1. Ngành Thương mại quốc tế là gì?
Thương mại quốc tế (International Commerce) là các hoạt động giao dịch bao gồm hàng hóa, dịch vụ giữa các công ty hoặc tổ chức ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. So với giao thương trong nước, thương mại quốc tế phức tạp hơn nhiều do sự khác biệt về văn hóa, tuân thủ các thỏa thuận, hiệp định và nguyên tắc đặt ra giữa quốc gia tham gia ký kết.
Thương mại quốc tế là một lĩnh vực trọng điểm nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào việc phân công lao động quốc tế, góp phần không nhỏ trong tăng cường tiềm lực kinh tế và làm giàu cho đất nước, qua đó cải thiện đời sống của người dân.
2. Ngành thương mại quốc tế học gì?
Thương mại quốc tế là ngành thuộc nhóm ngành kinh tế và đào tạo các kiến thức chuyên môn. Sinh viên theo học ngành thương mại quốc tế trước hết sẽ được trang bị những kiến thức căn bản về:
- Kinh doanh quốc tế
- Quản trị đa văn hóa
- Đầu tư quốc tế
- Luật thương mại quốc tế
- Quản trị chất lượng
- Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại,
- Quản trị chuỗi cung ứng
- Hệ thống thông tin quản lý
- Quản trị logistic kinh doanh
Sau đó, sinh viên sẽ được định hướng nắm vững các kiến thức chuyên sâu và thực tiễn trong ngành Thương mại quốc tế:
- Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế
- Marketing quốc tế
- Quản trị tài chính quốc tế
- Quản trị vận chuyển quốc tế
- Quản trị chiến lược toàn cầu
- Đàm phán thương mại quốc tế
- Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu
- Quảng cáo và xúc tiến thương mại quốc tế
- Nghiệp vụ hải quan
Sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại quốc tế cần đảm bảo được những kỹ năng phục vụ cho công việc tương lai, chẳng hạn như sử dụng các phương pháp đo lường, thống kê và kế toán để phân tích và nghiên cứu thị trường, biết cách xử lý thông tin kinh tế để lên kế hoạch phát triển, cũng như nắm bắt các xu hướng phát triển của kinh tế và thương mại quốc tế.
Đọc thêm: Cash flow là gì? Cách quản lý dòng tiền hiệu quả
3. Ngành thương mại quốc tế học ở đâu?
Hiện nay, có khá nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành thương mại quốc tế, có thể kể đến như:
- Đại học Ngoại Thương
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Thương mại
- Đại học Kinh tế TP HCM,
- Đại học Kinh tế Tài chính TP HCM
- Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Đại học Tôn Đức Thắng
Đọc thêm: Thương mại điện tử là gì? Mô hình B2C, B2B, C2B, C2C là gì?
4. Công việc ngành Thương mại quốc tế
Học Thương mại quốc tế ra làm gì? Đây có lẽ là câu hỏi của không ít các bạn học sinh đang tìm hiểu về ngành học thú vị này, và cả những bạn đang theo đuổi ngành Thương mại quốc tế.
Theo đó, sau khi tốt nghiệp ngành Thương mại quốc tế, các bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau trong các doanh nghiệp thương mại hoặc cơ quan quản lý nhà nước. Dưới đây là một vài vị trí công việc phổ biến.
Chuyên viên xuất nhập khẩu
Chuyên viên xuất nhập khẩu là người thực hiện các công việc như hoàn tất thủ tục, hồ sơ và các quy chế liên quan đến hải quan nhằm đảm bảo các điều kiện để doanh nghiệp có thể xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa ra nước ngoài và ngược lại.
Một nhân viên xuất nhập khẩu cần sở hữu những phẩm chất và kỹ năng như:
- Giao tiếp tốt
- Nhanh nhẹn và nhạy bén trước các tình huống trong công việc
- Kỹ năng nghiệp vụ xuất nhập khẩu, logistic và quản lý kho
- Tổ chức và sắp xếp công việc
- Tin học văn phòng thành thạo
- Tư duy chiến lược tốt
Mức lương của chuyên viên xuất nhập khẩu trung bình khoảng 10 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào các yếu tố liên quan như: số năm kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ, địa điểm làm việc, vị trí công việc mà mà mức lương cụ thể có thể cao hơn hoặc thấp đi.
Đọc thêm: Chi tiết công việc, mức lương, lộ trình sự nghiệp Nhân viên xuất nhập khẩu
Chuyên viên chứng từ
Nhân viên chứng từ xuất khẩu là người thực hiện toàn bộ các vấn đề như chứng từ, văn bản có liên quan trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, chẳng hạn như: hợp đồng, hóa đơn, giấy báo hàng đến, v.v.
Chuyên viên chứng từ xuất nhập khẩu cần sở hữu những kỹ năng và kiến năng như dưới đây:
- Kiến thức về ngoại thương, logistic, pháp luật hiện hành
- Kỹ năng giao tiếp
- Khả năng đàm phán
- Phân tích và quản trị hệ thống
- Cẩn thận, tỉ mỉ
- Ngôn ngữ thành thạo
Mức lương của một nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu:
- Trung bình từ 5 – 8 triệu đồng/tháng đối với ứng viên mới ra trường
- 7 – 15 triệu đồng/tháng đối với ứng viên đã có kinh nghiệm
- 22.5 triệu đồng/tháng đối với các vị trí quản lý, giám sát
Đọc thêm: Việc làm nhân viên chứng từ mới nhất
Chuyên viên khai báo hải quan
Chuyên viên khai báo hải quan là người thực hiện các công việc liên quan đến các thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu, v.v. Để trở thành một chuyên viên khai báo hải quan, bạn cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trình độ học vấn và bằng cấp có liên quan đến lĩnh vực như: Kinh tế, Ngoại thương, Thương mại quốc tế, logistics, v.v.
- Giao tiếp tốt
- Đàm phán thành thạo
- Tư duy logic
- Khả năng giải quyết vấn đề tốt
- Ngoại ngữ thành thạo, tối thiểu là tiếng Anh
- Khả năng chịu áp lực công việc tốt
Mức lương của chuyên viên khai báo hải quan trung bình khoảng 10 triệu đồng/tháng. Mức lương này có thể thay đổi tùy thuộc vào trình độ, số năm làm việc, vị trí việc làm, nơi làm việc.
Chuyên viên thanh toán quốc tế
Chuyên viên thanh toán quốc tế là người chịu trách nhiệm thực hiện các giao dịch liên quan đến thanh toán quốc tế cho khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp, bao gồm việc xử lý chứng từ, hồ sơ liên quan, soạn thảo, triển khai các quy trình và chính sách về thanh toán quốc tế.
Để trở thành một nhân viên thanh toán quốc tế đòi hỏi bạn phải đáp ứng những kỹ năng dưới đây:
- Ngoại ngữ tốt, tối thiểu là tiếng Anh
- Tin học văn phòng thành thạo
- Khả năng chịu áp lực công việc tốt
- Kỹ năng xã hội tốt
Mức lương của nhân viên thanh toán quốc tế trung bình khoảng 13.4 triệu đồng/tháng.
Đọc thêm: Việc làm Chuyên viên thanh toán quốc tế mới nhất
Giảng viên đào tạo và nghiên cứu lĩnh vực Thương mại quốc tế
Nếu bạn là một người yêu thích việc truyền đạt kiến thức đến người khác, có mong muốn làm việc trong môi trường giáo dục và nghiên cứu thì trở thành giảng viên tại các cơ sở giáo dục là một lựa chọn phù hợp.
Như vậy, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về International Commerce. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của International Commerce cũng như cơ hội việc làm, mức lương Ngành thương mại quốc tế!
Đọc thêm: Review các công ty hàng đầu
Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất
Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến
Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực