1. Chiến lược Marketing là gì?
Chiến lược Marketing chính là thành quả của quá trình lên kế hoạch thực hiện, triển khai các hoạt động Marketing hoàn chỉnh trong một giai đoạn với mục đích chính yếu là quảng bá, tiếp thị các mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ đến thị trường người dùng nhằm kích thích khả năng mua hàng, nhận diện và nhận biết thương hiệu trên thị trường.
Một chiến lược Marketing thành công có thể tận dụng hiệu quả các nguồn lực, ngân sách của một doanh nghiệp, thương hiệu để mang đến hiệu quả tiếp thị tối ưu và tăng trưởng về doanh số bán hàng của sản phẩm, dịch vụ.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Các bước xây dựng chiến lược Marketing
Bước 1: Xác định mục tiêu của chiến lược
Để xác định mục tiêu đúng hướng và đầy đủ, trước tiên doanh nghiệp cần có những nghiên cứu và phân tích cụ thể về thị trường, doanh nghiệp, khách hàng để có thể xác định đầy đủ các mục tiêu marketing cụ thể. Nhìn chung, các yếu tố sau đây sẽ giúp bạn và doanh nghiệp xác định dễ dàng hơn về mục tiêu tiếp thị:
- Các yếu tố về thương hiệu: mức độ phổ biến của thương hiệu, thị phần, giá trị và định vị trên thị trường.
- Các yếu tố về sự tăng trưởng của doanh nghiệp: doanh số bán hàng, sản lượng, các số liệu về tài chính, v.v.
- Các yếu tố về sản phẩm, dịch vụ: lợi thế, hạn chế, giá, v.v.
- Các yếu tố về khách hàng: tệp khách hàng, nhu cầu của khách hàng,..
Bước 2: Nghiên cứu thị trường, xác định phân khúc khách hàng
Nghiên cứu thị trường là một bước khá rộng và đòi hỏi cần thực hiện các cuộc tìm kiếm, nghiên cứu, khảo sát toàn diện, chuyên sâu.Doanh nghiệp có thể tận dụng các công cụ kỹ thuật số để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình nghiên cứu thị trường và xác định phân khúc khách hàng như Pestle, Ansoff, SWOT, v.v.
Qua đó, dựa trên các dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thị trường, bạn có thể bắt đầu phác họa những hình dung ban đầu cho các phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp, thương hiệu sẽ hướng đến.
Bước 3: Xác định chân dung khách hàng mục tiêu
Từ các hình dung tổng thể về khách hàng mục tiêu, bước tiếp theo bạn có thể sử dụng ma trận Directional Policy Matrix (còn được gọi là ma trận DPM) để xác định sâu hơn về các đặc điểm chi tiết của những đối tượng khách hàng mục tiêu.
Bước 4: Chọn chiến lược Marketing phù hợp và tiến hành lên kế hoạch
Đây là bước quan trọng góp phần xây dựng nên một chiến lược tiếp thị toàn diện và mang lại hiệu quả tối ưu. Bước đầu tiên cần thực hiện là lựa chọn chiến lược Marketing phù hợp về:
- Chiến lược sản phẩm: Bạn sẽ sử dụng những sản phẩm nào, những đặc điểm về: tên gọi, nhãn mác, bao bì, tính năng… ra sao?
- Chiến lược giá cả: Bạn cần xác định đúng mục tiêu của chiến dịch, lựa chọn phương pháp phù hợp để định giá và xác định chiến lược giá.
- Chiến lược phân phối: Cần tính toán việc thiết lập các kênh phân phối, kênh trung gian, khâu vận chuyển…một cách tỉ mỉ.
- Chiến lược truyền thông Marketing: Mục tiêu của chiến lược truyền thông là gì và bạn sẽ sử dụng kênh truyền thông nào? Hãy lên kế hoạch cụ thể có thể thực hiện tất cả mục tiêu.
Đọc thêm: Tiếp thị bền vững là gì? Chìa khóa tiếp thị hiệu quả
Bước 5: Triển khai từng công việc trong kế hoạch
Sau khi đã hoàn thiện phần kế hoạch, bước tiếp theo là bắt tay vào triển khai và thực thi. Doanh nghiệp và thương hiệu cần cân nhắc đến thứ tự ưu tiên các công việc, nhiệm vụ để có thể đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
Doanh nghiệp cần chia nhỏ mục tiêu chung của chiến lược thành các mục tiêu nhỏ để dễ dàng triển khai và giám sát hiệu quả.
Bước 6: Theo dõi, phân tích, đánh giá kết quả
Để thực hiện bước này hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng các chỉ số, quy chuẩn để thực hiện đánh giá, đo lường dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc này cũng sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời thực hiện các giải pháp, hành động xử lý kịp thời khi có những rủi ro và vấn đề không nằm trong kế hoạch xảy ra.
Đọc thêm: Experiential Marketing là gì? Lợi ích của Tiếp thị trải nghiệm
3. Các loại chiến lược Marketing cơ bản
Chiến lược Marketing mix
Chiến lược Marketing mix là sự kết hợp từ 4 yếu tố P chủ chốt mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Do đó, chiến lược này còn có tên gọi khác là chiến lược 4P’s. Cụ thể, 4 yếu tố của chiến lược Marketing Mix bao gồm:
- Product : Nghiên cứu và tận dụng những ưu điểm nổi bật của các sản phẩm, dịch vụ trong một thương hiệu, doanh nghiệp để kích thích khả năng mua hàng của các đối tượng mục tiêu.
- Price: Nghiên cứu và tận dụng các ưu thế về giá cả của sản phẩm, dịch vụ để định giá phù hợp và dùng yếu tố này để thu hút các đối tượng mục tiêu.
- Place: Triển khai các kênh phân phối phù hợp cho sản phẩm, dịch vụ để tối ưu quá trình đưa sản phẩm đến tay khách hàng.
- Promotion: Xây dựng các hoạt động quảng bá, xúc tiến bán hàng, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ trên các kênh để tối ưu hiệu quả chuyển đổi.
Chiến lược Marketing phân khúc
Chiến lược Marketing phân khúc thường sử dụng các phân khúc khách hàng khác nhau của thị trường để thực hiện và triển khai các chiến dịch khác nhau để tối ưu hiệu quả tiếp thị. Nhìn chung, có 3 nhóm phân khúc khách hàng chính mà các nhà tiếp thị nên cân nhắc để xây dựng các chiến lược phù hợp:
- Phân khúc khác biệt hóa: chiến lược cho phân khúc này thường sử dụng nguồn ngân sách, chi phí cao nhưng cũng mang lại hiệu quả cao nhất, trong đó tập trung vào những yếu tố độc đáo, khác biệt trên thị trường để hướng đến thỏa mãn các nhu cầu, vấn đề của phân khúc khách hàng mục tiêu nhưng xét về hiệu quả, chiến lược giúp thỏa mãn các nhu cầu cụ thể của từng phân khúc đã lựa chọn.
- Phân khúc tập trung: Tập trung vào một nhóm khách hàng với phạm vi đã được xác định để tối ưu ngân sách, chi phí và khả năng chuyển đổi.
- Phân khúc đại trà: được sử dụng các chiến lược mang tính phổ biến để có thể bao phủ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Chiến lược Digital Marketing
Đây cũng là một trong những chiến lược Marketing được sử dụng phổ biến hiện nay. Lợi thế của chiến lược này là có thể tận dụng nhiều yếu tố từ mạng internet để tối ưu hiệu quả truyền thông. Thông qua đó, chiến lược thực hiện thu hút các đối tượng mục tiêu để tăng khả năng chuyển đổi mua hàng tự nhiên thông qua phát triển nội dung, mạng xã hội, v.v.
Tuy nhiên, một chiến lược digital marketing thành công cần được lên kế hoạch toàn diện và đầy đủ, từ bước xác định mục tiêu đến các bước thực thi cụ thể. Bên cạnh đó, cần xác định các chỉ số đo lường hiệu quả để triển khai các giải pháp thực thi một cách kịp thời giúp chiến lược Digital Marketing được thực hiện tối ưu.
Đọc thêm: Word of Mouth Marketing là gì? 7 hình thức Tiếp thị truyền miệng hiệu quả
Chiến lược Marketing cạnh tranh
Chiến lược Marketing cạnh tranh thường tập trung toàn bộ nguồn lực để gia tăng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ của doanh nghiệp và thương hiệu trên thị trường.Để làm được điều này, thương hiệu và doanh nghiệp cần nghiên cứu chuyên sâu về các đối thủ của mình để tìm ra chiến lược cạnh tranh phù hợp nhất.
Tùy thuộc vào vị thế, thị phần của doanh nghiệp trong thị trường mà doanh nghiệp có thể cân nhắc các chiến lược cạnh tranh phù hợp.Thực hiện chiến lược duy trì vị thế nếu doanh nghiệp đã vượt trội hơn so với đối thủThực hiện tăng lợi thế sản phẩm, dịch vụ, mở rộng thị trường theo chiều dọc/ngang trong trường hợp doanh nghiệp có thị phần thấp hơn đối thủ trên thị trường.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc đến trường hợp xảy ra những ảnh hưởng xấu có thể dẫn đến khủng hoảng truyền thông đối với doanh nghiệp trong quá trình triển khai chiến lược cạnh tranh.
Chiến lược Content Marketing
Chiến lược Content Marketing sử dụng hệ thống nội dung hấp dẫn, chất lượng, phù hợp với các đối tượng khách hàng để phát triển thương hiệu trong định hướng về cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
Nội dung chính là yếu tố cốt lõi giúp thương hiệu, doanh nghiệp truyền tải một cách hiệu quả nhất về các giá trị, ý nghĩa đến các đối tượng khách hàng của mình.
4. Tại sao cần xây dựng chiến lược Marketing
Gia tăng nhận thức, uy tín của thương hiệu
Khách hàng có quyết định chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc họ nhận thức về thương hiệu đó như thế nào. Quá trình thực hiện marketing sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được cả khách hàng cũ và khách hàng mới. Từ đó có thể đánh đúng vào tâm lý của khách hàng, và cho phép họ dễ dàng nhận biết đúng về sản phẩm, dịch vụ.
Giúp cân bằng tài chính doanh nghiệp
Thời đại 4.0 với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube… hoạt động mạnh mẽ. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng bằng nhiều kênh khác nhau. Nhưng cũng chính bởi vậy mà nhu cầu gia tăng nhanh chóng kéo theo phát sinh thêm nhiều chi phí dành cho việc quảng cáo trên các nền tảng marketing hiện đại.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc ứng dụng marketing đúng cách sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Không những vậy, marketing còn giúp cho các doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp lớn hơn.
Tăng sự tương tác
Câu chuyện của marketing ở đây là làm sao để giữ chân khách hàng, lấy được thông tin cá nhân cần thiết của họ như số điện thoại, email,… trước khi họ bước ra khỏi cửa hàng, hoặc trước khi họ thoát khỏi trang web hay một trang mạng xã hội của doanh nghiệp.
Sự tương tác lớn từ phía khách hàng là thước đo cho sự thành công của doanh nghiệp. Khi tương tác của họ càng lớn, vô hình chung càng làm kích thích niềm tin với doanh nghiệp, biến họ trở thành những khách hàng trung thành.
Tăng doanh thu, lợi nhuận
Marketing cực kì quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây cũng là điểm cốt yếu của bất kỳ công ty nào.
Đọc thêm: Content Marketing là gì? 7 dạng Content Marketing hấp dẫn
5. [Case study] Chiến lược Marketing nổi tiếng của Vinamilk
Các nghiên cứu từ trước đến nay đã chỉ ra rằng Vinamilk là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất tại Việt Nam áp dụng 4P Marketing thành công vào chiến lược kinh doanh của mình. Chiến lược sản phẩm của thương hiệu này là đa dạng hóa danh mục sản phẩm. Sữa tươi Vinamilk, Sữa chua Vinamilk, Sữa bột Dielac,… Ngoài ra, Vinamilk còn rất nhạy bén trong việc nắm bắt thị hiếu thị trường khi thường xuyên ra mắt các sản phẩm mới có nguồn gốc từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe như sữa tươi 100% Organic.
Chiến lược giá là một nhân tố chủ lực phương án cạnh tranh của Vinamilk với các sản phẩm sữa nhập ngoại. Sữa Vinamilk có hương vị thơm ngon, chất lượng đạt chuẩn quốc tế nhưng có mức giá tầm trung, phù hợp với túi tiền người tiêu dùng Việt.Cuối cùng, chiến lược Marketing của công ty Vinamilk là không ngừng phát triển hệ thống kênh phân phối rộng rãi với hơn 125.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc, có mặt trên kệ siêu thị cũng như các cửa hàng bán lẻ.
Một chiến lược tiếp thị bài bản và khoa học không chỉ giúp bạn quản lý các hoạt động tiếp thị của công ty dễ dàng hơn mà còn có thể biến các mục tiêu kinh doanh thành hiện thực. Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm đã chia sẻ đến bạn những bước để xây dựng chiến lược Marketing thành công. Hy vọng bạn hiểu rõ và áp dụng hiệu quả !