TÓM TẮT LÝ THUYẾT: SỰ CO GIÃN CỦA CẦU VÀ CUNG
1. Độ co giãn của cầu theo giá
1.1. Các mức độ co giãn của cầu theo giá:
Đo lường sự phản ứng của người mua, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu, khi giá của một loại hàng hóa thay đổi.
Hàm số cầu có dạng:
QD = b + aP
Trong đó, a =
|
|ED| > 1: Cầu co giãn nhiều.
Phần trăm thay đổi của QD lớn hơn phần trăm thay đổi của P → người mua phản ứng mạnh → gọi là cầu co giãn nhiều → khi đó, đường cầu dốc ít.
|
|
|ED| < 1: Cầu co giãn ít.
Phần trăm thay đổi của QD nhỏ hơn phần trăm thay đổi của P → người mua phản ứng yếu → gọi là cầu co giãn ít → khi đó, đường cầu dốc nhiều.
|
|
|ED| = 1: Cầu co giãn đơn vị.
Phần trăm thay đổi của QD bằng phần trăm thay đổi của P → người mua phản ứng bình thường → gọi là cầu co giãn đơn vị → khi đó, đường cầu dốc đường dốc 450
|
|
|ED| = 0: Cầu hoàn toàn không co giãn.
QD không thay đổi khi P thay đổi → người mua không có phản ứng → gọi là cầu hoàn toàn không co giãn → khi đó đường cầu thẳng đứng.
|
Lưu ý: - Vì P và QD thay đổi dọc theo đường cầu nên ED sẽ thay đổi dọc theo đường cầu.
- Ý nghĩa của ED: lượng cầu hàng hóa X tăng (giảm) |ED|% khi giá X giảm (tăng) 1%.
|
|ED| = ∞: Cầu hoàn toàn co giãn.
QD thay đổi khi P không thay đổi → người mua có phản ứng không nhất quán → gọi là cầu hoàn toàn co giãn → khi đó đường cầu nằm ngang.
|
1.2. Tác động của ED đến doanh thu của người bán (hoặc chi tiêu của người mua):
1.3. Các yếu tố tác động đến ED
Cầu có xu hướng ít co giãn khi |
Cầu có xu hướng co giãn nhiều khi |
- Đó là hàng hóa thiết yếu
- Hàng hóa ít có khả năng thay thế
- Chi tiêu cho hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của người mua
- Thời gian để người mua điều chỉnh hành vi là ngắn.
|
- Đó là hàng hóa xa xỉ
- Hàng hóa có nhiều khả năng thay thế
- Chi tiêu cho hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của người mua
- Thời gian để người mua điều chỉnh hành vi là dài.
|
1.4. Độ co giãn của cầu theo giá chéo
Đo lường phản ứng của người mua, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi giá các loại hàng hóa liên quan thay đổi.
Mối quan hệ giữa các loại hàng hóa |
Ý nghĩa của EXY |
- EXY < 0 → X và Y là hàng hóa bổ sung.
- EXY > 0 → X và Y là hàng hóa thay thế.
- EXY = 0 → X và Y là hàng hóa không liên quan nhau (hoặc HH độc lập với nhau).
|
Lượng cầu hàng hóa X thay đổi ...% khi giá của Y thay đổi 1% |
1.5. Độ co giãn của cầu theo thu nhập
Đo lường phản ứng của người mua, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi thu nhập của họ thay đổi.
EI và phân loại hàng hóa |
Ý nghĩa của EI |
- EI < 0 → X là hàng hóa thứ cấp.
- EI > 0 → X là hàng hóa thông thường.
+ 0 < EI < 1 → X là hàng hóa thiết yếu.
+ EI > 1 → X là hàng hóa xa xỉ (cao cấp).
|
Lượng cầu hàng hóa X thay đổi ...% khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi 1%. |
2. Độ co giãn của cung theo giá:
Đo lường phản ứng của người bán, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cung khi giá của hàng hóa thay đổi.
Hàm số cung có dạng:
QS = d + cP Trong đó:
|
|ES| > 1: Cung co giãn nhiều.
Phần trăm thay đổi của QS lớn hơn phần trăm thay đổi của P → người bán phản ứng mạnh → gọi là cung co giãn nhiều → khi đó, đường cung dốc ít.
|
|
|ES| < 1: Cung co giãn ít.
Phần trăm thay đổi của QS nhỏ hơn phần trăm thay đổi của P → người bán phản ứng yếu → gọi là cung co giãn ít → khi đó, đường cung dốc nhiều.
|
|
|ES| = 1: Cung co giãn đơn vị.
Phần trăm thay đổi của QS bằng phần trăm thay đổi của P → người bán phản ứng bình thường → gọi là cung co giãn đơn vị → khi đó, đường cung dốc đường dốc 450
|
|
|ES| = 0: Cung hoàn toàn không co giãn.
QS không thay đổi khi P thay đổi → người bán không có phản ứng → gọi là cung hoàn toàn không co giãn → khi đó đường cung thẳng đứng.
|
Lưu ý: - Vì P và QS thay đổi dọc theo đường cung nên ES sẽ thay đổi dọc theo đường cung.
- Ý nghĩa của ES: lượng cung hàng hóa X tăng (giảm) ES% khi giá của X tăng (giảm) 1%.
|
|ES| = ∞: Cung hoàn toàn co giãn.
QS thay đổi khi P không thay đổi → người bán có phản ứng không nhất quán → gọi là cung hoàn toàn co giãn → khi đó đường cung nằm ngang.
|
3. Gánh nặng thuế
Xem thêm:
Tóm tắt lý thuyết chương 1: Nhập môn kinh tế học
Tóm tắt lý thuyết chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường
Tóm tắt lý thuyết chương 4: Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng
Tóm tắt lý thuyết chương 5: Lý thuyết sản xuất
Tóm tắt lý thuyết chương 6: Chi phí sản xuất
Tóm tắt lý thuyết chương 7: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền thuần túy
Tóm tắt lý thuyết chương 8: Thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường độc quyền nhóm
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh kinh doanh mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm cộng tác viên kinh doanh mới nhất
Mức lương cộng tác viên kinh doanh là bao nhiêu
Được cập nhật 16/04/2024
341 lượt xem