1. General Manager là gì?
General Manager (GM) là vị trí Tổng Quản lý, người có khả năng ra quyết định, lên kế hoạch, phân công công việc cho những bộ phận, phòng ban khác. Trong lĩnh vực NHKS, General Manager sẽ quản lý toàn diện về mặt tài chính (doanh thu, lợi nhuận, tổn thất) và giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Tùy vào quy mô khách sạn, nhà hàng, hệ thống nhân sự mà ở một số đơn vị, CEO hay Phó Chủ tịch cũng có thể kiêm luôn công việc của General Manager.
Trên thực tế, chức danh này không tồn tại đối với tất cả các doanh nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô nhân sự và cơ cấu tổ chức của công ty, các trách nhiệm liên quan đến General Manager là gì cũng có thể do Giám đốc điều hành CEO kiêm nhiệm, bất kể quy mô lớn hay nhỏ.
2. Mức lương của GM (General Manager) là bao nhiêu?
General Manager là một trong những vị trí quản lý cấp cao và đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Vì vậy mức lương của vị trí này rất cao. Theo khảo sát của Vietnamsalary, mức lương của General Manager hiện nay vào khoảng 42,2 - 50,8 triệu đồng/tháng. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn về lương là do những khác biệt về quy mô, đặc điểm và lĩnh vực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Bạn có thể tham khảo mức lương của General Manager trong khách sạn dưới đây để thấy rõ sự chênh lệch này:
- Khách sạn 02 sao: 15 – 20 triệu / tháng
- Khách sạn 03 sao: 20 – 40 triệu / tháng
- Khách sạn 04 sao: 40 – 80 triệu / tháng
- Khách sạn, khu nghỉ dưỡng 05 sao: Chức vụ GM thường do người nước ngoài đảm nhận. Tuy nhiên cũng có những GM người Việt được trả mức lương trên 70 triệu / tháng.
Không chỉ là mức lương hấp dẫn mà trở thành một General Manager còn mang lại cho bạn nhiều mối quan hệ tốt với các nhà quản trị, đối tác kinh doanh và với nhân viên.
Đọc thêm: TOP những KOLs marketing về lĩnh vực công nghệ
3.Chức năng, nhiệm vụ của General Manager
Tại các tổ chức, doanh nghiệp bình thường
- Theo dõi, quản lý tất cả hoạt động của các bộ phận/phòng ban được phân công.
- Đảm bảo cho các bộ phận/phòng ban mà mình phụ trách được vận hành đúng hiệu suất, đúng mục tiêu, đúng kế hoạch và phù hợp với tầm nhìn của doanh nghiệp.
- Giám sát, đánh giá hiệu quả của công việc, hoạt động của bộ phận/phòng ban.
- Phân tích, tổng hợp và đưa ra đánh giá khách quan về những mục tiêu đã đạt được.
- Xem xét, phân tích những thông tin liên quan đến việc ra quyết định có ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
- Tiếp nhận các tình huống, vấn đề, trường hợp, sự cố ngoài ý muốn trong doanh nghiệp.
General Manager trong khách sạn
General Manager trong khách sạn sẽ đảm nhận những nhiệm vụ chính sau đây:
- Định kỳ phối hợp với bộ phận liên quan lập kế hoạch kinh doanh hàng năm, theo quý cho khách sạn.
- Trực tiếp chịu trách nhiệm về chiến lược kinh doanh, Marketing, quản lý ngân sách, doanh thu – lợi nhuận của khách sạn.
- Quản lý, giám sát hoạt động các phòng ban, bộ phận trong khách sạn – đảm bảo tính hiệu quả, duy trì chất lượng dịch vụ tốt nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
- Khảo sát, phân tích xu hướng thị trường, nhu cầu của khách hàng và thường xuyên theo dõi báo cáo tình hình kinh doanh của khách sạn để chủ động đưa ra những chính sách thay đổi kịp thời.
- Thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của khách sạn. Tổ chức, điều hành công tác cải tiến chất lượng dịch vụ khách sạn để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Đọc thêm: Biểu đồ DISC là gì? Cách đọc biểu đồ DISC
4. Sự khác nhau của General Director và General Manager là gì?
General Manager thường bị nhầm lẫn với vị trí General Director. Tuy vậy, đây là 2 vị trí hoàn toàn khác nhau. Vậy, sự khác nhau của General Director và General Manager là gì?
Khác nhau về định nghĩa
General Manager: Quản lý cao cấp liên quan đến các yếu tố có ảnh hưởng đến doanh thu. Hiểu đơn giản hơn họ sẽ có vai trò như một người điều hành doanh nghiệp, bộ phận/phòng ban liên quan.
General Director: Là giám đốc điều hành. Ở đa số doanh nghiệp, họ sẽ là vị trí CEO. General Director sẽ chịu sự chi phối của hội đồng quản trị của doanh nghiệp.
Khác nhau về cấp độ quản lý
General Manager: Vị trí này sẽ thực hiện giám sát, quản lý trực tiếp với bộ phận/phòng ban mà họ được phân công. Họ cũng có thể hỗ trợ cho CEO để quản lý, điều hành doanh nghiệp nếu được yêu cầu.
General Director: Họ sẽ quản lý, giám sát các vị trí quản lý cấp cao, trong đó có General Manager. Họ sẽ cần có nhiều trách nhiệm, chức năng hơn so với General Manager. Tuy vậy, ở một số doanh nghiệp, 2 vị trí nảy có thể chồng chéo về nhiệm vụ, chức năng, cấp độ quản lý của nhau.
Khác nhau về tầm nhìn
General Manager: Sẽ là nhân sự thực hiện các công việc để hướng tới tầm nhìn, mục tiêu mà General Director đặt ra. Do đó, General Manager sẽ có tầm nhìn thấp hơn so với General Director trong quản lý doanh nghiệp.
General Director: Họ là những người sẽ đưa ra tầm nhìn chung cho doanh nghiệp về mục tiêu, định hướng phát triển, thị trường mà doanh nghiệp hướng đến,… Vì vậy, tầm nhìn và trách nhiệm của General Director sẽ cao và nhiều hơn so với General Manager.
Khác nhau về quy trình làm việc
General Manager: Vị trí General Manager sẽ tập trung vào việc thực thi các yêu cầu, làm việc theo sự phân công, hướng dẫn từ General Director. Hai vị trí này sẽ luôn làm việc với mối quan hệ tương tác đặc biệt để giúp đạt được chất lượng công việc chung.
General Director: General Director thường sẽ có quyền hành cao nhất trong doanh nghiệp. Do đó, quy trình làm việc của họ thường sẽ liên quan đến việc giám sát hiệu suất công việc, giải quyết những vấn đề, sự cố bất ngờ xảy ra.
Đọc thêm: So sánh mức lương trung bình ở Việt Nam theo số năm kinh nghiệm
5. Tố chất cần có của General Manager
Có tầm nhìn xa trông rộng
General Manager đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt nhà hàng, khách sạn phát triển nên phải có tầm nhìn xa trông rộng cùng khả năng phán đoán để định hình hướng đi, xác định mục tiêu và đưa ra quyết định chính xác. Điều này sẽ giúp General Manager có được sự tín nhiệm từ người khác và đảm bảo mọi người đều hiểu rõ hoạt động của nhà hàng, khách sạn.
Khả năng lãnh đạo tốt
Đây là tố chất bắt buộc phải có ở General Manager để chỉ đạo và phân chia công việc cho nhân viên cấp dưới hiệu quả. Ngoài ra, khả năng lãnh đạo còn giúp General Manager đánh giá năng lực và thái độ của từng nhân viên, từ đó đề ra phương án điều chỉnh nhân sự phù hợp.
Có khả năng tư duy và sáng tạo
General Manager giỏi là người có khả năng sáng tạo và tư duy linh hoạt, thúc đẩy hình thành các chiến lược kinh doanh và ý tưởng xây dựng dự án độc đáo. Bên cạnh đó, sự sáng tạo còn là yếu tố tạo ra say mê, hứng thú trong công việc và gắn kết nguồn nhân lực thành một tổng thể.
Có khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả
Làm việc trong lĩnh vực NHKS sẽ không tránh khỏi những vấn đề phát sinh, lúc này General Manager phải là người bình tĩnh tìm ra cách giải quyết vấn đề kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhà hàng, khách sạn.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Một trong những yếu tố quan trọng cần có ở General Manager là kỹ năng giao tiếp. Một phần năng lực lãnh đạo của General Manager được thể hiện thông qua kỹ năng này vì General Manager thường xuyên gặp gỡ khách hàng và thuyết phục cấp trên đồng ý với các chiến lược, dự án mới.
Ham học hỏi và trau dồi kiến thức
Học hỏi và không ngừng trau dồi kiến thức là cách tốt nhất giúp General Manager hoàn thiện bản thân, gặt hái nhiều thành công trong công việc. Một General Manager chắc chắn phải có vốn kiến thức sâu rộng để xây dựng và phát triển doanh nghiệp vững mạnh hơn.
Để trở thành một General Manager xuất sắc, ngoài kiến thức chuyên môn, bạn cần trang bị thêm một số kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng quản lý, giao tiếp, lập kế hoạch, giao quyền… Nếu bạn muốn thành công với lộ trình thăng tiến lên General Manager, hãy lên kế hoạch và phấn đấu ngay từ bây giờ và đừng chần chừ ứng tuyển việc làm Quản lý ngành NHKS liên tục cập nhật tại Chefjob nhé.
Kỹ năng quản lý
Vì đây là vị trí quản lý cấp cao bao trùm toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nên một tổng giám đốc giỏi là người có khả năng quản lý hiệu quả. Vị trí này đòi hỏi nhân sự phải tham gia chặt chẽ vào hoạt động của nhiều bộ phận khác nhau, để nắm bắt tình hình kinh doanh kịp thời, đặc biệt là tình huống phi tiêu chuẩn cần được xử lý nhanh chóng để đảm bảo doanh số mục tiêu.
Để trở thành một General Manager bạn cần phải đi một con đường khá dài và gian nan hãy dám dấn thân vào con đường chông gai, chắc chắn thành quả sẽ rất xứng đáng. Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về General Manager . Hy vọng bạn hiểu rõ và áp dụng thành công !