRD chịu trách nhiệm giám sát tất cả hoạt động quản trị nhân sự của một công ty và có thể đề xuất những thay đổi đối với quản lý cấp cao. Các HRD cũng tập trung vào việc giữ chân nhân viên và phát triển các chương trình nhân sự nhằm mục đích đào tạo nhân viên nhân sự cấp thấp hơn.

Đánh giá, chia sẻ về Giám đốc nhân sự

Các Giám đốc nhân sự chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Giám đốc nhân sự

Sai lầm lớn nhất bạn mắc phải là gì? Vai trò cụ thể mà bạn nắm giữ tại một dự án lớn là gì? Bạn biết gì về chúng tôi?
4.1 ★
Philips
Giám đốc nhân sự
Q: Sai lầm lớn nhất bạn mắc phải là gì? Vai trò cụ thể mà bạn nắm giữ tại một dự án lớn là gì? Bạn biết gì về chúng tôi?
14/11/2023
Sai lầm lớn nhất bạn mắc phải là gì? Vai trò cụ thể mà bạn nắm giữ tại một dự án lớn là gì? Bạn biết gì về chúng tôi?
4.1 ★
Philips
Giám đốc nhân sự
Q: Sai lầm lớn nhất bạn mắc phải là gì? Vai trò cụ thể mà bạn nắm giữ tại một dự án lớn là gì? Bạn biết gì về chúng tôi?
14/11/2023
Giới thiệu bản thân.Cho tôi biết về kinh nghiệm làm việc nhân sự của bạn.Tại sao lại là Deloitte?Nếu tôi đề nghị Vị trí Cộng sự thay vì Cấp cao, dựa trên kinh nghiệm của bạn, bạn có chấp nhận không?
4.1 ★
Deloitte Viet Nam
Giám đốc nhân sự
Q: Giới thiệu bản thân.Cho tôi biết về kinh nghiệm làm việc nhân sự của bạn.Tại sao lại là Deloitte?Nếu tôi đề nghị Vị trí Cộng sự thay vì Cấp cao, dựa trên kinh nghiệm của bạn, bạn có chấp nhận không?
14/11/2023
Vui lòng nói về kinh nghiệm của bạn trong quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp trước đây?
1900.com.vn
Giám đốc nhân sự
Q: Vui lòng nói về kinh nghiệm của bạn trong quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp trước đây?
07/11/2023
1 câu trả lời

Trong việc trả lời câu hỏi về kinh nghiệm quản lý và phát triển nguồn nhân lực, tập trung vào tóm tắt vị trí công việc và quy mô doanh nghiệp, đưa ra những thành tựu quan trọng, thể hiện kỹ năng lãnh đạo và quản lý, khả năng thích nghi với biến đổi, và đánh bóng cam kết đối với quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong sự phát triển doanh nghiệp.

Câu hỏi thường gặp về Giám đốc nhân sự

Giám đốc nhân sự (CHRO) là người chịu trách nhiệm việc thiết kế và triển khai kế hoạch nhân sự tổng thể của công ty, kiểm soát các số liệu, báo cáo liên quan tới việc tuyển dụng, đào tạo - phát triển, chính sách đãi ngộ, thưởng phạt, quy chế cho nhân viên của công ty.

Một số câu hỏi phỏng vấn Giám đốc nhân sự thường gặp bao gồm:

  • Là một giám đốc nhân sự, bạn làm thế nào để củng cố các chiến lược nhân sự phù hợp với mục tiêu kinh doanh tổng thể của công ty?
  • Bạn dùng phương pháp nào để định hướng và xây dựng môi trường làm việc tích cực cho nhân viên trong công ty?
  • Nếu nền kinh tế suy thoái, bạn sẽ điều chỉnh các chính sách tuyển dụng của công ty như thế nào?
  • Bạn làm thế nào để điều chỉnh chính sách tìm kiếm nhân tài theo kịp với kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn của công ty?
  • Giám đốc nhân sự nên đối phó như thế nào với những thách thức, tranh chấp và vi phạm hợp đồng lao động?
  • Bạn có ý nghĩ gì khi nói về sự kiệt sức của nhân viên và hậu quả của nó ? 
  • Có phải là lãng phí thời gian, năng lượng và tài nguyên khi thuê một người mới và đào tạo anh ta hoặc cô ta? 

Để trở thành Giám đốc nhân sự, lộ trình thăng tiến sẽ bao gồm các vị trí sau:

  • Thực tập sinh nhân sự (HR Intern)
  • Trợ lý nhân sự (HR Assistants)
  • Chuyên viên nhân sự (HR Specialist)
  • Quản lý nhân sự 
  • Phó phòng nhân sự 
  • Trưởng phòng nhân sự (HR Manager)
  • Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi
  • Giám đốc khu vực
  • Giám đốc nhân sự (HR Director)

Để trở thành Giám đốc Nhân sự, bạn cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Bằng cử nhân hoặc thạc sĩ về nguồn nhân lực, quan hệ lao động… 
  • Kiến thức chuyên môn toàn diện và sự hiểu biết về tất cả các chức năng nhân sự 
  • Kỹ năng quản lý, lãnh đạo
  • Kỹ năng phân tích
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng công nghệ thông tin
  • Tầm nhìn chiến lược
  • Nhạy bén trí tuệ lẫn cảm xúc

Bài viết xem nhiều