1. Tìm hiểu về layoff
Layoff là gì?
Layoff mô tả hành động của người sử dụng lao động đình chỉ hoặc buộc thôi việc một người lao động, tạm thời hoặc vĩnh viễn, vì những lý do khác hơn là hiệu suất làm việc.
Trước đây, layoff thường được sử dụng thành một cụm từ là temporary layoff nhằm mô tả tình trạng doanh nghiệp cho nhân viên tạm thời nghỉ việc vì không còn nhu cầu, không có khả năng chi trả lương do khủng hoảng hay thay đổi cấu trúc nhân sự. Điều này có thể diễn ra trong một thời gian nhất định và người lao động sẽ quay lại làm việc khi có nhu cầu phát sinh trở lại mà không cần qua quy trình tuyển dụng từ đầu.
Theo sự phát triển của thời đại, layoff hiện nay được sử dụng cho cả hai tình huống người lao động bị gián đoạn công việc tạm thời và hay phải nghỉ hẳn. Layoff trong tiếng Việt thường được sử dụng là sa thải hay buộc thôi việc.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng layoff
Khi nhắc đến sa thải thì trong tiếng Anh có hai thuật ngữ khác nhau là Layoff và Fire. Vì vậy, cần chú ý sự khác biệt giữa hai cụm từ này để sử dụng cho phù hợp. Trong đó, fire được mô tả cho các trường hợp doanh nghiệp sa thải nhân viên do hiệu quả làm việc của nhân viên hoặc các trường hợp nhân viên vi phạm pháp luật hay kỉ luật. Mặt khác, layoff lại dùng khi nhân viên bị buộc thôi việc do các nguyên nhân khác đến từ phía doanh nghiệp.
Nguyên nhân phổ biến đầu tiên chính là doanh nghiệp không có nhu cầu cho vị trí đó nữa. Vì vậy, việc cắt giảm nhân sự là cần thiết để tiết kiệm tối đa chi phí vận hành như thuê ngoài nhân sự.
Tình huống thường gặp thứ hai chính là các cuộc khủng hoảng kinh tế hay đại dịch COVID-19 vừa qua. Các công ty vừa và nhỏ không đủ năng lực duy trì việc kinh doanh nếu phải gánh vác một bộ máy nhân sự cồng kềnh. Khi đó, doanh nghiệp buộc phải đưa ra quyết định giữ lại các vị trí then chốt và sa thải bớt các nhân viên còn lại.
Các trường hợp khác thì thường rơi vào việc công ty đang trong lộ trình chuyển đổi như tái cấu trúc doanh nghiệp, sát nhập với các công ty khác hay giai đoạn kinh doanh bị đình trệ, giảm sút. Lúc này, việc thay thế nhân sự là giải pháp tất yếu nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất, kinh doanh và hạn chế các tiêu cực đến từ bộ máy cũ khi doanh nghiệp có nhiều chuyển đổi.
Đọc thêm: Work Trends là gì? 6 xu hướng việc làm mới 2023
2. Thực trạng làn sóng layoff 2023
Sau tác động của Covid-19, tình hình kinh tế thế giới chao đảo, đặt ra những thách thức, khó khăn cho các doanh nghiệp trên toàn cầu. Thị trường lao động theo đó phải chịu vô vàn rủi ro.
Thị trường việc làm thế giới
Nhiều ông lớn buộc phải sa thải nhân viên hàng loạt, đứng bên bờ vực phá sản vì phải đối mặt với mức lạm phát quá cao. Theo dữ liệu từ Layoffs.fyi, chỉ trong vài tuần đầu năm 2023, đã có hơn 75.000 nhân viên làm lĩnh vực công nghệ trên toàn cầu bị sa thải. Trong đó:
- Meta sa thải 11.000 nhân lực, tương đương 13% tổng số nhân viên
- Twitter, Google cắt giảm 12.000 việc làm trên toàn cầu
- Amazon cắt giảm hơn 18.000 việc làm, vượt quá dự kiến
- Snapchat đã sai thải 1.300 nhân sự, tương ứng với tỷ lệ 20% nhân sự của công ty này
- Microsoft sa thải gần 1.000 nhân viên
Và nhiều gã khổng lồ khác như Shopee, Netflix,… cũng đã phải chịu tác động từ Covid-19 và lạm phát tăng cao. Chưa kể là chiến tranh Nga - Ukraine, sự biến đổi giá dầu, thị trường chứng khoán bất ổn cũng khiến tình trạng thị trường lao động trở nên tồi tệ.
Thị trường việc làm Việt Nam
Trước diễn biến của làn sóng sa thải nhân sự hàng loạt trên toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng khó lòng tránh khỏi “cơn địa chấn”. Nhiều công ty ở Việt Nam cũng phải cắt giảm nhân sự, sa thải hàng loạt nhân viên để bảo toàn vốn đầu tư. Con số thống kê lượng lao động mất việc vẫn tiếp tục tăng cho thấy sự ảnh hưởng lớn từ làn sóng này.
Đọc thêm: 7 cách tìm việc làm nhanh trên mạng
Thay đổi trong trợ cấp thất nghiệp 2023 có điều gì bạn chưa biết?
3. Ảnh hưởng của layoff
Cụ thể, khi layoff diễn ra, tâm lý chung của các nhân viên còn lại trong công ty có thể cảm thấy giảm động lực và không an toàn với công việc hiện tại. Vì vậy, họ có thể không còn cống hiến hết mình để thực hiện công việc hoặc thậm chí tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp khác để thuyên chuyển trước khi mình là người tiếp theo bị sa thải.
Bên cạnh đó, vì bị buộc thôi việc không phải do năng lực kém hay vi phạm sẽ khiến các nhân viên cảm thấy bức xúc và dễ có thái độ tiêu cực. Ví dụ như không bàn giao đầy đủ công việc đang phụ trách cho người khác, phản ảnh xấu về doanh nghiệp trên các diễn đàn hoặc các người lao động khác, hoặc thậm chí là gửi đơn kiện doanh nghiệp.
Để tránh các tình huống không mong đợi này, doanh nghiệp có thể sử dụng một vài giải pháp sau:
- Luôn có hợp đồng lao động rõ ràng với các điều khoản liên quan đến các tình huống nhân viên có thể bị mất việc không phải do hiệu quả công việc. Và trao đổi rõ ràng với các ứng viên về các điều khoản này trước khi bắt đầu cộng tác.
- Nếu có thể, doanh nghiệp cũng nên sắp xếp một khoản đền bù thỏa đáng cho các nhân viên bị buộc thôi việc để giảm ảnh hưởng tiêu cực đến họ cũng như các nhân viên còn đang làm việc tại công ty.
- Trao đổi thẳng thắn và rõ ràng về lý do sa thải cũng như điều đó là cần thiết như thế nào đối với công ty trong giai đoạn này.
- Một số công ty thường sử dụng giải pháp sa thải hàng loạt để thay mới toàn bộ nhân sự. Tuy nhiên, phương pháp này nên được cân nhắc thật kĩ về chi phí tuyển dụng, đào tạo cũng như vận hành đội ngũ mới hoàn toàn cùng một thời điểm.
Đọc thêm: Cách sử dụng Hashtags để tìm việc làm. Bí quyết để dùng hashtag trong tìm việc
4. Nhân sự nên làm gì nếu rơi vào tình trạng layoff
Đảm bảo quyền lợi của bản thân
Việc bị sa thải có thể đi kèm với một số hình thức hỗ trợ tài chính đến từ công ty của bạn hoặc những tổ chức khác. Ví dụ:
- Trợ cấp thôi việc: Người sử dụng lao động có thể cung cấp cho bạn khoản trợ cấp thôi việc khi họ để bạn ra đi. Đây có thể là khoản thanh toán một lần hoặc có thể là một số khoản thanh toán cách nhau trong vài tuần hoặc vài tháng.
- Trợ cấp thất nghiệp: Bạn có thể nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp bằng cách nộp đơn yêu cầu bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố nơi bạn làm việc.
Quản lý chi tiêu
Khi thất nghiệp, bạn sẽ không còn khoản tiền lương hàng tháng nữa. Vì vậy hãy luôn tiết kiệm một khoản tiền để có thể giúp bản thân vượt qua thời kỳ khó khăn.
Hãy quản lý chi tiêu một cách khoa học. Khi bạn lập kế hoạch chi tiêu, đã đến lúc tạm dừng tất cả các khoản chi tiêu không cần thiết - như các khoản giải trí và thẻ thành viên phòng tập gym - ít nhất là cho đến khi mức thu nhập của bạn trở lại bình thường.
Tìm việc qua nền tảng mạng xã hội
Khi bạn đã sẵn sàng quay trở lại làm việc, hãy cởi mở với bạn bè và gia đình về tình hình công việc của bạn. Hãy nhanh chóng cập nhật CV, portfolio, và profile trên các trang tìm kiếm việc làm để sẵn sàng trở lại làm việc ở những công ty khác.
Liên tục phát triển các mối quan hệ
Dù bạn có gặp phải tình trạng layoff hay không, đừng quên liên tục phát triển các mối quan hệ xã hội của mình. Việc này sẽ giúp bạn rất nhiều nếu bạn muốn tìm kiếm các cơ hội mới cho bản thân.
Chăm sóc bản thân bạn
Đừng bao giờ quên việc chăm sóc bản thân mình. Hãy nhớ rằng việc bạn bị cho thôi việc do layoff là tình huống bạn không hề mong muốn, và không phải lỗi của bạn mà là do ảnh hưởng của nền kinh tế và chính sách công ty. Vì vậy, hãy giữ tâm lý thoải mái nhất và đừng trở nên tự ti về bản thân mình.
Như vậy, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Layoff. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Layoff và thực hành hiệu quả.
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn:
Review các công ty hàng đầu
Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất
Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến
Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực