Intern là gì? Cơ hội và thách thức khi làm thực tập sinh cần biết

Intern chính là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc với những bạn sinh viên năm cuối. Vậy Intern là gì? Cơ hội và thách thức khi làm thực tập sinh như thế nào? Hãy cùng 1900 - Tin tức việc làm tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Thực tập sinh (Intern) là gì?

Thực tập sinh (hay còn gọi là Intern) là người tham gia chương trình thực tập tại các doanh nghiệp và tổ chức để tích lũy kinh nghiệm và nâng cao tay nghề. Việc thực tập là yêu cầu bắt buộc trong trường học, đa phần là các sinh viên năm 2, năm 3, sắp hoặc mới ra trường.

Mặc dù không phải nhân viên chính thức nhưng họ có cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Nhờ đó, cung cấp cho bạn cơ hội học hỏi, rèn luyện, xây dựng mối quan hệ và nền tảng để phát triển sự nghiệp sau này. Trong khi đó, nhà tuyển dụng tìm kiếm thực tập sinh để hỗ trợ các nhiệm vụ trước mắt và quan trọng nhất là phát hiện và đào tạo nhân tài, thậm chí có thể tuyển dụng ngay sau khi thực tập sinh tốt nghiệp.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Thách thức trong quá trình thực tập

Về mặt chuyên môn

Nỗi lo lắng mà nhiều người thường mắc phải đến từ chuyên môn. Sợ rằng mình không thể làm được việc, yếu kinh nghiệm, gặp áp lực về thời gian và sợ bị chê trách từ những người xung. Đây là những khó khăn thường thấy mà nhiều bạn đã trải qua. Khi đứng giữa một đống công việc và mọi người đang tất bật thực hiện mà chúng ta lại chỉ biết đứng nhìn vì chẳng biết phải làm gì.

Về mặt kỹ năng

Sinh viên là khoảng thời gian mà chúng ta tự do tung tăng nhất, mặc sức tung hoành có thể ngủ nướng và đến muộn. Nhưng môi trường công việc lại trái ngược, khiến các bạn bỡ ngỡ và chưa quen. Đặc biệt, là cách ứng xử trong giao tiếp với cấp trên và đồng nghiệp làm cho chúng ta hay luống cuống, thiếu tự tin. Dẫn đến những tình huống khó khăn gây cản trở cho công việc.

Áp lực cân bằng học tập và công việc

Khi bắt đầu đi thực tập, dù chỉ là các công việc bán thời gian sinh viên sẽ cần cân đối và sắp xếp thời gian một cách hợp lý để có thể đảm bảo chất lượng học tập không bị sa sút và hiệu quả công việc được đảm bảo.

Đọc thêm: Thực tập sinh làm CV thế nào? Mẫu CV cho thực tập sinh đầy đủ, gọn gàng

Sự cô đơn

Khi mới bắt đầu đi làm người nào cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp với đồng nghiệp, tiếp cận và xử lý các nhiệm vụ; các quy tắc tại môi trường công sở; v.v. Bởi những thứ trước giờ sinh viên tiếp cận chỉ trong phạm vi trường học và bạn bè, bây giờ bạn sẽ phải gặp gỡ với với nhiều thứ mới mẻ hơn nên bỡ ngỡ là điều khó tránh khỏi.khéo léo. Chính vì vậy, sự cô đơn, rụt rè là thứ càng đường khiến cho nhiều bạn sinh không phát triển. Cảm giác lạc lõng giữa những người không thân quen khiến họ ngại ngùng, e dè và không thể giao tiếp.

3. Cơ hội trong quá trình thực tập

Nâng cao và hoàn thiện kỹ năng mềm

Mặc dù trong quá trình đào tạo sinh viên được đào tạo kỹ năng mềm. Tuy nhiên kỹ năng mềm được nâng cao và hoàn thiện dần trong thực tiễn cuộc sống, trong môi trường làm việc. Thông qua các hoạt động giao tiếp, ứng xử, thuyết trình hay làm việc nhóm trong khi thực tập doanh nghiệp, sinh viên sẽ dần dần trau dồi, rèn luyện và hoàn thiện các kỹ năng mềm của bản thân. Kỹ năng mềm là nhân tố quan trọng giúp sinh viên có cơ hội việc làm, phát triển sau này.

Trải nghiệm trong môi trường làm việc thực tế

Trong suốt thời gian học tập, phần lớn thời lượng học trên trường là thời gian sinh viên tiếp nhận, trau dồi kiến thức chuyên ngành. Thực tập doanh nghiệp được xem là một môn trong chương trình đào tạo mà sinh viên phải hoàn thành. Thời gian thực tập doanh nghiệp từ 2 đến 4 tháng chính là cơ hội để sinh viên trực tiếp áp dụng những kiến thức đã tiếp thu được trong nhà trường vào môi trường làm việc thực tiễn. Môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp sẽ giúp sinh viên thu lượm được những kiến thức mới mẻ, khác xa so với những kiến thức mà bản thân sinh viên tiếp thu được khi ngồi trên ghế nhà trường.

Đọc thêm: Lựa chọn thực tập trái ngành là gì? Lưu ý khi Thực tập trái ngành cho sinh viên chính xác

Cơ hội việc làm và khả năng phát triển

Thời gian sinh viên thực tập tại doanh nghiệp, cũng là thời gian sinh viên được làm quen với môi trường mới, những con người mới và công việc mới. Mối quan hệ của sinh viên với môi trường, con người và công việc mới sẽ được mở rộng, khi năng lực của bản thân sinh viên được thể hiện qua vị trí việc làm và có cống hiến tốt chắc chắn sẽ được đền đáp. Sau thời gian thực tập tại doanh nghiệp, không ít sinh viên đã được giữ lại làm việc tại chính các doanh nghiệp mà sinh viên thực tập, và trở thành nhân viên chính thức. Và khi đã có thời gian thử thách trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp, những sinh viên, và giờ là nhân viên chính thức ấy, sẽ phát triển thuận lợi hơn, cơ hội thăng tiến cũng nhiều hơn.

Mở rộng mối quan hệ

Khi đi thực tập bạn có thể tận dụng thời gian này để làm quen với các anh, chị đồng nghiệp, học hỏi và xây dựng mối quan hệ. Có thể sau này bạn sẽ tìm được công việc từ chính những mối quan hệ này.

4. Những điều cần chuẩn bị trước khi thực tập

Tìm hiểu đơn vị thực tập

Có câu “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Thế nên hãy tìm hiểu kỹ đơn vị thực tập với các thông tin cơ bản như: lĩnh vực và điểm mạnh kinh doanh, các phòng ban, chuyên môn, các kế hoạch và sản phẩm… Để khi được giao nhiệm vụ chúng ta có thể dễ dàng bắt tay vào làm mà không bị lóng ngóng.

Đọc thêm: Thực tập là gì? Làm thế nào để viết đơn xin thực tập đẹp và đầy đủ

Chủ động tìm hiểu và tích cực với công việc

Hãy chủ động tìm hiểu công việc và hỏi thăm những người xung quanh. Vì chẳng có ai để ý nếu như bạn cứ ngồi đấy mà đợi nhận việc. Thông thường thực tập hay gặp những tình trạng làm các việc lặt vặt như: rót nước pha trà, bưng bê các kiểu… Cũng chính vì sự thụ động không chịu hỏi han khiến các bạn trở nên vô nghĩa trước hàng đống việc. Mà lẽ ra chúng ta phải tận dụng cơ hội để học hỏi và nâng cao chuyên môn.

Thái độ làm việc chuyên nghiệp

Hãy luôn đến đúng giờ, tôn trọng các quy định của công ty, thân thiện và cởi mở với đồng nghiệp, v.v có thể nói đây là giai đoạn tập sự trước khi bước vào thị trường lao động. Do đó, hãy tập thói quen làm việc chuyên nghiệp trước khi trở thành một người lao động chính thức nhé.

Đọc thêm: Thực tập sinh nhân sự là gì? Các yếu tố, kỹ năng cần có của một thực tập sinh nhân sự

Hy vọng, những chia sẻ trên của 1900 - tin tức việc làm có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Intern từ đó có thêm nhiều những thông tin hữu ích để áp dụng vào công việc và cuộc sống. 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!