1. Clearance sale là gì?
Clearance sale khi được dịch sang tiếng việt sẽ có rất nhiều nghĩa khác nhau như: bán hạ tồn kho, bán giải phóng mặt bằng, v.v. Trong kinh doanh bạn có thể hiểu theo nghĩa nào cũng được nhưng Clearance sale được hiểu chính xác nhất là giá hạ để giải phóng hàng tồn kho.
Bán hạ giá để giải quyết hàng tồn kho là một vấn đề mà không một nhà kinh doanh nào mong muốn gặp phải. Khi doanh nghiệp phải thực hiện công việc này có nghĩa là một lượng lớn sản phẩm được sản xuất từ lâu nhưng chưa bán hết và có những sản phẩm khác đang thay thế.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Các thuật ngữ trong hoạt động chiết khấu, khuyến mãi và giảm giá
Promotion
Hiểu theo nghĩa rộng là chính sách xúc tiến (có thể bao gồm các công cụ quảng cáo, PR, giảm giá các loại), là một khái niệm rộng hơn nhiều so với giảm giá. Nói cách khác, ‘promotion’ là những nỗ lực để tăng lượng bán sản phẩm, nếu sử dụng trong trường hợp giảm giá là rất thiếu chính xác.
Sales (off)
Là thuật ngữ chính xác nhất để diễn tả việc giảm giá trong một thời gian ngắn nhằm thúc đẩy doanh số bán. Sales off thường có tính mùa vụ, ví dụ ở VN là dịp trước Tết nguyên đán, hoặc ở Mỹ là Black Friday.
Price drop
Thường thấy ở các siêu thị Mỹ, là thuật ngữ dùng để miêu tả việc giảm giá một sản phẩm. Tác dụng của nó giống như sales, nhưng thời hạn là vĩnh viễn. Về mặt tâm lý, khi dán tag sales off lên sản phẩm, người tiêu dùng sẽ có tâm lý thúc đẩy mua hàng mạnh hơn so với price drop, do việc mua hàng chỉ có tính thời điểm; còn khi có price drop, khách hàng có thể lựa chọn bất kỳ thời điểm nào để mua, miễn là còn sản phẩm trên giá.
Clearance
Giống price drop ở chỗ việc giảm giá là vĩnh viễn (tới khi hết hàng), khác ở mức độ giảm giá. Clearance thường có mức độ giảm giá rất mạnh, và ở một khi sản phẩm đã dán clearance, thường sẽ không ở trên giá lâu. Ví dụ, mức giá clearance có thể giảm đến 90%.
Mark down
Được hiểu là giảm giá (tương tự price drop), nhưng sử dụng trong bối cảnh khác. Mark-down là thuật ngữ ngược nghĩa với mark-up. Trong mark-up, chi phí thường là cơ sở tính toán, nhà sản xuất/người bán sau đó lấy 1 mức lợi nhuận mong muốn gọi là mark-up cộng vào giá và bán cho khách hàng (ví dụ, chi phí sản xuất là 10.000đ, mức mark-up là 25% thì giá bán là 12.500 đồng). Mark-down thì GIÁ là cơ sở tính toán (ví dụ, giá bán cũ là 20.000 đồng, 20% mark-down tương đương với giá mới là 16000đ). Thuật ngữ này thường sử dụng trong sách vở và bài báo, chứ không phải trong các cửa hàng/cửa hiệu.
Discount
Dịch là chiết khấu. Có 3 loại chiết khấu cơ bản, "trade discount" được sử dụng trong chuỗi phân phối. Khi nhà sản xuất muốn khuyến khích siêu thị bán sản phẩm cho mình chẳng hạn, họ có thể tăng mức discount cho siêu thị từ 10% lên 15% giá sản phẩm. "Quantity discount" là chiết khấu cho người mua số lượng lớn (ví dụ mua 10 tặng 1); "Seasonal discount" là chiết khấu có tính thời điểm, thường là mua hàng ngoài mùa vụ, ví dụ giá khách sạn vào mùa đông. Sử dụng discount cho việc giảm giá vào đầu năm, do đó, là quá rộng và không "trúng đích".
Đọc thêm: Startup là gì? Gợi ý TOP 15 mô hình kinh doanh hiệu quả khi khởi nghiệp
3. Lý do doanh nghiệp phải Clearance sale
Mặc dù đây là một những vấn đề mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn “tránh mặt” do những ảnh hưởng không tốt tới doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn phải thực hiện để hạn chế tối đa những tác động xấu của hàng tồn kho tới doanh nghiệp.
Sản xuất quá nhiều hàng hóa tồn kho
Trong kho của doanh nghiệp còn quá nhiều hàng tồn kho nếu không được bán ra thị trường thì sẽ dẫn đến việc thiếu ngân sách để tiếp tục sản xuất và nếu để lâu hơn thì các sản phẩm có thể bị hết hạn gây ra lãng phí lớn.
Do đó, cách tốt nhất mà doanh nghiệp lựa chọn là bán hạ giá để giải phóng hàng tồn kho để thu lại một phần nào đó vốn đầu tư để tiếp tục sản xuất.
Chưa tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường
Sản xuất mà chưa tìm hiểu kỹ thị trường được xem là một sai sót rất lớn của các doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc sản xuất lớn hơn nhu cầu thị trường và dẫn đến tình trạng tồn kho. Trong một thời điểm lượng cầu của khách hàng với một sản phẩm nào đó tăng cao bất ngờ khiến doanh nghiệp đẩy nhanh sản xuất hàng loạt với một sản lượng lớn mà chưa có tìm hiểu kỹ càng. Sau thời điểm đó, khách hàng dừng mua và xảy ra hàng hóa bán chậm dẫn đến tình trạng tồn kho kéo dài.
Sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thị trường
Sản phẩm có chất lượng thấp, nhiều lỗi, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường khiến cho sản phẩm rất dễ rơi và tình trạng khó bán và tồn kho kéo dài. Hiện nay, thị trường có mức độ cạnh tranh khá gay gắt, nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng việc một sản phẩm kém hấp dẫn, chất lượng không đáp ứng nhu cầu thị trường sẽ rất khó tồn tại.
Bên cạnh đó cũng có một số các vấn đề khách quan khiến cho doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng hàng tồn kho quá nhiều và phải thực hiện Clearance sale như: chu kỳ kinh doanh đang suy thoái, cạnh tranh gay gắt từ thị trường, v.v.
Đọc thêm: Kế toán nội bộ là gì? Tổng quan công việc vị trí kế toán nội bộ
4. Ảnh hưởng to lớn của Clearance sale tới doanh nghiệp
Clearance là một giải pháp không mong muốn mà doanh nghiệp phải thực hiện. Vậy ảnh hưởng của Clearance sale tới doanh nghiệp như thế nào?
Tài chính, doanh thu
Khi thực hiện Clearance sale doanh nghiệp đối mặt rất lớn với các vấn đề về tài chính và doanh thu. Bởi việc giảm giá bán có thể khiến doanh nghiệp mất một khoản vốn đầu tư ban đầu. Điều này khiến doanh nghiệp khó thực hiện được các mục tiêu doanh thu đã đề ra và sự phát triển chung của đơn vị.
Đặc biệt, trong một số trường hợp doanh nghiệp không thể giải quyết hết hàng tồn kho thì đây sẽ là một bài toán toán khó cho doanh nghiệp.
Hình ảnh thương hiệu
Không chỉ gây ảnh hưởng về về doanh thu và nguồn vốn của công ty. Clearance sale còn có tác động đến uy tín cũng như hình ảnh của doanh nghiệp. Nếu như các doanh nghiệp giảm giá bán quá nhiều sẽ khiến khách hàng nghi ngờ về chất lượng các sản phẩm của thương hiệu đó.
Mất uy tín với khách hàng
Nếu như những doanh nghiệp và thương hiệu lớn giảm giá bán quá nhiều sẽ ảnh hưởng lớn thương hiệu cũng như uy tín của nhiều doanh nghiệp ngày nay.
Khách hàng sẽ nghi ngờ về chất lượng cũng như giá trị của thương hiệu đó, nếu là những thương hiệu lớn và được nhiều người tin dùng thì tại sao phải giảm giá bán để xả đi những mặt hàng tồn kho?
5. Những điều cầm làm để hạn chế tối đa xuất hiện của Clearance sale
Nghiên cứu kỹ càng thị trường
Để tình hình sản xuất và kinh doanh diễn ra suôn sẻ thì việc tìm hiểu và nghiên cứu kỹ thị trường để những am hiểu nhất định về thị trường là hết sức quan trọng. Dựa trên những thông tin thu thập và phân tích được các doanh nghiệp sẽ sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và ước lượng hàng hóa phù hợp với lượng cầu của thị trường.
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu khách hàng
Các sản phẩm mới trước khi được phát triển và đưa vào sản xuất hàng loạt cần được nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, yêu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, v.v và dự đoán những rủi ro mà sản phẩm mới này có thể gặp phải để dự phòng các phương án giải quyết.
Liên tục cập nhật và nắm bắt thông tin từ thị trường, đối thủ cạnh tranh
Việc liên tục cập nhật và nắm bắt thông tin từ thị trường hay các đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp chủ động phát hiện ra các vấn đề có thể gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh, và đưa ra giải pháp kịp thời.
Khi phát hiện hàng tồn kho thì các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng có chiến lược hợp lý để giải quyết lượng hàng tồn kho đó. Ngày nay, các doanh nghiệp đang đối mặt với mức độ cạnh tranh rất lớn, vì vậy việc sản xuất hàng hóa cũng được xem là một nghệ thuật của riêng mình.
Đọc thêm: Cách tạo bảng chấm công là gì? 4 hình thức chấm công thông dụng hiện nay
Bán hạ giá để giải quyết hàng tồn kho là một vấn đề mà không một nhà kinh doanh nào mong muốn gặp phải nên doanh nghiệp phải làm sao để hạn chế nó đến mức tối đa. Trong bài viết trên,1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Clearance Sale. Hy vọng bạn hiểu rõ và áp dụng hiệu quả !