TÓM TẮT LÝ THUYẾT: THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO VÀ THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN THUẦN TÚY
1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
1.1. Đặc điểm
- Có rất nhiều người bán và rất nhiều người mua → không có ai trong số người mua hoặc người bán có khả năng ảnh hưởng đến giá thị trường.
- Sản phẩm đồng nhất.
- Người bán (DN) tự do gia nhập hoặc rút khỏi ngành.
- Người mua có thông tin hoàn hảo về thị trường.
1.2. Đường cầu của doanh nghiệp
- Đường cầu của doanh nghiệp là đường thẳng nằm ngang tai mức gá P.
- Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là Người chấp nhận giá.
1.3. Các chỉ tiêu về doanh thu
- Tổng doanh thu: TR = P x Q → TR là 01 đường thẳng dốc lên và có độ dốc là P.
- Doanh thu trung bình:
→ AR là 1 đường thẳng nằm ngang tại mức giá P.
- Doanh thu biên: Là sự tăng thêm trong TR khi doanh nghiệp bán thêm một đơn vị sản lượng.
→ MR là 1 đường thẳng nằm ngang tại mức giá P.
Lưu ý: Khi vẽ đồ thị thị các đường AR, MR và đường cầu của doanh nghiệp trùng nhau.
1.4. Xác định giá và sản lượng trong ngắn hạn
- Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận
- Hàm lợi nhuận: Л = TR – TC
- Để tối đa hóa lợi nhuận:
+ Thì: dЛ = dTR – dTC = 0
+ Hay: dTR = dTC
+ Hay: MR = MC (Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận).
- Để tối đa hóa lợi nhuận thì:
+ Nếu MR < MC: Giảm sản lượng.
+ Nếu MR > MC: Tăng sản lượng.
1.5. Các quyết định sản xuất của doanh nghiệp
Nếu |
Thì |
Quyết định |
P > AC min |
DN có lợi nhuận |
DN phát triển SX |
P = AC min |
DN hoà vốn |
DN tiếp tục SX |
AVC < P < AC min |
DN lỗ 1 phần chi phí cố định |
DN vẫn tiếp tục SX để thu 01 phần chi phí cố định |
P =< AVC min |
DN lỗ t.an bộ chi phí cố định |
DN đóng cửa |
Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận: MC = MR
1.6. Đường cung của doanh nghiệp trong ngắn hạn
Trong ngắn hạn, đường cung của doanh nghiệp là 1 phần đường MC nằm trên điểm cực tiểu của đường AVC.
2. Thị trường độc quyền thuần túy
- Đặc điểm
+ Chỉ có duy nhất một người bán.
+ Sản phẩm không có khả năng thay thế.
+ Có rào cản các DN khác gia nhập ngành như: sở hữu nguồn tài nguyên; do qui định của chính phủ; do bản quyền; do tính kinh tế theo qui mô.
- Đường cầu của doanh nghiệp
+ Vì chỉ có 1 DN trong ngành nên đường cầu về SP của thị trường cũng là đường cầu của DN độc quyền → Đường cầu về SP của DN độc quyền dốc xuống.
+ Doanh nghiệp độc quyền là Người định giá
- Các chỉ tiêu về doanh thu:
+ Tổng doanh thu:
- Hàm cầu: Q = aP +b, (a < 0) (*) → P =
- Hàm doanh thu:
→ TR là 01 parabol có dạng chữ U ngược
+ Doanh thu trung bình:
+ Đường AR cũng chính là đường cầu.
+ Doanh thu biên:
+ Từ (*) và (**) → Đường MR có cùng tung độ góc và có độ dốc gấp đôi đường cầu (nằm dưới đường cầu).
- Đường cầu, đường MR và tối đa hóa doanh thu:
+ Vì đường MR nằm dưới đường cầu nên P>MR.
+ Vì MR là đạo hàm của TR → TR đạt cực đại khi MR = 0
+ TR đạt cực đại không có nghĩa là doanh nghiệp độc quyền có lợi nhuận.
- Tối đa hóa lợi nhuận: Xác định P và Q trong ngắn hạn:
+ Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận.
+ Hàm lợi nhuận: Л = TR – TC
+ Để tối đa hóa lợi nhuận:
- Thì: dЛ = dTR – dTC = 0
- Hay: dTR = dTC
- Hay: MR = MC
+ Sự độc quyền không bảo đảm DN độc quyền có LN.
+ LN phụ thuộc vào chênh lệch giữa P và AC.
+ Trường hợp P
- Tối đa hóa sản lượng mà không bị lỗ:
+ Để tối đa hóa sản lượng mà không bị lỗ, DN độc quyền sẽ SX mức sản lượng mà ở đó TR = TC hoặc P = AC.
+ Có 2 mức sản lượng thỏa điều kiện này, DN độc quyền chọn mức SL lớn.
- Đạt lợi nhuận định mức theo chi phí:
+ Để đạt lợi nhuận định mức theo chi phí, DN độc quyền sẽ SX mức sản lượng mà ở đó P = (1+a)AC.
+ Có 2 mức sản lượng thỏa điều kiện này, DN độc quyền chọn mức SL lớn.
- Quy tắc định giá của doanh nghiệp độc quyền:
Doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa lợi nhuận khi: MC = MR
Hay:
- Phân biệt giá
+ Doanh nghiệp độc quyền có thể áp dụng mức giá khác nhau cho từng nhóm khách hàng khác nhau hoặc từng thị trường khác nhau gọi là phân biệt giá.
+ Doanh nghiệp độc quyền định giá ở mỗi thị trường sao cho:
MR1 = MR2 = ... = MRn= MRT
Khi đó sản lượng là: QT = Q1 + Q2 + ... + Qn
- Tổn thất vô ích do độc quyền:
Doanh nghiệp độc quyền thường sản xuất ở mức sản lượng nhỏ hơn và bán ở giá cao hơn so với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn.
- Kiểm soát độc quyền của Chính phủ
+ Quy định gía bán tối đa.
+ Đánh thuế theo 2 cách:
- Thuế không theo sản lượng (thuế khóan).
- Thuế theo sản lượng
+ Luật chống độc quyền
+ Quốc hữu hóa.
Tác động của các biện pháp kiểm soát độc quyền
Biện pháp |
Doanh nghiệp độc quyền |
Người tiêu dùng |
Chính phủ |
Quy định giá tối đa |
LN giảm đi |
Được lợi: Giá thấp hơn và sản lượng tăng lên
|
Không tác động |
Đánh thuế không theo sản lượng (thuế khoán) |
LN giảm đi |
Không tác động: Giá và sản lượng không đổi |
Thu được thuế bằng số LN giảm đi của DNĐQ |
Đánh thuế theo sản lượng |
LN giảm đi |
Bị thiệt: Giá cao hơn và sản lượng giảm đi
|
Thu được thuế |
Xem thêm:
Tóm tắt lý thuyết chương 1: Nhập môn kinh tế học
Tóm tắt lý thuyết chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường
Tóm tắt lý thuyết chương 3: Sự co giãn của cầu và cung
Tóm tắt lý thuyết chương 4: Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng
Tóm tắt lý thuyết chương 5: Lý thuyết sản xuất
Tóm tắt lý thuyết chương 6: Chi phí sản xuất
Tóm tắt lý thuyết chương 8: Thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường độc quyền nhóm
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh kinh doanh mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm cộng tác viên kinh doanh mới nhất
Mức lương cộng tác viên kinh doanh là bao nhiêu