Lý thuyết sản xuất | Tóm tắt lý thuyết Kinh tế vi mô | UFM

Tóm tắt kiến thức Lý thuyết sản xuất về: Hàm sản xuất, Sản xuất trong ngắn hạn, Đường đẳng phí, Đường đẳng lượng, Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên,... Tài liệu học tập môn KINH TẾ VI MÔ được biên soạn tại trường ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!

TÓM TẮT LÝ THUYẾT: LÝ THUYẾT SẢN XUẤT

1. Hàm sản xuất

- Hàm sản xuất tổng quát: Q = f(x1, x2, ..., xn)

  • Q: Số lượng sản phẩm đầu ra;
  • Xi: số lượng yếu tố sản xuất I.

- Hàm sản xuất đơn giản: Q = f(L, K)

  • Q: số lượng sản phẩm đầu ra;
  • K: số lượng vốn;
  • L: số lượng lao động.

- Đặc điểm hàm sản xuất:

  • Hàm sản xuất diễn tả số lượng tối đa sản phẩm được SX;
  • Khi một trong các yếu tố SX thay đổi thì Sản lượng sẽ thay đổi theo;
  • Kỹ thuật, công nghệ SX thay đổi thì hàm SX sẽ thay đổi.

- Hiệu suất theo quy mô: Thể hiện mối quan hệ giữa sự thay đổi sản lượng và sự thay đổi của đầu vào:

  • Hiệu suất tăng dần theo quy mô: sản lượng tăng cao hơn mức tăng của đầu vào.
  • Hiệu suất không đổi theo quy mô: sản lượng tăng bằng với mức tăng của đầu vào.
  • Hiệu suất giảm dần theo quy mô: sản lượng tăng cao hơn mức tăng của đầu vào.

2. Sản xuất trong ngắn hạn

- Ngắn hạn, dài hạn:

+ Ngắn hạn: Là khoản thời gian có ít nhất một yếu tố sản xuất không thay đổi.

Q = f(L, K )

+ Dài hạn: là khoản thời gian đủ dài để tất cả các yếu tố sản xuất thay đổi.

Q = f(L,K)

- Sản xuất trong ngắn hạn:

+ Tổng sản phẩm (TP: Total product)

+ Năng suất trung bình của lao động (APL): là số sản phẩm SX tính trung bình trên 1 đơn vị lao động.

+ Năng suất biên của lao động (MPL): là phần thay đổi trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm một đơn vị lao động.

+ MPL là độ dốc của đường TPL.

                         APL=TPL                  MPL=ΔTPΔL=dTPdL

- Quy luật năng suất biên giảm dần:

+ Nếu các yếu tố khác không đổi, th. khi gia tăng sử dụng một yếu tố sản xuất, năng suất biên của yếu tố sản xuất này lúc đầu tăng lên nhưng sau đó giảm dần.

+ Vì MPL là độ dốc của đường TPL nên:

  • MPL > 0 → TPL tăng dần.
  • MPL < 0 → TPL giảm dần
  • MPL = 0 → TPL cực đại.

- Quan hệ giữa năng suất biên (MP) và năng suất trung bình (AP):   

                                                                  MPL=dPTLdL=d(APL×L)dL

                                                                  MPL=APL×dLdL+L×dAPLdL

                                                                  MPL=APL+L×dAPLdL       MPL-APL=LxdAPL/dL

                                                                  MPI>APL  dAPIdL>0  API tăng

                                                                  MPI<APL  dAPIdL<0  API giảm

                                                                  MPI=APL  dAPIdL=0  API cực đại

- Phối hợp tối ưu theo phương pháp cổ điển:

+ Có 2 yếu tố SX là L và K, gía tương ứng là PL và PK.

+ Tổng chi phí cho trước là TC (total cost).

+ Để tối đa hóa tổng sản phẩm, nhà sản xuất sẽ phân phối chi phí sản xuất cho các yếu tố sản xuất sao cho năng suất biên trên một đơn vị tiền tệ của các yếu tố sản xuất phải bằng nhau, nghĩa là đồng thời thỏa 2 điều kiện sau:

                                                                          TPL+KPK=TCMPLPL=MPKPK

3. Đường đẳng phí

- Đường đẳng phí: Là tập hợp những kết hợp các yếu tố sản xuất mà người sản xuất có thể sử dụng được với mức chi phí và giá cả yếu tố sản xuất cho trước.

- Phương trình đường đẳng phí:

                                                                   TPL+KPL=TC

                                                              K=TCPK-PIPK*L

- Đường đẳng phí là đường thẳng, dốc xuống về phía phải, có độ dốc là: - PL/PK

- Dịch chuyển đường đẳng phí:

  • Tổng CP tăng, đường đẳng phí dịch chuyển sang phải.
  • Tổng CP giảm, đường đẳng phí dịch chuyển sang trái.

- Thay đổi độ dốc đường đẳng phí:

  • Khi giá K (PK) tăng, đường đẳng phí xoay hướng vào trong.
  • Khi giá K (PK) giảm, đường đẳng phí xoay hướng ra ngoài.

4. Đường đẳng lượng

- Đường đẳng lượng:Tập hợp những sự phối hợp khác nhau của các yếu tố sản xuất nhưng mang lại cho người sản xuất cùng một mức sản lượng.

- Đặc điểm đường đẳng lượng:

+ Vì độ dốc của đường đẳng lượng là ΔK/ΔL, có gía trị là một số âm → Đường đẳng lượng dốc xuống.

+ Vì tỉ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS = ΔK/ΔL) giảm dần → Đường đẳng lượng lồi về gốc tọa độ.

+ Vì càng có nhiều K và L thì sản lượng càng cao → Đường đẳng lượng càng xa gốc tọa độ càng có mức hữu dụng lớn hơn.

+ Các đường đẳng lượng không cắt nhau.

- Các dạng đặc biệt của đường đẳng lượng:

+ Khi MRTS là hằng số → đường đẳng lượng là 1 đường thẳng dốc xuống. Khi đó, K và L được gọi là 2 yếu tố thay thế hoàn hảo.

+ Khi MRTS bằng 0 hoặc ∞ → đường đẳng lượng là 1 đường chữ L vuông góc. Khi đó, K và L được gọi là 2 yếu tố bổ sung hoàn hảo.

5. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên

- Tỉ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) của K cho L là số lượng vốn K giảm xuống để sử dụng thêm 1 lao động L mà mức sản lượng không đổi.

                                                                             MRTSLK=ΔKΔL

- Vì độ dốc của đường đẳng dụng là ΔK/ΔL nên MRTS cũng là độ dốc của đường đẳng lượng.

6. Nguyên tắc tối đa hóa sản lượng

Tại điểm phối hợp tối ưu thì:

- Nằm trên đường đẳng phí, nghĩa là: LPL + KPK = TC

- Độ dốc của hai đường bằng nhau:

+ Độ đốc đường đẳng phí là: - PL/PK

+ Độ đốc đường đẳng lượng là: MRTS = - MPL/MPK

+ Hai độ dốc bằng nhau, nghĩa là:

                                                               -PLPK=-MPLMPK  MPLPL=MPKPK 

- Như vậy, để tối đa hóa tổng sản lượng th. NSX phải phối hợp các yếu tố sản xuất sao cho thỏa mãn 2 điều kiện sau: 

                                                                     MPL+KPK=TC

                                                                    MLPPL=MPKPK

Sự tương đồng giữa lý thuyết tiêu dùng và lý thuyết sản xuất

Chủ thể Người tiêu dùng Người sản xuất
Đối tượng Hai sản phẩm X và Y Hai yếu tố sản xuất L và K
Mục tiêu tối đa hóa Tổng hữu dụng Tổng sản lượng
Khái niệm chính Hữu dụng biên Năng suất biên
Quy luật QL hữu dụng biên giảm dần QL năng suất biên giảm dần
Ràng buộc Giới hạn ngân sách Giới hạn chi phí
Tỉ lệ thay thế Tỉ lệ thay thế biên MRS Tỉ lệ thay thế kỹ thuật biên MRTS
Công cụ phân tích Đường ngân sách và đường đẳng dụng Đường đẳng phí và đường đẳng lượng
Nguyên tắc tối đa hóa
             XPX+YPY=IMUXPX=MUYPY          LPL+KPK=TCMPLPL=MPKPK

Xem thêm:

Tóm tắt lý thuyết chương 1: Nhập môn kinh tế học

Tóm tắt lý thuyết chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường

Tóm tắt lý thuyết chương 3: Sự co giãn của cầu và cung

Tóm tắt lý thuyết chương 4: Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng

Tóm tắt lý thuyết chương 6: Chi phí sản xuất

Tóm tắt lý thuyết chương 7: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền thuần túy

Tóm tắt lý thuyết chương 8: Thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường độc quyền nhóm

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh kinh doanh mới nhất 

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm cộng tác viên kinh doanh mới nhất

Mức lương cộng tác viên kinh doanh là bao nhiêu

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!