TÓM TẮT LÝ THUYẾT: THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN VÀ THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN NHÓM
1. Thị trường cạnh tranh độc quyền
- Đặc điểm
+ Có nhiều người bán cạnh tranh nhau, thị phần của mỗi DN là nhỏ.
+ Sản phẩm của mỗi DN có 01 chút khác biệt nhau về thương hiệu, kiểu dáng, chất lượng, ..., và có khả năng thay thế nhau.
+ Các DN tự do gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành
- Đường cầu của doanh nghiệp: Vì mỗi doanh nghiệp là người duy nhất SX sản phẩm mang nhãn hiệu của mình nên đường cầu đối với mỗi DN sẽ dốc xuống.
- Xác định giá và sản lượng:
+ Trong ngắn hạn: Doanh nghiệp hành động giống như doanh nghiệp độc quyền. → Tối đa hóa lợi nhuận tại MR = MC
+ Trong dài hạn: Doanh nghiệp hành động giống như doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
- Nếu có lợi nhuận trong ngắn hạn: các doanh nghiệp khác gia nhập ngành
- Nếu bị lỗ trong ngắn hạn: một số doanh nghiệp rút khỏi ngành
→ Không có lợi nhuận kinh tế trong dài hạn
- So sánh giá và sản lượng thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh độc quyền: Sự khác nhau trong dài hạn của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
+ Công suất dư thừa;
+ Giá cao hơn.
2. Thị trường độc quyền nhóm
- Đặc điểm:
+ Đặc điểm thị trường độc quyền nhóm:
- Có vài DN bán sản phẩm tương tự nhau. Thị phần của mỗi DN là khá lớn.
- Sản phẩm có thể đồng nhất hoặc phân biệt. Các sản phẩm có thể thay thế nhau.
- Các doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau.
- Có các rào cản gia nhập ngành.
+ Đặc điểm doanh nghiệp độc quyền nhóm:
- Vì chỉ có vài người bán, đặc điểm chính của thị trường độc quyền nhóm là mâu thuẫn giữa hợp tác và tư lợi.
- Độc quyền nhóm hợp tác.
- Độc quyền nhóm không hợp tác.
- Độc quyền nhóm hợp tác:
+ Hợp tác ngầm: Các doanh nghiệp thỏa thuận với nhau về số lượng hàng hóa sản xuất và giá bán.
- DN1 có chi phí sản xuất thấp hơn DN2, nghĩa là AC1 < AC2, MC1 < MC2.
- DN1 tối đa hóa lợi nhuận ở mức sản lượng Q1 (tại đậy MR = MC1) và sẽ định giá bán là P1. Tương tự, DN 2 sẽ định gía bán là P2.
- Vì P2 cao hơn P1 nên để cạnh tranh, DN2 buộc phải hạ giá từ P2 xuống còn P1.
→ Như vậy, DN 1 trở thành người lãnh đạo giá
+ Hợp tác công khai (Cartel): Các doanh nghiệp hợp tác và hành động như một khối thống nhất. Điều kiện để một Cartel có thể thành công:
- Cầu thị trường ít co giãn, khó có sản phẩm thay thế.
- Các doanh nghiệp ngoài Cartel có cung ít co giãn, nghĩa là lượng cung rất hạn chế.
- Sản lượng của Cartel chiếm tỷ trọng lớn và có chi phí thấp trong ngành.
- Tất cả các thành viên tuân thủ theo qui định.
- Độc quyền nhóm không hợp tác:
+ Các doanh nghiệp độc quyền nhóm có thể có kết quả tốt hơn khi hợp tác lẫn nhau và hành động giống như độc quyền
+ Tuy nhiên, rất khó duy trì sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, đó là do tư lợi.
+ Độc quyền nhóm không hợp tác đường cầu gãy → Tối đa hóa lợi nhuận xãy ra tại điểm gãy MR = MC.
Xem thêm:
Tóm tắt lý thuyết chương 1: Nhập môn kinh tế học
Tóm tắt lý thuyết chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường
Tóm tắt lý thuyết chương 3: Sự co giãn của cầu và cung
Tóm tắt lý thuyết chương 4: Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng
Tóm tắt lý thuyết chương 5: Lý thuyết sản xuất
Tóm tắt lý thuyết chương 6: Chi phí sản xuất
Tóm tắt lý thuyết chương 7: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền thuần túy
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh kinh doanh mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm cộng tác viên kinh doanh mới nhất
Mức lương cộng tác viên kinh doanh là bao nhiêu