Mentee là gì? Các yếu tố cơ bản tạo nên một người Mentee lý tưởng

Mối quan hệ của cố vấn (mentor) và người được hướng dẫn (mentee) ví như điệu Tango giữa chuyên gia giàu kinh nghiệm và một người “chân ướt chân ráo” vào nghề. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ đén bạn những thông tin hữu ích về Mentee nhé !

1. Mentoring là gì ?

Trước khi giải nghĩa từ mentee, mentor là gì thì trước tiên, ta nên tìm hiểu về từ bao quát chúng mentoring là gì? Mentoring có nghĩa là quá trình cố vấn, nhằm hỗ trợ người khác phát triển con đường sự nghiệp, học tập và tư duy cá nhân. Thế nên, mentor có nghĩa là người cố vấn, còn mentee là người được cố vấn. Mentor có thể là sếp, đồng nghiệp hoặc chuyên gia có kinh nghiệm dày dặn, tư duy phát triển tích cực, là người có thể thúc đẩy bạn ngày một tiến bộ trong sự nghiệp. 

Tùy thuộc vào mentor là ai mà bạn sẽ có lựa chọn hình thức cố vấn khác nhau. Các hình thức mentoring phổ biến trên thế giới gồm có:

  • Mentoring 1:1: một mentor cố vấn cho một mentee. Đây là hình thức mentoring phổ biến và truyền thống nhất.
  • Group mentoring: một mentor cố vấn cho nhiều mentee. Đây cũng là hình thức được nhiều người áp dụng khi không đủ nhân lực và thời gian cho việc cố vấn 1:1.
  • Peer mentoring: những người có vị trí công việc như nhau sẽ cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong công việc.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Mentee là gì ?

Mentee là người học cần tiếp thu kiến thức của người cố vấn và có hoài bão và mong muốn biết phải làm gì với những kiến thức này. Như một học sinh, người mentee cần thực hành và thể hiện những gì đã học được. Một người mentee nên chủ động yêu cầu trợ giúp hoặc lời khuyên và giải quyết các bài tập hoặc tình huống kinh doanh khó hơn.

Tài liệu VietJack

3. Các yếu tố cơ bản tạo nên một người mentee lý tưởng

Làm rõ điều bạn cần

Huấn luyện viên là người rất phù hợp để giúp bạn cải thiện hiệu suất trong các tình huống, vấn đề cụ thể. Những mentee gặp thách thức nhỏ và cụ thể như chuẩn bị diễn thuyết sẽ nhận được lợi ích khi học hỏi cùng huấn luyện viên.

Bên cạnh đó, một vài mentee lại tìm nhà tài trợ làm “người chống lưng” về chuyên môn, mối quan hệ hoặc cơ hội. Các nhà tài trợ này là người có vị thế, nắm giữ được nguồn lực vững vàng đáng kể về chính trị lẫn xã hội trong sự nghiệp như trưởng khoa, viện trưởng, chủ tịch… Họ dùng dấu ấn cá nhân giúp các nhân tố mới giàu tiềm năng gia nhập vào những nhóm nghiên cứu, tổ chức uy tín và mạng lưới xã hội danh giá.

Cuối cùng, nhiều mentee rất cần người kết nối, một hướng dẫn dày dạn giúp mentor và mentee gặp gỡ nhau, hoặc xây dựng đội cố vấn. Người kết nối chính là đầu mối hữu ích tạo nên mối quan hệ cho mọi người.

Lựa chọn khôn ngoan

  • Biết mình cần gì là bước đầu tiên: theo đúng mentor là điều quan trọng thứ hai. Giống như khi tìm kiếm đối tượng kết hôn, việc chọn cố vấn chuyên môn ảnh hưởng đến 95% khả năng thành công và hạnh phúc của bạn.
  • Hãy bắt đầu từ việc xác định xem ai chính là người gặt hái những thành công: rực rỡ mà bạn yêu thích, nể trọng và tin tưởng. Trong khi thành tựu của mentor là điều quan trọng thì những phẩm chất cá nhân (như lòng vị tha, tính kiên nhẫn, khả năng cân bằng công việc và cuộc sống) của họ cũng là mấu chốt đáng cân nhắc. Nên tìm một cố vấn mà bạn có thể liên hệ, họ chia sẻ các mục tiêu như bạn và hiểu được những ưu tiên của bạn.
  • Sẵn sằng đương đầu với thử thách: Đặc biệt lưu ý rằng, một tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực bạn tham gia không nhất thiết là quyết định tốt nhất. Lời khuyên là hãy tìm những cố vấn mà bạn nhìn thấy hình ảnh tương lai mình trong đó – và chắc rằng họ luôn muốn chấp nhận thách thức.

Hứa ít – Làm nhiều

Mọi người thường tin rằng nhà cố vấn sẽ tìm kiếm bạn đồng chí hướng – người hoàn thành điều họ đã bắt đầu. Mentee lý tưởng thường sở hữu những phẩm chất nhất định như: nhiệt tình, tràn đầy năng lượng, có tổ chức và tập trung. Họ tiếp nhận phản hồi trong khi giữ vững tính trung thực và tích cực đáp ứng nhanh chóng. Luôn hành xử chính trực, và họ nhận thức rằng nỗ lực làm việc và dám hi sinh sẽ được nhận lại phần thưởng xứng đáng.

Cho nên mentee tốt sẽ học cách hứa hẹn ít “Tôi sẽ có bản nháp đầu tiên trong khoảng một tuần” và sau đó bàn giao vượt mức kỳ vọng “Tôi biết chỉ mới 3 ngày thôi, nhưng bản nháp đầu tiên đã sẵn sàng để gửi cho anh”. Và họ luôn luôn đảm bảo kết quả công việc mình làm ra đạt chất lượng cao.

Đọc thêm: Social Sciences là gì? 8 ngành nghề Khoa học xã hội phổ biến

Quý trọng thời gian của cố vấn

Cố vấn giỏi thành công là có lý do: Họ quản lý thời gian khôn ngoan, làm nhiều việc vào cùng một thời điểm nhằm bảo đảm thành công. Vì thế, mentee phải học cách tôn trọng thời gian của mentor. Ví dụ như dành thời gian đủ để mentor xem xét và cho nhận xét về ý tưởng hay sản phẩm của bạn. Chẳng hạn: 1 tuần để tóm tắt tổng quan và 2-3 tuần để đưa ra quyết định. Luôn xác định mục tiêu trước khi thực hiện các buổi họp, bằng cách vạch rõ nội dung muốn thảo luận, công việc cần hoàn tất… rồi bám sát vào đó trong suốt thời gian gặp mặt nhằm có kết quả tốt.

Quan trọng nhất, tuyệt đối tránh viết email dông dài, quanh co nếu bạn có thể sớm đưa ra câu trả lời hay đề xuất. Thay vào đó, đóng khung giải pháp của mình bằng cách gửi cho cố vấn các câu hỏi dạng “Nên – Không nên”, và để dành thời gian gặp trực tiếp cho những vấn đề dài hơi.

Thời gian của cố vấn là tài sản quý giá, hãy nghĩ ra những cách tốt nhất để sử dụng hiệu quả (cả trực diện lẫn từ xa). Điều này rất quan trọng với thành công của bạn.

Cẩn thận với những cạm bẫy

Muốn nắm chắc thành công, bạn phải học kỹ năng quản lý– tức là tạo điều kiện thuận lợi để mentor chỉ dẫn mình. Khi người cố vấn mắc phải sai lầm hoặc thất bại trong các kế hoạch, mentee phải sẵn sàng đối mặt. Sự tắc trách hoặc khinh suất trong quá trình cố vấn (mentorship malpractice) – là một tập hợp hành động của mentor do vô tình hoặc cố ý hoặc có thể gây tác động không thích đáng lên thành công của bạn.

Bạn cần nhận biết các dấu hiệu cảnh báo và biết đâu là biện pháp xử lý nên áp dụng. Ví dụ, nếu mentor đang dần trở thành một nút thắt cản trở tiến trình, hãy đặt ra các thời hạn thật cụ thể và xác định rõ điều gì sẽ xảy ra nếu trễ hạn. Ngược lại, trong trường hợp bạn nhận thấy cố vấn đang bắt đầu chiếm đoạt ý tưởng của mình thì các biện pháp quyết liệt là cần thiết.

Ví dụ: đừng giao tiếp với mentor theo cách thoát ẩn thoắt hiện như ma, cố tránh xa tầm nhìn để không phải giải quyết vấn đề khó khăn. Tương tự vậy, cũng đừng hành động như một con ma cà rồng, rút cạn năng lượng của mentor bằng cách bám riết không rời từ bên ngoài cho đến trên mạng, liên tục gọi điện thoại, gửi email, đặt ra vô vàn câu hỏi.

Cam kết và hoạt động tích cực

Hãy là một mentee mà ai cũng vui khi làm việc cùng! Không chỉ là người nhận năng lượng mà còn là người truyền sinh lực. Bạn phải bước vào công việc với tất cả sự hăng hái, nhiệt tình và đầy cảm hứng để các dự án tiến triển tốt nhất.

Nhiều khả năng các cố vấn sẽ phản ứng tích cực với người nào thể hiện nỗ lực giành lấy kết quả tốt hơn là quá chú tâm vào nhược điểm. Nhớ đừng phàn nàn về mọi người hoặc kêu ca trong các tình huống chưa thuận lợi. Khi vấn đề nảy sinh, như thực tế chúng vẫn xảy ra, hãy cố biến khó khăn đó thành cơ hội phát triển. Trình bày vài giải pháp, rồi lắng nghe xem cố vấn của mình có ủng hộ hay góp thêm lời khuyên nào khác để hành động không.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: 8 tố chất cần có nghề Telesale

4. Vai trò quan trọng của Mentor đối với Mentee

Giúp mentee hiểu hơn về tổ chức

Ngoài các đồng nghiệp tốt bụng, môi trường làm việc chuyên nghiệp thì điều may mắn ở công sở chính là có mentor hướng dẫn bạn phát triển sự nghiệp. Những điều mentor hướng dẫn bạn chính là những kinh nghiệm mà họ đã đúc kết được trong quá trình làm việc, qua đó bạn có thể hạn chế mắc sai lầm trong những ngày đầu đi làm. Họ giúp bạn hiểu hơn về công ty, về trách nhiệm công việc của bạn, giúp bạn không lan man, lạc lối khi được giao nhiệm vụ.

Cố vấn & huấn luyện

Với những kinh nghiệm dày dặn và kiến thức của mình, công việc của mentor còn giúp đưa ra những nhận định sâu sắc và chương trình huấn luyện cho mentee một cách hiệu quả. Việc cố vấn và huấn luyện mentee thành tài là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của mentor. Điều này góp phần không nhỏ đến sự thành công sau này của mentee nên mentor tuyệt đối không thể có thái độ qua loa trong những buổi mentoring.

Đưa ra góp ý nhận xét

Tất nhiên làm mentor không thể thiếu những lời nhận xét đối với sự tiến bộ hoặc thụt lùi của mentee rồi! Là một mentor có tâm, bạn nên thường xuyên theo dõi quá trình làm việc của mentee để đưa ra những góp ý đúng đắn giúp họ tiến bộ nhanh hơn.

Định hướng phát triển giúp mentee

Tuy rằng mentee nên tự xác định mục tiêu của mình nhưng nhiều người lại có định hướng phát triển nghề nghiệp không phù hợp với năng lực bản thân. Chính vì thế, công việc của mentor lúc này là dựa trên năng lực và tính cách của mentee, giúp họ định hướng lại tư duy và con đường sự nghiệp, để họ có thể phát huy tài năng của mình ở đúng nơi nó thuộc về.

Truyền cảm hứng và tạo động lực

Mentor không những là người giúp mentee rèn luyện những kỹ năng chuyên môn trong công việc và còn đảm nhận vai trò “giữ lửa” cho mentee. Họ có thể chia sẻ những câu chuyện thành công của bản thân, quá trình vượt qua khó khăn như thế nào để truyền cảm hứng cho mentee. Đồng thời, những lời khen của họ cũng là một trong những động lực giúp mentee nỗ lực phấn đấu hơn nữa đấy!

Tìm kiếm cho mình một mentor ở nơi làm việc thật sự cần thiết vì giúp bạn định hướng con đường sự nghiệp phù hợp hơn với năng lực của mình, đồng thời rèn luyện tính kỷ luật, sự tự tin và chủ động trong công việc.

Đọc thêm: Extrovert là gì? Đặc điểm nổi bật của người hướng ngoại

Kinh nghiệm là món quà vô giá đối với bước đầu sự nghiệp. Không có gì tốt hơn một cố vấn dày dặn kinh nghiệm có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích. Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Mentee. Hy vọng bạn hiểu được tầm quan trọng và thực hành hiệu quả.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!