Giảng viên tin học như thế nào?

Giảng viên tin học (Informatics lecturer) là những người đã hoàn thành chương trình học Sư phạm tin học, có đầy đủ năng lực chuyên môn để tham gia chương trình giảng dạy môn Tin học tại những cơ sở đào tạo như Cao đẳng, Đại học..  Giảng viên tin học sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống khoa học về tin học máy tính, tin học văn phòng, cách xây dựng phần mềm, khối kiến thức về khoa học giáo dục. 

Giảng viên tin học mang đến những cơ hội gì?

Sự tôn trọng và yêu quý của xã hội

Nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo và cho ra đời thế hệ học trò có vai trò quyết định tới sự phát triển của đất nước nên không gì có thể đếm được công lao vất vả của những người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Vậy vì sao chọn nghề giáo viên.

Luôn có cơ hội trau dồi, học hỏi

Nghề giáo viên được xem là một nghề vinh quang do đó để trở thành một người thầy cô chân chính bạn phải lao động thật nghiêm túc, không ngừng học tập nâng cao trình độ của mình và phải luôn luôn tu dưỡng đạo đức.Bên cạnh đó người thầy cô cũng là người cần có bản lĩnh, tính nhẫn nhịn và không được cho phép mình được bất mãn trước học trò dẫn đến những tổn thương đáng tiếc. Rèn luyện mình làm sao để trở thành một người thầy cô giáo thương yêu học trò, dìu dắt các em đến sự thành công trong học tập.

Làm chủ công việc

Có thể nói, nghề nhà giáo đòi hỏi nhiều về phẩm chất đạo đức, nhân cách và thiên về sự gương mẫu chứ không chỉ là bạn có năng lực.Tuy có áp lực nhất định những nghề này cũng rèn luyện cho bạn được sự chủ động trong công việc từ soạn giáo án, giảng bài, kiểm tra, chấm bài…

Để gắn bó được với nghề giáo và trở thành người thầy tốt, bạn cần có định hướng đúng năng lực và nguyện vọng của mình vì sao chọn nghề giáo viên, giải thích được nó thì bạn sẽ sống mãi với nghề này

Những thách thức mà giảng viên tin học phải đối mặt?

Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí 

Bên cạnh những yêu cầu về phẩm chất đạo đức thì kiến thức chuyên môn liên quan đến vị trí việc làm là điều quan trọng. Đối với những vị trí việc làm khác nhau thì đòi hỏi những chuyên môn cũng khác nhau. Ví dụ như giảng viên tin học thì cần được đào tạo về giảng viên tin học để phù hợp với vị trí việc làm của mình …

Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Sự phát triển là luôn luôn tất yếu do đó giáo viên cần phải cập nhật và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình để thực hiện tốt các công việc của mình và đảm bảo được chất lượng giảng dạy.

Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp

Sức khỏe là một vấn đề vô cùng quan trọng nên để thực hiện được công việc của mình thì giáo viên cần đảm bảo yếu tố sức khỏe để phục vụ cho công việc của mình.

Review về nghề giảng viên 

Theo chia sẻ của chị Mai - giảng viên tin học, ngày mới vào nghề mình vấp phải nhiều khó khăn, một môi trường hoàn toàn lạ lẫm từ trước giờ, một công việc phục vụ cộng đồng, sản phẩm không phải là một món hàng mà chính là con người, thêm một đống hồ sơ sổ sách phải giải quyết và chạy deadline, tập làm quen với những phương pháp đổi mới hàng năm, khi chưa thành thạo kỹ năng này lại phải học tập kĩ năng khác... vân vân mây mây hàng tỉ thứ cần học. Thật ra nghề nghiệp nào cũng cao quý và cũng có những áp lực như nhau. Những chia sẻ của mình chỉ nằm trong khuôn khổ của nghề giáo viên.

Về hình thức:

  • Trong mắt mọi người thầy cô giáo là những người đẹp đẽ, sáng sủa về ngoại hình, ăn mặt sang trọng.
  • Công việc nhìn bề ngoài có vẻ nhàn nhã, nhiều thời gian rảnh.
  • Có nhiều mối quan hệ xã hội.
  • Được cả xã hội tôn kính, quý trọng.

Về nội dung:

  • Nghề giáo có lương tháng ổn định, lâu dài, hưởng nhiều phúc lợi xã hội.
  • Nghỉ hè, nghỉ dịch bệnh vẫn được hưởng lương.
  • Công việc nhẹ nhàng, không có áp lực, mỗi ngày chỉ mang giáo án lên giảng đường dạy hết tiết lại về.
  • Trong mắt người khác đặc biệt là học trò, các thầy cô giáo như những chuyên gia "Biết tuốt" với lượng kiến thức uyên bác trong tất cả các lĩnh vực.
  • Học sinh luôn nhìn thầy cô là những người có khí chất hơn người.
  • Công việc văn phòng, chỉ làm theo khuôn khổ, chẳng cần phải sáng tạo.

Về hình thức: 

  • Khi lên giảng đường, đứng trước học sinh hay trong những cuộc họp hành thì bắt buộc phải ăn mặc lịch sự chỉnh tề. Áo dài là bộ trang phục truyền thống tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt, nó và trang phục công sở cũng như đồng phục hằng ngày của nghề giống như bao nghề khác. Mỗi ngành nghề hay tổ chức đều có đồng phục riêng cho nhân viên đấy thôi.
  • Công việc trên lớp có vẻ ít, chỉ dạy theo tiết, xem ra có nhiều thời gian rảnh. Nhưng thực chất khi rời giảng đường mới chính là thời gian làm việc thực sự của các thầy cô.
  • Nhiều mối quan hệ xã hội là đúng vì mỗi năm học đến lại có thêm nhiều bậc phụ huynh đưa con đến trường. Nhưng quen biết nhiều có tốt hay không? Điều này cần xem xét lại.
  • Nghề giáo là nghề cao quý nhưng trong xã hội hiện nay với những mặt trái, giáo viên dần bị coi thường và phải gánh trách nhiệm rất lớn đối với bất kỳ sai sót nào trong giáo dục. Chưa kể luôn phải chịu sự phán xét của xã hội.

Về nội dung:

  • Lương giảng viên do Nhà nước trả, nó có tính chất ổn định lâu dài. Nhưng thu nhập của giáo viên là mức lương cơ sở cơ bản nhất. Có thể nói hiện nay thì lương giảng viên là mức lương cũng khá cao trong xã hội.
  • Dù là nghỉ hè, nghỉ dịch bệnh các thầy cô vẫn làm việc online 24/24. Nhất là trong tình hình hiện nay ngoài công việc giảng dạy các thầy cô còn giải quyết hàng tá công việc bên lề.
  • Công việc theo người khác thấy là không áp lực, nhưng thực ra luôn phải chạy deadline. Trên lớp có thể không làm gì ngoài việc dạy nhưng ngoài lớp thì hàng tá hồ sơ sổ sách. Có những đồng nghiệp của mình tâm sự: ban ngày đến lớp, xong việc về nhà còn chăm sóc gia đình, sau khi mọi người đã nghỉ ngơi thì lúc này các anh chị ấy mới bắt đầu mở máy tính ra giải quyết công việc tồn đọng, có lẽ lúc đó đã ngoài 10h đêm. Đó là tình trạng thực tế các bạn ạ!
  • Có thể trong mắt phụ huynh hay học sinh,  thầy cô giáo là những người giỏi thực sự, nhưng có giỏi thế nào thì không phải cái gì cũng biết. Nếu không phải kiến thức chuyên ngành thì các thầy cô cũng cần có thời gian để tìm hiểu mới có thể giải đáp được.
  • Nhiều người thấy đi dạy là công việc nhàm chán, không cần sáng tạo là đã sai lầm. Vì Nhà nước ta luôn đổi mới phương thức dạy học hằng năm, đồng nghĩa với việc giảng viên cần đi tập huấn. Bản thân các nhà giáo cũng có những cuộc thi, kế hoạch hàng tháng, hàng năm như: Các chuyên đề cấp trường trở lên, thi thiết kế bài giảng điện tử E Learning, thi giảng viên dạy giỏi cấp trường trở lên, thi khoa học kỹ thuật, đăng ký danh hiệu Chiến sĩ thi đua... Tất cả kế hoạch và thi cử đều cần sáng tạo, muốn đạt hiệu quả thì giảng viên phải bỏ rất nhiều tâm sức và nỗ lực của bản thân. Tuy nhiên phần thưởng chỉ mang tính chất tinh thần mà thôi. Nhưng đối với các thầy cô giáo thực sự có tâm với nghề thì như thế đã là niềm an ủi.
  • Còn khi đối diện với vấn nạn bạo lực học đường, các thầy cô đều ngán ngẩm lắc đầu. Chỉ có 1 số rất ít giảng viên không kiểm soát được cảm xúc trong lúc nóng giận hoặc đạo đức bị suy đồi mới gây ra vấn nạn bạo lực và tệ nạn học đường. Nhưng xã hội lại quy chụp cái nhìn tiêu cực cho mọi giáo viên. Chính vì thế mới sinh ra những quy định giáo dục bất hợp lý đưa giáo viên vào tình thế khó xử. Mặc dù không được phép phê bình các em nhưng vẫn đảm bảo kết quả rèn luyện tốt. Giáo viên dạy mà học sinh không tiếp thu được là do giảng viên ấy chưa nâng cao trình độ sư phạm, nhưng khi học sinh làm bài tốt trên mức bình thường thì cũng do lỗi của giáo viên chưa cứng rắn hơn với các em. Thật ra bản thân mỗi thầy cô luôn ý thức được nên cần có những phương pháp sư phạm vừa cương vừa nhu, dạy dỗ học sinh tự phát triển bản thân. Nhưng một áp lực của giáo viên đó chính là thời gian. Thời gian gấp gáp vô hình chung đưa các thầy giáo cô giáo vào thế khó không biết làm thế nào để vừa có thành tích mà vẫn có sự trung thực trong học tập. Phụ huynh hiện nay đa phần chiều con quá mức, luôn muốn con cái của họ sướng cả về vật chất và tinh thần nên khiến cho một bộ phận các em có thái độ ỷ lại, không chăm lo học tập và rèn luyện, dẫn đến nhiều hậu quả về sau. 
  • Bất cứ nghề nào cũng mang tính chất phục vụ xã hội, cộng đồng và nghề giáo cũng không ngoại lệ.

Ngoài ra, nghề giáo cũng có những điều rất đáng yêu, đáng tự hào: 

  • Được phục vụ cho xã hội, cộng đồng, tạo ra những giá trị tốt đẹp cho đất nước. Sản phẩm của giáo dục thật đặc biệt, nó không phải là một mặt hàng mà là con người. 
  • Được trẻ ra nhiều tuổi khi tiếp xúc với những tâm hồn ngây ngô, non nớt của trẻ thơ. 
  • Rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại và lòng yêu thương, sự bao dung trước mọi lỗi lầm.
  • Có cơ hội tự nhìn nhận bản thân, luôn hướng bản thân sống theo những chuẩn mực đạo đức, làm con người tốt.
  • Có sự ổn định ở mức độ nào đó, nhất là đối với người phụ nữ.
  • Được phục vụ cho công cuộc phát triển, đổi mới và hưởng những lợi ích từ Đảng và Nhà nước.
  • Có một vị trí nhất định trong xã hội.
  • Khi trở thành một nhà giáo dục, làm tốt việc dạy dỗ thế hệ tương lai là tiền đề quan trọng để giáo dục con cái trong gia đình, biết cách định hướng cho thế hệ trẻ trong gia đình.

Xếp hạng của các Giảng viên tin học

Các Giảng viên tin học xếp hạng cho các công ty.

Cân bằng Công việc / Cuộc sống
3,7 ★
Chính sách & Phúc lợi
4,1 ★
Cơ hội nghề nghiệp
3,7 ★
Số lượng việc làm trên 1900.com.vn

69 việc làm cho Giảng viên tin học

Top công ty cho Giảng viên tin học