Quản lý nhân sự như thế nào?

Hiện tại, ngành nghề nhân sự đang được nhiều bạn trẻ lưu tâm và tìm hiểu. Công việc được trau dồi từ giai đoạn quản lý cho đến khâu tuyển dụng và đào tạo. Công việc mà Quản lý nhân sự đảm nhận khá đa dạng, yêu cầu tính linh hoạt, trình độ, kinh nghiệm tốt và khả năng lãnh đạo. 

Vị trí Quản lý nhân sự có những ưu điểm gì 

Thuộc top ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất

Theo Vietnamworks - trang web tuyển dụng trực tuyến thuộc tập đoàn Navigos Group, nghề Nhân sự thuộc top 10 ngành nghề có chỉ số đăng tuyển lớn nhất. Điều này có thể giải thích trong thời đại 4.0, khi mà Khoa học công nghệ phát triển, rất nhiều thứ có thể thay đổi bởi máy móc, dây chuyền, robot,... nhưng không thể thay thế hoàn toàn con người, đặc biệt trong công tác tuyển dụng, đào tạo, .... con người (những đặc trưng của nghề Nhân sự).

Phát triển toàn diện các kỹ năng mềm

Các nhiệm vụ hằng ngày của người làm nhân sự liên tục xoay quanh việc tương tác, giao tiếp với mọi người, cho dù đó là thực hiện các cuộc phỏng vấn hoặc giải đáp các khiếu nại hay thắc mắc của nhân viên.

Việc tương tác với con người, ở nhiều lĩnh vực, nhiều vùng miền, lãnh thổ, giúp mỗi người trau dồi hơn nữa khả năng giao tiếp và các kỹ năng mềm khác. 

Triển vọng đầy hứa hẹn

Quản lý nhân sự là một lĩnh vực nghề nghiệp đang được tìm kiếm nhiều trên khắp các quốc gia. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp và nhà quản lý đang đánh giá cao vai trò quan trọng mà các nhà quản lý người chuyên nghiệp đóng vai trò trong việc xây dựng một tổ chức. Họ tìm kiếm những người có trình độ cao hơn với kinh nghiệm trong nghề. Những người làm Nhân sự vì thế cũng được săn đón nhiệt tình và có chế độ đãi ngộ tốt hơn.

Mở mang kiến thức, kĩ năng

Nếu như ở những ngành nghề khác, bạn cần nắm vững kiến thức chuyên môn là có thể “xông pha trận mạc” thì nghề nhân sự đòi hỏi bạn có sự hiểu biết ở rất nhiều lĩnh vực như tài chính, pháp luật, kinh doanh, xã hội... để tự tin xử lý các vấn đề liên quan đến người lao động và các cơ quan quản lý. Đây cũng là lí do tại sao, Nhân sự được coi là nghề “làm dâu trăm họ”. Dẫu có nhiều vất vả, khó khăn, nhưng bạn sẽ có nhiều cơ hội để tăng thêm khối kiến thức cho mình, khiến mình trở nên đa di năng hơn - điều mà các vị trí khác trong doanh nghiệp khó lòng có được.

Những khó khăn của nghề Quản lý nhân sự thường gặp 

Bên cạnh những cơ hội được mở mang kiến thức, phát triển các kỹ năng,... vị trí Quản lý nhân sự cũng có nhiều khó khăn, thách thức mà chỉ người trong nghề mới hiểu:

Dư thừa hoặc thiếu hụt nhân sự

Với nhiều doanh nghiệp, khi hoạt động kinh doanh sa sút, bộ máy vận hành quá cồng kềnh thì việc dư thừa nhân sự là không thể tránh khỏi. Ngược lại, khi hoạt động kinh doanh phát triển, nhu cầu về nhân sự tăng cao doanh nghiệp có thể gặp phải tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực. Vấn đề này phát sinh từ khâu lên kế hoạch, phân bổ và tuyển dụng người lao động. Bộ phận nhân sự không nắm được những thông tin cập nhật từ các bộ phận khác kịp thời, do đó chưa thể tìm kiếm, tuyển dụng được ngay những ứng viên phù hợp với vị trí yêu cầu, việc chậm trễ trong khâu tuyển dụng là khó tránh khỏi.

Khó thoả mãn nhu cầu nhân viên về chính sách đãi ngộ

Nhằm thu hút cũng như giữ chân nhân viên làm việc lâu dài cho doanh nghiệp mình, việc đánh giá kinh nghiệm, trình độ, quá trình làm việc cũng như tiềm năng phát triển của nhân viên để từ đó đưa ra những chính sách đãi ngộ nhân sự phù hợp là vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự làm tốt công tác này. Công tác phân tích, phân loại và tính toán lương, thưởng cho nhân viên còn nhiều sai sót, và chưa hợp lý, dẫn đến giảm sự hài lòng của nhân viên. 

Tỷ lệ luân chuyển lao động tăng cao

Khi công việc không có cơ hội thăng tiến, mức đãi ngộ không cao, doanh nghiệp dễ gặp phải tình trạng tỷ lệ luân chuyển lao động tăng cao, đặc biệt đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 Tình trạng lao động cũ nghỉ việc, lao động mới xin vào liên tục là một vấn đề đáng ngại đối với doanh nghiệp, làm tốn nhiều thời gian, chi phí tuyển dụng, cũng như chi phí đào tạo lại nhân sự mới. Hơn nữa, nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, về lâu dài có thể làm giảm hiệu quả kinh doanh, mức doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.

Yêu cầu trách nhiệm cao 

Tùy theo thực tế của doanh nghiệp, người phụ trách nhân sự luôn phải tìm ra cách ứng phó với các thực tế xảy ra, biết tháo gỡ các khó khăn và xây dựng được tính đoàn kết trong doanh nghiệp, từ đó tạo ra sức mạnh phát triển doanh nghiệp. Ngược lại, nếu như không đủ bản lĩnh và linh hoạt thì người làm nhân sự sẽ không thể dung hòa được vấn đề này và khiến công ty khó có thể phát triển được bền vững được. Ngoài ra người làm nhân sự luôn phải thích ứng với sự biến đổi của thị trường và nhân sự, phải biết tháo gỡ những khó khăn để giúp nội bộ đoàn kết nâng cao tinh thần nội bộ cho nhân viên. Vì đây chính là nền tảng phát triển bền vững của một công ty

Mức lương thấp 

Ở Việt Nam, ngành nhân sự vẫn còn khá mới mẻ và không được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao. Không phải ai cũng đánh giá được đúng tầm quan trọng của hoạt động quản trị và phát triển nguồn nhân lực như đúng bản chất của nó. Do vậy, nghề nhân sự chưa được đánh giá đúng giá trị, áp lực thì nhiều nhưng mức lương lại khá thấp so với các ngành nghề khác.

Khó hài hoà các mối quan hệ trong nội bộ công ty

Đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được văn hoá doanh nghiệp mạnh thì sẽ không gặp vấn đề quá lớn với việc hài hòa các mối quan hệ trong công ty cũng như định hướng lợi ích của nhân viên theo lợi ích chung của doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, việc hài hòa các mối quan hệ phức tạp trong công ty, không những mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên mà còn mối quan hệ của nhân viên với cấp quản lý, là một việc không hề đơn giản.

Quản lý nhân sự giờ đây không chỉ đơn thuần là tính lương, chế độ phúc lợi, tuyển dụng hay đào tạo nữa mà hơn hết người làm nhân sự cần phát hiện và giữ chân những nhân tài, cao hơn nữa là hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. 

Review về vị trí Quản lý nhân sự

Một nhân viên Quản lý nhân sự của một công ty lớn, hàng ngàn công nhân chia sẻ rằng: “Với tôi, cái khó khăn nhất là tìm hiểu được cảm xúc của nhân sự cũng như 10 loại bệnh của nhân sự để tham mưu, điều chỉnh phù hợp với bối cảnh và pháp luật. Rất khó để tìm được một nhân viên phù hợp với công ty. Thiếu rất nhiều thông tin cần thiết về người lao động, điều này ảnh hưởng xấu đến hiệu suất của hệ thống quản lý nguồn nhân lực. Các hệ thống này yêu cầu cơ sở dữ liệu thích hợp về nhân viên trước khi triển khai chúng. Nhiều tổ chức không duy trì dữ liệu thích hợp về lực lượng của họ và do đó tôi cần thu thập, truy xuất và lưu trữ nhiều thông tin cần thiết. Một hạn chế lớn khác là không có khả năng dự đoán các sự kiện và hành vi bên ngoài của con người. HRM cần sự hỗ trợ đầy đủ của tất cả những người đang làm việc và ban lãnh đạo cấp cao trong một tổ chức để triển khai thành công. Nếu không có sự hỗ trợ thích hợp từ ban lãnh đạo cấp cao, nó có thể không mang lại kết quả như mong đợi.”

“Tuy nhiên, quản lý nhân sự như chúng tôi cũng là động lực của nhân viên. Tôi là nguồn nhân lực thúc đẩy lực lượng lao động bằng cách khen thưởng họ theo hiệu suất của họ và cung cấp các cơ sở phúc lợi. Nó kiểm tra mức sản lượng của họ để quyết định các biện pháp khuyến khích nhằm nâng cao tinh thần chung của người lao động. Và tôi cũng cải thiện được nhiều mối quan hệ với nhân viên, một HRM tập trung vào việc thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa ban quản lý và người lao động để đảm bảo liên tục của hoạt động kinh doanh. Nhờ đó, tôi được cải thiện các kỹ năng mềm của bản thân hơn, tôi biết cách xử lý vấn đề cho người khác, kỹ năng thuyết phục, giao tiếp giữa đám đông, điều này giúp rất nhiều cho cuộc sống thực và trong công việc tôi” 

“Và tại vị trí này, tôi cũng được nhận mức lương hậu hĩnh, giúp tôi giảm một phần áp lực về gánh nặng tài chính trong cuộc sống của tôi” 

Xếp hạng của các Quản lý nhân sự

Các Quản lý nhân sự xếp hạng cho các công ty.

Cân bằng Công việc / Cuộc sống
3.9 ★
Chính sách & Phúc lợi
Cơ hội nghề nghiệp
3.5 ★
Số lượng việc làm trên 1900.com.vn

332 việc làm cho Quản lý nhân sự

Đánh giá, chia sẻ về Quản lý nhân sự

Các Quản lý nhân sự chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Top công ty cho Quản lý nhân sự