7Ps Marketing là gì? Các yếu tố có trong mô hình 7Ps

7Ps Marketing có vai trò vô cung quan trọng dẫn tới sự tác động tới trải nghiệm thương hiệu của người dùng. Phải đảm bảo chúng đa dạng nhưng thống nhất trong tâm trí khách hàng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về nó nhé !

1. 7Ps trong Marketing Mix là gì ?

7P trong Marketing mix gồm 7 yếu tố: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (khuyến mãi), Process (quy trình), People (con người) và Physical evidence (Cơ sở vật chất). Marketing mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp, là một tập hợp công cụ marketing được các công ty sử dụng để đạt được các mục tiêu marketing trên thị trường. Trước đây, marketing mix được phân loại theo mô hình 4P, bao gồm: product (sản phẩm), price (giá cả), place (phân phối), promotion (khuyến mãi).

Khám phá thêm: 4Ps trong marketing là gì? Ý nghĩa? Marketing học khối nào?

2. Các yếu tố có trong mô hình 7Ps

Product (Sản phẩm) 

Chữ P đầu tiên của mô hình 7Ps trong Marketing này chính là Product, sản phẩm được cho là cốt lõi của mọi doanh nghiệp. Nếu như trước đây sản phẩm chỉ bao gồm các loại hàng hóa hữu hình thì nay sản phẩm còn bao gồm cả hàng hóa vô hình hay còn được gọi là dịch vụ.  Để hiểu rõ hơn về bản chất của sản phẩm, các chuyên gia Marketing đã chia thành 3 phiên bản sản phẩm khác nhau, bao gồm: sản phẩm cốt lõi, sản phẩm thực, và sản phẩm gia tăng. 

  • Sản phẩm cốt lõi: Chính là những sản phẩm vô hình, những sản phẩm mà chúng ta không thể chạm, nắm hay có bất cứ cảm nhận vật lý nào về nó. Các lợi ích sản phẩm cốt lõi đem lại giúp tạo nên giá trị cốt lõi cho người dùng. 
  • Sản phẩm thực: Chính là những sản phẩm hữu hình, chúng ta có thể cảm nhận vật lý về sản phẩm này.
  • Sản phẩm gia tăng: Chính là những sản phẩm giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm này sẽ bao gồm nhiều giá trị gia tăng mà khách hàng phải trả thêm hoặc không. 

Các yếu tố chính của sản phẩm trong Marketing mix có thể sẽ khác nhau, tùy thuộc vào thị trường và đối tượng mục tiêu mà bạn đang hướng đến. Tuy nhiên, ít nhất, bạn nên đầu tư các nguồn lực tốt vào những yếu tố sau đây:

  • Chất lượng: Chất lượng sản phẩm tốt giúp bạn làm tiếp thị và bán hàng dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Hình ảnh: Điều này đề cập đến cách mọi người nhìn thấy sản phẩm của bạn và đây là yếu tố phân biệt các sản phẩm như iPhone với thiết bị Android hoặc ô tô thể thao với các phương tiện rẻ hơn, thiết thực hơn.
  • Thương hiệu: Được liên kết chặt chẽ với “hình ảnh”, đây là câu chuyện thương hiệu mà bạn xây dựng xung quanh sản phẩm của mình và cách nó kết hợp với hình ảnh thương hiệu để phát triển rộng lớn hơn. 
  • Tính năng: Các tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, cần chú trọng nhiều đến USP và lợi ích cho khách hàng mục tiêu của mình.
  • Các biến thể: Các phiên bản khác nhau của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, đối tượng mục tiêu mà bạn nhắm đến và cách bạn tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp khác.

Price (Giá cả) 

Price được cho là một trong số những yếu tố quan trọng tạo nên định nghĩa Marketing mix. Đặc biệt trong mô hình Marketing 7Ps giá ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và sự tồn tại của doanh nghiệp. Khi điều chỉnh giá cả của sản phẩm sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ chiến lược Marketing của doanh nghiệp đó. Đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và nhu cầu của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp.

Đối với một doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường và chưa có tên tuổi thì khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp sẽ không sẵn sàng đưa ra mức giá cao. Mặc dù trong tương lai có khả năng họ sẽ sẵn sàng chi một số tiền lớn nhưng rất khó để làm điều đó trong giai đoạn doanh nghiệp khởi nghiệp. 

Do đó, để đưa ra một mức giá phù hợp bạn nên tham khảo một số điều sau đây trước khi lập chiến lược giá cho sản phẩm của mình, cụ thể:

  • Định vị: Bạn thấy sản phẩm, dịch vụ hoặc định vị thương hiệu của mình ở đâu trên thị trường?
  • Cạnh tranh: Giá của sản phẩm đối thủ, hình ảnh nhãn hiệu sản phẩm của đối thủ và chất lượng cạnh tranh của sản phẩm được cung cấp.
  • Biện minh: Ngay sau khi ai đó chi tiền cho hàng hóa hoặc dịch vụ, theo bản năng họ sẽ dành thời gian để biện minh cho khoản chi đó - và bạn cần đảm bảo kết quả xứng đáng với giá sản phẩm mà doanh nghiệp mình đưa ra.
  • Giảm giá: Việc giảm giá nên có chiến lược và được lập kế hoạch để tối đa hóa sở thích, nhu cầu và doanh số bán hàng - không phải để dọn các mặt hàng không mong muốn ra khỏi kệ.
  • Tín dụng: Bạn có định cung cấp các tùy chọn tín dụng để thực hiện các giao dịch mua lớn và chi phí dễ quản lý hơn cho khách hàng của mình không?
  • Phương thức thanh toán: Bạn sẽ cung cấp cho khách hàng mục tiêu của mình những phương thức thanh toán nào?
  • Các yếu tố miễn phí hoặc giá trị gia tăng: Bạn sẽ sử dụng phần thưởng miễn phí, yếu tố giá trị gia tăng nào và ưu đãi nào để làm tăng giá trị thỏa thuận cho khách hàng tiềm năng của mình.

Vậy nên, trước khi định giá, bạn cần nghiên cứu thông tin về những gì khách hàng sẵn sàng chi trả và tìm hiểu nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ đó trên thị trường. 

Bởi giá cả cũng là một yếu tố quan trọng cho thấy vị trí của doanh nghiệp bạn trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh (giá thấp = thương hiệu giá trị), nên giá cả cũng cần phải được so sánh dựa trên giá mà các đối thủ cạnh tranh đưa ra.

Place (Địa điểm) 

Place ngoài ý nghĩa là địa điểm, trong Marketing từ này còn có nghĩa là kênh phân phối hoặc trung gian. Đây chính là nơi giúp hàng hóa/dịch vụ được chuyển từ nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng. Để tạo nên sự thành công trong chiến dịch tiếp thị truyền thông bạn cần phải định vị và phân phối sản phẩm ở nơi dễ tiếp cận với mục tiêu tiềm năng. Điều này đòi hỏi bạn phải có vốn hiểu biết sâu về thị trường. 

Thông qua hiểu biết của mình để tìm kiếm được kênh phân phối tiềm năng, giúp đẩy mạnh tiếp thị và kết nối trực tiếp với nhiều khách hàng mục tiêu với doanh nghiệp mình.  Trong một số trường hợp địa điểm có thể là cách mà các doanh nghiệp đưa sản phẩm/dịch vụ của mình lê các chương trình truyền hình, trong phim hoặc các trang web nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý cho sản phẩm của mình. 

Sau đây là 3 chiến lược về phân phối sản phẩm/dịch vụ mà bạn có thể tham khảo để ứng dụng vào doanh nghiệp mình, cụ thể:

  • Phân phối rộng rãi: Đối với chiến lược này, doanh nghiệp cần tìm đến càng nhiều điểm tiêu thụ càng tốt. Mục tiêu của chiến lược phân phối rộng rãi nhằm quảng quáng sản phẩm và tăng sự hiện diện của sản phẩm đến khách hàng mục tiêu ở bất cứ đâu mà họ đến.
  • Phân phối độc quyền: Theo chiến lược này nhà sản xuất sẽ không bán sản phẩm rộng rãi mà chỉ phân phối độc quyền cho đại lý mà họ chọn nhằm đảm bảo hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp mình. Thông thường chiến lược này chỉ áp dụng cho những sản phẩm nằm trong phân khúc cao cấp như Chanel hay Ferrari.
  • Phân phối chọn lọc: Các kênh phân phối sẽ được chọn lọc một cách kỹ lưỡng và chỉ có một vài cửa hàng tại điểm nhất định mới được phân phối sản phẩm.

Xem thêm: Mức lương của thực tập sinh Marketing là bao nhiêu?

Promotion (Quảng bá) 

Promotion hay còn gọi là quảng bá sản phẩm các công việc quảng bá bao gồm quan hệ công chúng, quảng cáo, chiến lược khuyến mãi, bán hàng cá nhân. Mục tiêu chính của việc quảng bá là giúp cho khách hàng biết được lý do tại sao họ cần nó và nên trả mức giá nhất định để sử dụng nó. 

Có thể nói, quảng bá đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiến dịch Marketing mix. Nếu sản phẩm/dịch vụ không được quảng bá, khách hàng không thể hiểu về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Đây cũng chính là lý do khiến cho doanh số bán hàng bị trì trệ.

Dưới đây là một số yếu tố trong hoạt động quảng bá sản phẩm mà bạn nên tham khảo để giúp cho quá trình quảng bá được hiệu quả, đạt kết quả cao, cụ thể:

  • Tiếp thị đa kênh: Hành trình của người tiêu dùng diễn ra trên nhiều thiết bị, phiên và nền tảng khác nhau, điều quan trọng hơn là bạn có mặt trên các kênh quan trọng nhất đối với khách hàng mục tiêu mà sản phẩm đang hướng đến.
  • Trải nghiệm được cá nhân hóa: Bạn càng có thể tạo ra nhiều trải nghiệm phù hợp hơn cho người dùng, thì thông điệp của bạn càng trở nên hấp dẫn hơn và càng có nhiều khách hàng “gắn bó” với thương hiệu của bạn hơn.
  • Tiếp thị và bán hàng tích hợp: Các thương hiệu ngày nay cần tích hợp liền mạch giữa chiến lược tiếp thị và bán hàng để ngăn chặn việc khách hàng tiềm năng thất lạc trong từng kênh.
  • Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng: Rất nhiều thương hiệu mắc sai lầm khi tập trung toàn bộ sự chú ý vào việc tạo ra khách hàng tiềm năng mà không dành đủ nguồn lực để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng - đặc biệt là việc giữ chân khách hàng.
  • Xây dựng thương hiệu: Người tiêu dùng ngày nay muốn có những trải nghiệm tốt nhất vào những thương hiệu mà họ chọn. Chính vì thế việc làm thế nào để xây dựng một thương hiệu tốt, đáp ứng được nhu cầu của người dùng là điều mà các doanh nghiệp cần thực hiện. 
  • PR: Là một công cụ vô giá để xây dựng, duy trì và thậm chí thay đổi hình ảnh thương hiệu của bạn.
  • Tự động hóa: Khi khối lượng công việc tiếp thị kỹ thuật số tăng lên, các thương hiệu cần tự động hóa nhiều tác vụ lặp đi lặp lại để quản lý thành công các chiến dịch đa kênh, duy trì chi phí và đạt được mức tăng trưởng nhanh nhất có thể.

Đọc thêm: Việc làm Thực tập sinh Marketing có lương cho sinh viên mới ra trường

People (Con người) 

Trong phương pháp tiếp thị thì khách hàng được lấy làm trung tâm, bạn có thể hiểu rằng “People” chính là đề cập đến khách hàng mục tiêu, người mua hàng và khách hàng của bạn. Tuy nhiên, những người trong mô hình 7Ps thực sự đề cập đến những người trong doanh nghiệp, những người trực tiếp tương tác với khách hàng - cả trực tiếp và gián tiếp, cụ thể:

  • Nhà tiếp thị: Mô hình 7Ps nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thuê những nhân sự tài năng để đáp ứng công việc phù hợp ở mọi vị trí trong nhóm tiếp thị của doanh nghiệp.
  • Thành viên nhóm bán hàng: Đây là những người trực tiếp làm việc và chốt giao dịch với khách hàng.
  • Nhóm dịch vụ khách hàng: Các cá nhân được giao nhiệm vụ giữ cho khách hàng luôn hài lòng.
  • Tuyển dụng: Việc tuyển dụng những tài năng tốt nhất bắt đầu bằng việc có những nhân sự tuyển dụng chất lượng.
  • Đào tạo & kỹ năng: Những người chịu trách nhiệm đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm của bạn tuân thủ các đặc tính thương hiệu và đáp ứng các yêu cầu công việc khi thực hiện.
  • Người quản lý: Những người có kỹ năng quản lý nhóm, phân bổ công việc hợp cho từng nhân sự, nhờ đó giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra.

Process (Quy trình) 

Quy trình trong mô hình 7Ps đề cập đến các quy trình mà doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng, cũng như bất kỳ dịch vụ khách hàng nào được bổ sung vào hệ thống sau khi khách hoàn tất quá trình mua hàng của mình. Do đó, trong quá trình bán hàng bạn cần có các quy trình cho những công việc sau:

Giao hàng tận nơi cho khách hàng: Quy trình giúp khách hàng có được sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Cho dù nó được đặt hàng trực tuyến và giao qua chuyển phát nhanh, mua tại cửa hàng, tải xuống từ trang web của bạn hoặc truy cập thông qua quy trình đăng ký trực tuyến.

Phân phối từ đầu đến cuối doanh nghiệp: Các quy trình của bạn phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối đến tận tay khách hàng và các biện pháp bảo vệ để giải quyết mọi vấn đề tiềm ẩn trong quá trình phân phối.

  • Dịch vụ khách hàng: Các quy trình, hệ thống và kênh của bạn để cung cấp dịch vụ khách hàng ngoài doanh số bán hàng ban đầu.
  • Giải pháp: Quy trình giúp doanh nghiệp xử lý các vấn đề trong quá trình phân phối và các trường hợp khách hàng không hài lòng với quy trình/dịch vụ nhận được.
  • Khuyến khích: Các biện pháp được thiết kế để giữ chân những khách hàng không hài lòng với thương hiệu của bạn để bạn có thể giữ chân họ và thu phục họ.
  • Trả hàng & hoàn tiền: Hệ thống của bạn xử lý việc trả hàng, hủy chuyến, hoàn tiền và bất kỳ quy trình nào khác cho những khách hàng từ chối mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Phản hồi: Quy trình thu thập phản hồi của khách hàng và áp dụng những thông tin chi tiết này để cải tiến sản phẩm/dịch vụ.
  • T & C (Terms and Conditions): Các điều khoản và điều kiện áp dụng đối với khách hàng khi thực hiện mua hàng. Cách làm này sẽ hạn chế rủi ro khi có sự cố xảy ra.

Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình) 

Chữ P cuối cùng trong 7Ps là viết tắt của bằng chứng hữu hình. Yếu tố này được sử dụng để chỉ các mặt hàng thực tế và các hình thức tương tác: sản phẩm, cửa hàng, biên nhận, bao bì, túi xách và các mặt hàng có nhãn hiệu khác có thể nhìn thấy và chạm vào.

Nó có thể đặc biệt hữu ích khi khách hàng chưa mua hàng của doanh nghiệp trước đây và cần thông tin để tìm hiểu trước khi trả tiền để sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Đối với một nhà hàng, bằng chứng hữu hình có thể ở dạng môi trường xung quanh, đồng phục của nhân viên, thực đơn và đánh giá trực tuyến để chỉ ra trải nghiệm có thể mong đợi. 

Đối với một đại lý, bản thân trang web lưu giữ bằng chứng vật chất có giá trị - từ lời chứng thực đến các nghiên cứu điển hình, cũng như các hợp đồng mà các doanh nghiệp được cung cấp để đại diện cho các dịch vụ mà họ có thể mong đợi được cung cấp.

Top 7 trường đại học đào tạo, học Digital Marketing tốt nhất 2023 - SEO HOT

Đọc thêm: Việc làm Nhân viên Marketing mới cập nhật

3. Case Study thực tế cho mô hình 7P của McDonald’s

Sản phẩm (Product)

McDonald’s là một trong những cửa hàng thức ăn nhanh lớn nhất thế giới. Nó chủ yếu bán bữa sáng, bánh mì kẹp thịt, bánh mì sandwich, khoai tây chiên, gà rán, đồ ăn nhẹ và các món ăn kèm, món tráng miệng và đồ uống.

Tại McDonald’s, khách hàng tha hồ lựa chọn. Các sản phẩm mà McDonald’s cung cấp bao gồm nhưng không giới hạn ở: Hamburger, Cheeseburger, Double Cheeseburger, McCafé Frappé Mocha…

Price (Giá)

Về giá cả và chiến lược định giá, mục tiêu chung của tất cả các cửa hàng McDonald’s là cung cấp thực phẩm để cung cấp giá cả cạnh tranh theo định hướng giá trị cho khách hàng. Tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau, giá cả khác nhau giữa các địa điểm của McDonald.

McDonald’s định giá theo phương pháp trọng cầu và không đặt giá cho các bên nhận quyền. Bên nhượng quyền có thể tự đặt giá phù hợp với thị trường địa phương của họ (McDonald’s, 2020). Tuy nhiên, các bên nhận quyền phải cung cấp cho khách hàng của họ mức giá cạnh tranh, dựa trên giá trị.

Place (Phân phối)

McDonald’s có các chiến lược phân phối khác nhau ở các quốc gia khác nhau. McDonald’s đang cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà ở một số quốc gia nhất định. Tuy nhiên, ở một số quốc gia khác, lộ trình này không thực tế. Nhiều địa điểm của McDonald’s mở cửa 24 giờ một ngày.

Đây là một ví dụ về phương tiện truyền thông chuyên sâu về phân phối cung cấp một sản phẩm để bán thông qua tất cả các kênh phân phối có thể có. Điều này giúp nhà hàng tăng doanh thu và cuối cùng là doanh thu tổng thể.

Promotion (Quảng cáo)

Là một trong những “nỗ lực quảng cáo” đáng chú ý nhất của McDonald’s. Các nhà hàng sử dụng truyền hình, báo, tạp chí, internet và các phương tiện truyền thông khác để giao tiếp với khách hàng của họ. Công ty cũng sử dụng “Khuyến mại Bán hàng – Kỹ thuật Xúc tiến Bán hàng”.

Ví dụ: nếu khách hàng mua sáu tách trà/ cà phê và lấy sáu nhãn dán, họ sẽ được tặng một tách trà / cà phê miễn phí từ. Cửa hàng cũng cung cấp phiếu giảm giá và quà tặng miễn phí trên một số sản phẩm nhất định.

Khám phá thêm: Chiến lược Marketing là gì? 6 bước xây dựng chiến lược Marketing tối ưu 2023

Process (Quy trình)

Đề cập đến một tập hợp các hoạt động được thực hiện để đạt được điều gì đó. McDonald’s thực hiện một số hoạt động để cung cấp sản phẩm của mình cho khách hàng. Ví dụ, chuẩn bị thực phẩm là một hoạt động quan trọng trong quá trình tổng thể. Việc chuẩn bị thức ăn tại McDonald’s hoàn toàn minh bạch; toàn bộ quy trình được hiển thị cho khách hàng.

People (Con người)

McDonalds là một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất ở Mỹ và Anh. Khoảng 120.000 người làm việc tại McDonald’s ở Anh và Bắc Ireland. 70% McDonald’s ở Anh do phụ nữ và nữ doanh nhân địa phương sở hữu và điều hành. Hàng năm, McDonald’s ở Anh chi 43 triệu bảng Anh cho việc đào tạo và phát triển nhân viên.

Mục tiêu chính khi thảo luận về khía cạnh người trò chuyện của Marketing Mix 7P là giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến cả khách hàng và nhân viên. Khi nhân viên không hài lòng, họ có nhiều khả năng cung cấp dịch vụ khách hàng kém. Điều này có thể khiến khách hàng thất vọng và họ có thể không bao giờ quay lại.

Vì vậy, việc phát triển các chiến lược đúng đắn để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của nhân viên và khách hàng là vô cùng quan trọng đối với mọi công ty.

Physical Evidence

Yếu tố cuối cùng marketing hỗn hợp của McDonald là trải nghiệm thực tế, đề cập đến các yếu tố của môi trường vật chất mà du khách và khách hàng trải nghiệm. Bằng chứng vật lý không chỉ ảnh hưởng đến ấn tượng của khách hàng về nhà hàng mà còn ảnh hưởng đến cách thức vận hành của McDonald’s. Nội thất của McDonald’s rất hấp dẫn và nhà hàng giữ cho các cửa hàng của mình luôn sạch sẽ và hợp vệ sinh.

Có thể nói, quảng bá đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiến dịch Marketing mix. Nếu sản phẩm/dịch vụ không được quảng bá, khách hàng không thể hiểu về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về chức năng 7Ps Marketing. Hy vọng bạn hiểu rõ và áp dụng thành công !

>> Tìm hiểu thêm các công việc ngành Marketing:

Việc làm Quản lý Marketing lương cao

Lương của nhân viên Digital Marketing có cao không?

Việc làm thực tập sinh Content Marketing mới nhất

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!