Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism) là gì? 4 cách khắc kỷ giúp bạn phát triển sự nghiệp

Chủ nghĩa khắc kỷ một trường phái của Hy Lạp xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ 3 trước công nguyên, được giới trẻ ngày nay rất quan tâm. Hãy cùng 1990-Tin tức việc làm tìm hiểu về chủ nghĩa khắc kỷ và cách khắc kỷ giúp bạn phát triển sự nghiệp trong bài viết dưới đây nhé!

1. Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) là gì? 

Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism) là một trường phái triết học Hy Lạp cổ đại do Zeno thành Citium sáng lập tại Athens vào đầu thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đó là một triết lý sống nhằm tối đa hóa những cảm xúc tích cực, giảm thiểu những cảm xúc tiêu cực và giúp các cá nhân trau dồi đức tính của mình.

Quan niệm của chủ nghĩa khắc kỉ cho rằng, sở dĩ ta đau khổ là vì ta đã trọn sai cách trong việc nhận định các vấn đề ."Khắc kỉ " không có nghĩa là nghiêm ngặt hay khổ hạnh .Trái lại, chủ nghĩa này cho rằng để tiến tới hạnh phúc, chùng ta cần sống hòa hợp với bản chất con người và thế giới.

Chủ nghĩa Khắc kỷ giành được sự ủng hộ của mọi tầng lớp, vượt qua ranh giới xã hội cũng như quốc gia. Trong quá khứ, nó đã được ủng hộ bởi rất nhiều danh nhân: Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius, một trong những nhà lãnh đạo quyền lực nhất trong lịch sử châu Âu. Epictetus được sinh ra như một nô lệ, nhưng đã vượt qua số phận để trở thành triết gia và là bạn của Hoàng đế La Mã Hadrian. Lucius Annaeus Seneca the Younger nhà triết học, nhà thơ và chính trị gia người La Mã.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. 4 cách khắc kỷ giúp bạn phát triển sự nghiệp

Ngày nay, chủ nghĩa Khắc kỷ đang phổ biến trở lại và nó có thể giúp chúng ta phát triển sự nghiệp bằng nhiều cách.

Tăng khả năng thích ứng 

Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ khiến công việc biến đổi không ngừng; một kỹ năng được đánh giá cao ngày hôm qua có thể đã trở thành lỗi thời ngày hôm nay. Trong bối cảnh đó, khả năng thích ứng và phục hồi là cốt lõi để thành công. Chủ nghĩa Khắc kỷ có thể giúp bạn phát triển các phẩm chất này. Thay vì chống lại, những người theo thuyết Khắc kỷ chấp nhận rằng sự thay đổi là tự nhiên và cần thiết cho tồn tại. Khi sự thay đổi là tiêu cực (ví dụ: một đồng nghiệp thân thiết nghỉ việc), các nhà triết học Khắc kỷ nói rằng, những đau khổ mà chúng ta đang trải qua đến từ việc chúng ta không chấp nhận sự thay đổi. Thay vì buồn bã, ủ rũ vì người bạn rời đi; chúng ta nên nắm lấy những cơ hội mà đồng nghiệp mới có thể mang đến.

Đưa ra những kế hoạch tốt hơn

“Suy tính trước những điều xấu xa” (Premeditation Malorum) là một dạng bài tập được thực hiện thường xuyên bởi các triết gia trường phái Khắc kỷ cổ xưa bao gồm Marcus Aurelius, Seneca và Epictetus. Mục tiêu của bài tập này là hình dung những điều tiêu cực có thể xảy ra trong cuộc sống. William B Irvine viết trong cuốn “A Guide to the Good Life”, Premeditation Malorum liên quan đến việc “suy nghĩ về những điều bạn đánh giá cao nhất trong cuộc sống; sau đó tưởng tượng về việc sẽ đánh mất những điều đó”. Quá trình này không chỉ giúp chúng ta đánh giá cao những gì đang có; mà còn giúp dự đoán trước các tình huống xấu nhằm lên kế hoạch tránh những điều này xảy đến.

Quản lý thời gian hiệu quả 

Thời gian là thứ quan trọng nhất mà chúng ta có. Vì vậy, theo các nhà Khắc kỷ, chúng ta nên sử dụng thời gian có hạn của mình một cách hiệu quả. Thay vì tập trung vào mọi thứ như nhau, chúng ta nên chọn ra những điều quan trọng nhất và dành thời gian cho nó. Tại nơi làm việc, chúng ta nên giải quyết những nhiệm vụ khó khăn nhất trước tiên.Tài liệu VietJack

Tăng cường trí tuệ cảm xúc (EQ)

EQ là cốt lõi của triết lý Khắc kỷ và cũng là chìa khóa để thành công trong môi trường công sở hiện đại. Những người theo Stoicism thông minh về mặt cảm xúc biết rằng họ chỉ phải lo lắng về những gì nằm trong tầm kiểm soát của họ. Như  Marcus Aurelius đã nói: “Bạn có quyền lực đối với tâm trí của mình – không phải các sự kiện bên ngoài. Hãy nhận ra điều này và bạn sẽ tìm thấy sức mạnh”. Stoicism giúp chúng ta phát triển trí tuệ cảm xúc thông qua việc thay đổi cách thức suy nghĩ của chính chúng ta. Khi học được cách kiểm soát cảm xúc, chúng ta sẽ không mắc sai lầm, không mất tập trung khi làm việc vì bị quấy rầy bởi cảm giác buồn bã, tức giận,…

Đọc thêm: Tư duy sáng tạo là gì? Những hiểu lầm về tư duy sáng tạo

3. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa khắc kỷ

Những nhà triết học khắc kỷ đã đưa ra một cái nhìn thống nhất về thế giới, bao gồm logic hình thức, vật lý học nhất nguyên và đạo đức tự nhiên. Trong số đó, họ nhấn mạnh rằng đạo đức là trọng tâm chính trong kiến thức của con người, mặc dù vậy, các triết lý về logic của họ mới là thứ được các nhà triết học sau này quan tâm nhiều hơn.

Chủ nghĩa khắc kỷ dạy cho chúng ta về sự phát triển của việc tự kiểm soát bản thân và sự cương nghị như một phẩm chất để vượt qua những cảm xúc mang tính phá hủy; chủ nghĩa này tin rằng việc rèn luyện để suy nghĩ một cách rõ ràng, mạch lạc và bất thiên vị sẽ giúp cho con người hiểu ra bản chất của vũ trụ (logos). Một khía cạnh chính của chủ nghĩa khắc kỷ cũng lưu tâm đến việc cải thiện những điều tốt đẹp về đạo đức và luân lý của mỗi cá nhân: "Đức hạnh được bao hàm trong một ý chí hòa hợp với Tự nhiên."

Nguyên lý này cũng được áp dụng trong các mối quan hệ giữa các cá nhân; "để được tự do trước những nỗi tức giận, sự đố kị và ghen tị," và phải chấp nhận rằng kể cả những người nô lệ cũng "bình đẳng như những con người khác, bởi tất cả mọi người đều là sản phẩm của tự nhiên".

Nguyên tắc đạo đức theo chủ nghĩa Stoic tán thành với một quan điểm của chủ nghĩa quyết đoán; khi nói về những người thiếu đi đức hạnh Stoic, Cleanthes từng phản đối rằng kẻ độc ác "giống như một con chó bị trói vào một chiếc xe đẩy, nó buộc phải đi theo chiếc xe đẩy đến bất cứ đâu". Người tuân theo đức hạnh Stoic, ngược lại, sẽ nắn chỉnh lại ý chí của anh ta sao cho phù hợp với thế giới và sẽ, theo lời của Epictetus, "ốm đau nhưng vẫn hạnh phúc, hiểm nguy nhưng vẫn hạnh phúc, chết đi nhưng vẫn hạnh phúc, lưu đày nhưng vẫn hạnh phúc, sống ô nhục nhưng vẫn hạnh phúc," do đó họ luôn hướng tới việc đạt được cảnh giới ý chí cá nhân "hoàn toàn tự chủ", và đồng thời được ở trong một vũ trụ "tổng thể độc nhất có tính quyết đoán nghiêm ngặt". Quan điểm này sau này được miêu tả với tên gọi "Chủ nghĩa phiếm thần cổ điển" (và được nhà triết học người Hà Lan Baruch Spinoza theo đuổi.

.Giống như lời của Epictetus, chúng ta có thể “ốm đau nhưng vẫn hạnh phúc, hiểm nguy nhưng vẫn hạnh phúc, chết đi nhưng vẫn hạnh phúc, lưu đày nhưng vẫn hạnh phúc, sống ô nhục nhưng vẫn hạnh phúc”.

Đọc thêm: Tư duy không khuất phục (Unstoppable) là gì? Lợi ích của nó?

4. Nhận thức luận

Linh hồn con người

Chủ nghĩa khắc kỷ nghiên cứu nhận thức luận theo lập trường duy cảm duy vật. Theo những nhà triết học này, linh hồn được cấu tạo từ 8 bộ phận: năm giác quan thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và xúc giác, giọng nói, bộ phận tái tạo và bộ phận điều khiển. Linh hồn của con người như tờ giấy trắng để in dấu sự tác động của thế giới bên ngoài. Biểu tượng của sự vật là do chính nó tạo nên.

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Chủ nghĩa khắc kỷ đã tìm thấy mối liên hệ giữa hai đối tượng này. Zeno xứ Citium đã viết rằng: “Chúng ta có khả năng lĩnh hội về nhận thức thế giới bên ngoài bẳng cả cảm tính lẫn lý tính”

Suy nghĩ về khái niệm

Chủ nghĩa khắc kỷ có suy nghĩ rất hay về khái niệm. Zeno xứ Citium cho rằng "các khái niệm không phải là kết quả thỏa thuận giữa mọi người về việc đặt tên cho sự vật mà ngược lại bản thân các khái niệm được quy định bởi các vật và bản chất của các vật."

5. Ý nghĩa của chủ nghĩa khắc kỷ trong cuộc sống hiện đại

Chủ nghĩa này có ý nghĩa từ thời xa xưa. Nhưng giá trị của nó vẫn tồn tại và càng phát triển hơn trong thế giới hiện đại ngày nay. Nếu như hiểu và áp dụng chủ nghĩa khắc kỷ này vào cuộc sống hiện đại. Bạn sẽ có một cuộc sống nhẹ nhàng và an yên trong tâm hồn hơn.

Chủ động ngăn chặn những làn sóng tiêu cực

Cảm xúc của con người là thứ quyết định tới hành động. Chủ nghĩa khắc kỷ được đã được khoa học tâm lý hiện đại chứng minh. Hai người đang phải trải qua cùng một khó khăn. Những suy nghĩ và góc nhìn của hai người là khác nhau. Dẫn đến sự đánh giá và hành vi xử lý khó khăn đó cũng khác nhau.

Ví dụ như: hai người cùng một công ty vừa mất việc làm. Một người cảm thấy thất vọng về bản thân và cảm giác mất cả thế giới. Người này buồn bã và rơi vào trạng thái tự ti về bản thân. Tuy nhiên người còn lại, cảm thấy một sự tự do. Họ cảm thấy được giải phóng và hy vọng một cơ hội mới.

Theo tâm lý học một người có cái nhiều tích cực. Sẽ có lợi nhiều hơn về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Hãy nhớ rằng, một sự việc tồi tệ không làm chúng ta buồn, mà chính suy nghĩ của chúng ta về nó. Đây mới là nguồn gốc của tiêu cực.

Buông bỏ thói quen cuồng kiểm soát

Sự hoàn hảo là điều mà ai cũng mong muốn đạt được trong cuộc sống này. Nhưng thực tế không có gì trên đời là hoàn hảo. Vì thế chúng ta luôn muốn kiểm soát mọi thứ theo ý của mình. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi một ai đó không làm chính xác theo ý của bạn. Hay một điều gì đó trong cuộc sống chen ngang vào kế hoạch đã định sẵn trong đầu bạn.

Tất cả hành vị trên chứng tỏ một điều bạn đang quản lý từng ly từng tý mọi thứ trong cuộc sống. Vậy đã đến lúc bạn cần thư giãn, nhẫn nại và chấp nhận rằng bạn không thể kiểm soát mọi thứ. Khi bạn làm được như vậy bạn sẽ được an yên, nhẹ lòng hơn. Dưới đây là một số cách để bạn bớt kiểm soát hơn.

Kiểm soát sự lo lắng của bản thân

Một lý do khác khiến bạn trở nên kiểm soát hơn đó là quá lo lắng. Hoặc sợ hãi phải đối mặt với những thứ mà bạn không biết đó là gì trong tương lai. Nếu bạn đang ở trạng thái như vậy, bạn cần thư giãn ngay. Hãy nhớ rằng đối mặt với những điều mình không thể biết được không phải là ngày tận thế. Đương nhiên, phải mất một thời gian bạn mới có thể kiểm soát được sự lo lắng của mình. Tập yoga, thiền giúp tìm ra gốc rễ của vấn đề, bạn sẽ giải quyết vấn đề tốt hơn.

Đọc thêm: Kỹ năng phát triển bản thân là gì? 10 tư duy phát triển bản thân hiệu quả

Học cách chấp nhận

Theo chủ nghĩa khắc kỷ bạn muốn bình yên trong cuộc sống thì ngưng kiểm soát và học cách chấp nhận. Học cách chấp nhận bản chất của sự vật, sự việc, bạn sẽ giữ được bình thản trước sóng gió cuộc đời. Mặc dù mong muốn cải tiết bất cứ điều là ý niệm tốt. Tuy nhiên, có những thứ bạn muốn cũng không thể thay đổi được.

Chủ nghĩa khắc kỷ là một trường phái giúp chúng ta tìm được hạnh phúc thông qua việc chấp nhận mọi thứ diễn ra không cho phép bản thân bị kiểm soát bởi những khao khát hoặc sợ hãi trước những đau đớn, thông qua trí não để hiểu thế giới nay. Hi vọng với bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để bạn áp dụng chủ nghĩa khắc kỷ vào cuộc sống.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!