Công việc của Quản lý nhân sự là gì?

Quản lý nhân sự có tên gọi tiếng Anh là Human Resource Management, viết tắt là HRM. Trong ngành Quản lý nhân sự, công việc chính của bạn là quản lý và tổ chức đội ngũ nhân viên trong các công ty/doanh nghiệp. Đồng thời, người làm Quản lý nhân sự cần có sự tinh nhạy, linh hoạt vì đây là lĩnh vực làm việc trực tiếp với con người, mà mỗi cá nhân là một cá thể khác nhau. Do đó, bạn cần có năng lực quản lý tốt để đảm bảo đủ số lượng nhân viên và kiểm soát tiến độ làm việc của họ sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Mô tả công việc Quản lý nhân sự 

Quản lý nhân sự có vai trò quan trọng trong việc đạt được sứ mệnh của tổ chức và củng cố văn hóa công ty. Dưới đây là vai trò cũng như công việc chính của một nhà Quản lý nhân sự

  • Quản lý và đề ra chính sách liên quan đến tài nguyên nhân sự
  • Tư vấn cho các bộ phận khác về vấn đề nhân lực trong doanh nghiệp: về nhân viên nghỉ việc, các chế độ lương thưởng, bổ sung nhân sự… 
  • Cung cấp các dịch vụ nội bộ cho doanh nghiệp: tuyển dụng, bổ sung nhân sự, chương trình lương thưởng, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội…
  • Kiểm tra, giám sát nhân viên để đánh giá năng lực và đưa ra giải pháp thúc đẩy nhân sự phù hợp
  • Chấm công, tính lương và thanh toán lương thưởng cho nhân viên
Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3.9 ★
Khoảng lương năm 130 - 195 M
Cơ hội nghề nghiệp
3.5 ★
Số năm kinh nghiệm 2 - 4 năm

Quản lý nhân sự có mức lương bao nhiêu?

130 - 195 triệu /năm
Tổng lương
120 - 180 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
10 - 15 triệu
/năm

Lương bổ sung

130 - 195 triệu

/năm
130 M
195 M
65 M 520 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Quản lý nhân sự

Tìm hiểu cách trở thành Quản lý nhân sự, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Quản lý nhân sự
130 - 195 triệu/năm
Phó phòng nhân sự
195 - 286 triệu/năm
Trưởng phòng nhân sự
260 - 325 triệu/năm
Quản lý nhân sự

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
5%
2 - 4
45%
5 - 7
33%
8+
17%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản lý nhân sự?

Yêu cầu tuyển dụng Quản lý nhân sự 

Đối với cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì không chỉ riêng ngành nhân sự mà bất cứ một công việc nào, nhà tuyển dụng cũng đều có những yêu cầu khá cao về ứng viên. Tiêu chí chọn lọc ứng viên ngày một nhiều hơn và cao hơn. Đồng thời, bạn cần đảm bảo đáp ứng được hầu hết yêu cầu đó thì mới nâng cao khả năng đảm nhận công việc.

Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn là đặc điểm không thể thiếu với người quản lý nhân sự, đó là: dự báo nhu cầu nhân sự và hoạch định nguồn nhân lực, phác họa chân dung ứng viên tiềm năng, sắp xếp một buổi phỏng vấn ấn tượng và thành công, đặt câu hỏi phỏng vấn để nắm bắt được tính cách, bản chất ứng viên, xây dựng hệ thống thông tin nội bộ hai chiều, hướng dẫn nhân viên mới hội nhập với công ty…

Kỹ năng quản lý nhân sự

Bạn phải thành thạo các kỹ năng Quản lý nhân sự, bao gồm: Chiến lược Quản lý nhân sự, Kế hoạch về nguồn nhân lực, Định hướng và phát triển nhân lực, Thiết kế bộ máy tổ chức, Tổ chức tuyển dụng, Đào tạo, Phương pháp nâng cao hiệu quả công việc, Lương thưởng và các khoản phúc lợi, hỗ trợ nhân viên.

Kỹ năng tổ chức

Thật khó để quản lý nhu cầu của nhân viên và chủ doanh nghiệp nếu bạn thiếu kỹ năng tổ chức. Khi một nhân viên đến văn phòng nhân sự với một câu hỏi hoặc mối quan tâm cụ thể, bạn thường không thể đưa ra ngày một giải pháp hợp lý. Tuy nhiên, với cương vị là một Quản lý nhân sự, kinh nghiệm sẽ cho bạn biết chính xác nơi tìm thông tin được yêu cầu.

Kỹ năng giao tiếp

Nghề nhân sự đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng giao tiếp và làm việc tập thể, nhạy bén, khéo léo trong cách ứng xử với các nhân viên trong công ty, hiểu rõ tính chất công việc và tính cách của từng người, luôn sẵn sàng giúp đỡ và đưa ra những lời khuyên thích hợp khi cần thiết.

Kỹ năng thuyết phục, đàm phán 

Bên cạnh kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết phục cũng nằm trong số những yêu cầu cần thiết khi tuyển dụng nhân sự.

Kỹ năng thuyết phục người sử dụng lao động và thuyết phục cả người lao động là những kỹ năng vô cùng quan trọng trong quá trình hóa giải các mâu thuẫn nội tại hoặc trong quá trình thuyết phục cấp trên chấp thuận kế hoạch do mình đề xuất.

Kỹ năng sử dụng công nghệ

Đã qua rồi cái thời mà các nhà quản lý nhân sự phải đánh máy từng chữ hoặc soạn thảo các bản đánh giá hiệu suất bằng tay. Nhiều chuyên gia nhân sự dựa vào phần mềm lập kế hoạch trực quan, bảng tính kỹ thuật số và cơ sở dữ liệu trực tuyến để hoàn thành công việc của họ. Quản lý nhân sự am hiểu công nghệ cũng có thể tạo bản trình bày PowerPoint, cập nhật blog của công ty và theo dõi các phân tích tại nơi làm việc.

Kinh nghiệm, kỹ năng khác

  • Có bằng cử nhân về Quản trị nhân lực, Nhân sự hoặc ngành nghề liên quan khác.
  • Am hiểu Bộ luật Lao động và các quy định của Nhà nước khác có liên quan.
  • Có kinh nghiệm tính lương và chuẩn bị bảng lương.
  • Có hiểu biết đầy đủ về chức năng của phòng nhân sự và có khả năng thực hiện đầy đủ những chức năng này.
  • Có thể làm việc trong môi trường áp lực cao, deadline thường xuyên.
  • Thành thạo tin học văn phòng (Microsoft Office, email,...) và các công cụ hỗ trợ khác.
  • Có khả năng đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cấp trên và thực hiện chính xác theo những hướng dẫn và quy định của công ty.

Lộ trình thăng tiến của Quản lý nhân sự 

Mức lương bình quân của Quản lý nhân sự có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Để theo đuổi sự nghiệp trở thành Quản lý nhân sự, kiến thức và tích lũy kinh nghiệm tạo nền tảng vững chắc giúp bạn có thể tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình.

Quản lý nhân sự 

Là người có trách nhiệm xây dựng môi trường làm việc và đưa ra các định hướng, chiến lược phát triển, giám sát các hoạt động của của nhân viên vận hành. Vị trí này thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 2 – 5 năm

Phó phòng nhân sự 

Phó phòng nhân sự là người trợ giúp cho trưởng phòng trong việc tổ chức công việc, điều hành hoạt động Hành chính Nhân sự trong Công ty. Có trách nhiệm tổ chức, lập kế hoạch, triển khai các công việc liên quan đến lĩnh vực nhân sự của Công ty như tuyển dụng, đào tạo, lương, phúc lợi…..trong phạm vi phân công của Trưởng phòng. Phó phòng nhân sự thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 3 – 6 năm

Trưởng phòng nhân sự (HR Manager)

Các công ty thường thuê nhân viên với tư cách HR Manager và thăng chức cho họ lên vị trí giám đốc nhân sự, thay vì thuê người quản lý trực tiếp. Thông thường, để trở thành Trưởng phòng nhân sự, bạn ít nhất phải có bằng cử nhân và 3-8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự. 

Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi

Vị trí chuyên đảm nhiệm việc bồi thường và phúc lợi cho nhân viên trong doanh nghiệp. Thường tốt nghiệp cử nhân tài chính, kế toán, quản lý nhân lực, quản trị kinh doanh, kinh nghiệm 8 – 12 năm

Giám đốc nhân sự (HR Director)

Đây là vị trí cao nhất mà một HR có thể đạt được trong lộ trình thăng tiến của mình. Cấp bậc của HRD tương đương với vị trí Giám đốc điều hành (CEO) và các vị trí quản lý cấp cao khác. 

Vị trí này thường yêu cầu tối thiểu 10 năm kinh nghiệm và có bằng thạc sĩ chuyên ngành. Mức lương trung bình của Giám đốc nhân sự là khoảng 50-70 triệu/tháng và có thể lên đến 100 triệu/tháng khi làm việc ở các doanh nghiệp quy mô lớn hơn. 

HRD chịu trách nhiệm giám sát tất cả hoạt động quản trị nhân sự của một công ty và có thể đề xuất những thay đổi đối với quản lý cấp cao. Các HRD cũng tập trung vào việc giữ chân nhân viên và phát triển các chương trình nhân sự nhằm mục đích đào tạo nhân viên nhân sự cấp thấp hơn.

Đánh giá, chia sẻ về Quản lý nhân sự

Các Quản lý nhân sự chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Quản lý nhân sự

Không có câu hỏi thêm nào.
3.3 ★
TINHVAN
Quản lý nhân sự
Q: Không có câu hỏi thêm nào.
23/11/2023
Không có câu hỏi nào thêm cả.
1900.com.vn
Quản lý nhân sự
Q: Không có câu hỏi nào thêm cả.
30/11/2023
Test IQ.
EL TOP
Quản lý nhân sự
Q: Test IQ.
30/11/2023
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì thế ?
3.7 ★
APOLLO
Quản lý nhân sự
Q: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì thế ?
19/10/2023

Câu hỏi thường gặp về Quản lý nhân sự

Công việc chính của Quản lý nhân sự là quản lý và tổ chức đội ngũ nhân viên trong các công ty/doanh nghiệp. Đồng thời, người làm quản lý nhân sự cần có sự tinh nhạy, linh hoạt vì đây là lĩnh vực làm việc trực tiếp với con người, mà mỗi cá nhân là một cá thể khác nhau. Do đó, bạn cần có năng lực quản lý tốt để đảm bảo đủ số lượng nhân viên và kiểm soát tiến độ làm việc của họ sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Để trở thành một Quản lý nhân sự, bạn cần có các kỹ năng quan trọng như quản lý hiệu suất, dịch vụ khách hàng, xử lý bảng lương, giao tiếp, lãnh đạo và tổ chức. Ngoài ra, hãy làm quen với các chương trình phần mềm nhân sự phổ biến như ADP Workforce Now, Bamboo HR, Workday.

Lương của một quản lý nhân sự tại Việt Nam dao động trong khoảng 10 triệu đến 15 triệu đồng mỗi tháng. Ngoài ra, các nhà quản lý nhân sự cấp cao với hơn 10 năm kinh nghiệm có thể kiếm được tới 60 triệu đồng mỗi tháng.

Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn Quản lý nhân sự để giúp bạn chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn của mình:

  • Bạn mong đợi gì ở bản thân với tư cách là quản lý nhân sự?
  • Phần thách thức nhất của quản lý nguồn nhân lực là gì?
  • Hãy kể cho tôi nghe về một lần bạn phải giải quyết xung đột tại nơi làm việc. Chia sẻ một ví dụ về cách bạn xử lý tình huống này.
  • Hãy kể cho tôi nghe về thời điểm bạn phải phản ứng nhanh chóng để thay đổi. Bạn đã làm gì?
  • Đồng nghiệp của bạn mô tả phong cách lãnh đạo hoặc quản lý của bạn như thế nào?
  • Thách thức lớn nhất mà nhân sự phải đối mặt hiện nay là gì? Bạn sẽ làm gì với nó?

Lộ trình thăng tiến của Quản lý nhân sự bao gồm các vị trí sau:

  • Quản lý nhân sự 
  • Phó phòng nhân sự 
  • Trưởng phòng nhân sự (HR Manager)
  • Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi
  • Giám đốc khu vực
  • Giám đốc nhân sự (HR Director)

Để trở thành Quản lý nhân sự, bạn có thể theo học các ngành sau:

  • Ngành quản trị nhân lực
  • Ngành quản lý nhân sự
  • Quản lý nguồn nhân lực
  • Quản trị hành chính nhân sự

Bài viết xem nhiều