Phiên dịch viên như thế nào?
Phiên dịch viên là những người làm công việc dịch thuật các văn bản hoặc dịch vụ từ một ngôn ngữ sang ngôn ngữ khác dưới hình thức là lời nói, giúp người sử dụng ngoại ngữ có thể hiểu được thông tin một cách dễ dàng và chính xác.
Phiên dịch viên có những ưu điểm gì?
Học hỏi, trau dồi kiến thức liên tục
Là phiên dịch viên, bạn sẽ được làm việc trong nhiều dự án khác nhau, đi nhiều nơi trên thế giới và làm việc trong môi trường hấp dẫn với những người thành đạt và nổi tiếng. Nếu là một phiên dịch viên ngoại giao, bạn còn được gặp gỡ những nhân vật hàng đầu của chính phủ hay tổ chức quốc tế.
Cơ hội việc làm rộng mở
Khi hội nhập đang trở thành xu thế tất yếu của tất cả các nước trên thế giới và hiện tại Việt Nam đã đẩy mạnh hợp tác quốc tế bằng việc gia nhập vào nhiều tổ chức thế giới như LHQ, WTO, ASEAN….Các công ty, tổ chức, cơ quan quốc tế sẽ tìm đến thị trường Việt Nam, cũng như các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam sẽ thường xuyên phát sinh quan hệ hợp tác với đối tác nước ngoài, chính vì vậy họ sẽ luôn cần những phiên dịch viên giỏi hỗ trợ giúp xóa bỏ rào cản ngôn ngữ trong đàm phán, hội nghị, hội thảo, ký kết hợp đồng… Có thể thấy, nghề phiên dịch viên đang trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết trong mọi nền kinh tế
Thu nhập cao và ổn định
Mức thu nhập của nghề phiên dịch viên là tương đối cao so với mặt bằng chung của cả xã hội hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là nghề nghiệp có tính cạnh tranh và đào thải lớn. Bởi ngày nay, ngoại ngữ đã trở thành một công cụ được rất nhiều bạn trẻ nỗ lực trau dồi trong hành trang lập nghiệp của mình. Tính cạnh tranh sẽ thúc đẩy bạn không ngừng trau dồi kỹ năng và phát triển bản thân.
Phát triển bền vững lâu dài
Đối với phiên dịch viên, càng nhiều kinh nghiệm bạn sẽ càng tiến xa, tiến cao trong nghề nghiệp. Việc làm phiên dịch luôn mang tới những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và cao cấp. Với kinh nghiệm lâu năm và kiến thức uyên bác, các phiên dịch viên còn được mọi người kính nể và tin tưởng hơn trong công việc.
Phiên dịch viên có thể gắn bó lâu dài với nghề bằng nhiều cách. Khi đến một giới hạn tuổi tác, không thể đi nhiều và tham gia vào những hội nghị lớn, bạn có thể chuyên vào các công việc như dịch sách báo, tài liệu hay dịch phim v.v… hay thậm chí tham gia giảng dạy đào tạo cho những thế hệ sau. Công việc dịch thuật hay giảng dạy này cũng mang tới cho bạn cơ hội học hỏi nhiều điều.
Tuy nhiên, dịch thuật hay giảng dạy là những ngành nghề đòi hỏi sự trau dồi không ngừng nghỉ và kiến thức chuyên môn ở cấp độ cao. Bên cạnh tính hấp dẫn, đây là những công việc đòi hỏi nhiều kĩ năng và kiến thức. Thách thức sẽ không nhỏ chút nào.
Những "góc khuất" của nghề Phiên dịch viên
Bên cạnh cơ hội nghề nghiệp rộng mở, được học hỏi những kỹ năng mới, giao Phiên dịch viên cũng có những "mặt tối" chỉ người trong nghề mới hiểu.
Áp lực công việc cao
Công việc phiên dịch thường chịu sức ép từ nhiều phía: sức ép và căng thẳng cao độ của việc dịch song song (vừa nghe vừa dịch), sức ép của việc dịch đuổi, sức ép về kiến thức và thông tin mới…. Áp lực lớn nhất là bạn phải dịch thật chính xác, thật đúng ý người nói hoặc người viết (kể cả khi họ có ý mập mờ) thành một bản dịch hay, có duyên, hấp dẫn và dễ tiếp nhận nhất. Thế nhưng, những áp lực của công việc phiên dịch sẽ giúp bạn trở nên bản lĩnh hơn, quyết đoán hơn trong cuộc sống. Đây là công việc có tần suất thành công rất lớn.
Mức độ cạnh tranh và đào thải lớn
Hiện nay số lượng người giỏi từ 2 ngôn ngữ trở lên rất nhiều. Bởi vậy dù có nhiều cơ hội việc làm nhưng mức độ cạnh tranh và đào thải trong nghề lại rất lớn. Điều này đòi hỏi người muốn phát triển và theo nghề lâu dài phải không ngừng nâng cao năng lực và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu phiên dịch của khách hàng và xã hội.
Tính kỷ luật nghề nghiệp cao
Phiên dịch viên cần đặt sự trung thành với ngôn ngữ gốc lên hàng đầu. Bất cứ sai lầm nào khi phiên dịch đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do đó khi phiên dịch bạn cần nghe và truyền đạt thông tin chính xác. Đặc biệt luôn phải đặt lương tâm và tính kỷ luật ở mức cao nhất.
Không có nhiều thời gian dành cho gia đình
Phiên dịch viên thường xuyên phải đi công tác, có khi phải đi hàng tháng trời. Do đó, bạn sẽ không có thời gian dành cho gia đình và cũng không thể chăm lo cho những người bạn yêu thương.
Chính vì vậy, trước khi theo nghề này bạn nên chuẩn bị sẵn tâm lý. Nếu bạn là người không thể xa gia đình thường xuyên thì công việc này không phù hợp với bạn.
Review về nghề Phiên dịch viên
Để có thể theo được nghề, cô Lý chia sẻ rằng: “Người dịch cần phải có sự tò mò và ham hiểu biết bởi vì đối với một người dịch hay học dịch không bao giờ biết hết được những nội dung mà mình sẽ phải dịch, thậm chí những người làm dịch chuyên nghiệp còn không lựa chọn những chuyên ngành mà mình dịch”.
Còn với cô Phương Dung, giảng viên Khoa tiếng Nhật, niềm đam mê mãnh liệt với chuyên ngành lựa chọn cũng là một nguyên liệu, phẩm chất không thể thiếu trong quá trình học tập và làm việc bởi lẽ chỉ có lòng đam mê và sự nhiệt huyết mới có thể đồng hành cùng chúng ta trong suốt quá trình học và hành nghề.
Đánh giá, chia sẻ về Phiên dịch viên
Các Phiên dịch viên chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.