Social Sciences là gì? 8 ngành Khoa học xã hội phổ biến nhất hiện nay

Ngành KHXH là tổng hợp hoạt động nghiên cứu về hành vi và các mối quan hệ xã hội. 1900 - tin tức việc làm tổng hợp bài viết Các ngành khoa học xã hội phổ biến giúp bạn nắm vững kiến thức và cung cấp thông tin hữu ích trong công việc.

1. Ngành khoa học xã hội là ngành gì?

Khoa học xã hội trong tiếng Anh là Social Sciences. Khoa học xã hội là một nhóm các ngành học thuật chuyên về nghiên cứu xã hội. Nhánh khoa học này nghiên cứu cách mọi người tương tác với nhau, cư  xử, phát triển thành một nền văn hóa và ảnh hưởng đến thế giới.

Khoa học xã hội giúp giải thích cách xã hội hoạt động, khám phá mọi thứ từ các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nguyên nhân gây ra thất nghiệp, cho đến những gì làm cho con người hạnh phúc.

Tài liệu VietJack

2. 8 ngành khoa học xã hội phổ biến nhất hiện nay

Ngành học Quản lý nhà nước

Ngành học quản lý nhà nước là một ngành học khá đặc biệt, chính là học cách sử dụng quyền lực công để quản lý cá nhân, tổ chức. Việc này nhằm tạo ra sự bình ổn, phát triển xã hội theo mục tiêu mà Nhà nước Việt Nam ta đặt ra.

Top các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Quản lý Nhà nước

Trường Điểm chuẩn
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 24.5-24.7
Học viện Chính sách và Phát triển 24.2
Đại học Nội vụ Hà Nội 21-24
Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 23
Học viện Cán bộ TP.Hồ Chí Minh 22

Mức lương ngành Quản lý Nhà nước

Mức lương dành cho người làm ngành QLNN tùy thuộc vào vị trí công tác của bạn. Nếu bạn công tác trong các cơ quan Nhà nước, mức lương của bạn sẽ được tính theo quy định hiện hành. Nếu bạn công tác trong các tổ chức tư nhân, thu nhập của bạn sẽ tùy thuộc vào năng lực làm việc, kinh nghiệm tích lũy được cũng như quỹ lương của công ty. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành:

  • Công chức, viên chức Nhà nước: khoảng 7 - 12 triệu đồng/tháng
  • Nhân viên hành chính: khoảng 8 - 10 triệu đồng/tháng
  • Trợ lý lãnh đạo, bộ phận tham mưu các cấp: khoảng 12 triệu đồng/tháng
  • Cố vấn hành chính: khoảng  8 - 15 triệu đồng/tháng
  • Cán bộ hành chính văn phòng: khoảng 8 - 12 triệu đồng/ tháng

Để có được đủ kiến thức cũng như kỹ năng phụ trách những công việc trong tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước thì học viên cần học qua ngành học này. Trong quá trình học các sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức cơ bản về các vấn đề như hành chính học, luật và chuyên sâu về việc quản lý hành chính của Nhà nước. Hiện nay, có thể nói ngành học này đang được đào tạo rộng rãi và được nhiều sinh viên, học sinh mong muốn lựa chọn. Ngành được đánh giá là một trong những ngành học triển vọng trong tương lai.

Đọc thêm: Việc làm Nhân viên hành chính mới nhất

Ngành Luật học

Ngành Luật sẽ được phân chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau. Cụ thể đối với trình độ học viên Đại học ngành luật sẽ phân là: Luật Dân sự, Luật Kinh tế, Luật Đất đai, Luật Hành chính… Và căn cứ vào mỗi chuyên ngành học sinh viên sẽ được đào tạo một chương trình riêng biệt. Đáp ứng được các kiến thức và kỹ năng để có thể đảm đương công việc sau khi ra trường.

Top các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Luật học

Trường Điểm chuẩn
Trường Đại học Luật Hà Nội 24,95 - 28,75
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh 22,5 - 27,5
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội 24,45 - 28,25
Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) 23,40 - 27,55

Mức lương ngành Luật học

  • Với vị trí Luật sư, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được hưởng mức thù lao do văn phòng luật sư trả và tùy thuộc vào sự cống hiến cá nhân, nhưng không thấp hơn mức lương cơ bản của Nhà nước.
  • Với vị trí Kiểm sát viên có mức thu nhập như công chức, hành chính nhà nước, cách tính là: hệ số nhân lương tối thiểu + phụ cấp.
  • Tại các văn phòng luật sư, với các bạn mới ra trường sẽ có mức thu nhập từ 4 – 6 triệu đồng/tháng; trên 3 – 5 năm kinh nghiệm thì mức lương dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng

Trong thời đại 4.0, các công ty luật, tổ chức đang chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động pháp lý. Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật cần có khả năng sử dụng thành thạo các công cụ công nghệ thông tin. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Đọc thêm: Việc làm Luật sư mới nhất 2024

Ngành Truyền thông và báo chí

Nếu hỏi học khối xã hội làm nghề gì thì không thể bỏ qua ngành truyền thông và báo chí. Đây là một ngành học được nghe nhắc đến khá nhiều trong những năm gần đây. Khi học tập và rèn luyện trong lĩnh vực này bạn được trang bị một nền tảng kiến thức vô cùng vững chắc về các kiến thức liên quan đến xã hội. Cùng với đó được trau dồi khả năng tư duy và các kỹ năng liên quan đến cuộc sống vô cùng hữu ích. Trải qua quá trình học tập và đào tạo bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn, vì tích lũy được những kinh nghiệm mà bản thân có được.

Tài liệu VietJack

Top các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Truyền thông và báo chí

Trường Điểm chuẩn
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 22,8 - 29,25
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội 25,75 - 29,9
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học quốc gia TPHCM 20 - 28,25
Đại học Huế 17,5

Mức lương ngành Truyền thông và báo chí

Mức lương của ngành báo chí cũng được phân chia theo kinh nghiệm làm việc. Đối với những bạn có kinh nghiệm từ 2 đến 3 năm mức lương dao động từ 7 triệu đến 10 triệu tùy vào từng vị trí. Nếu kinh nghiệm trên 5 năm và có nhiều đóng góp thực tế mức lương sẽ cao hơn dao động khoảng 12 triệu đến 15 triệu/tháng.

Cơ hội làm việc sau khi đã được đào tạo qua ngành truyền thông và báo chí vô cùng rộng mở. Học ngành này ngoài làm các công việc chính như: phóng viên, biên tập viên, thư ký soạn bài, đài phát thanh và truyền hình, hiệu đính… Học viên cũng có thể lựa chọn các nghề khác như copywriter, truyền thông qua mạng xã hội, quan hệ công chúng (PR), chính trị gia, quản trị nguồn nhân lực. 

Đọc thêm: Việc làm Biên tập viên mới nhất

Việc làm phóng viên các chuyên mục, biên tập viên nội dung mới nhất

Ngành Sư phạm – Giáo viên

Ngành học sư phạm hiện nay khá nhiều bạn trẻ yêu thích lựa chọn. Đây cũng là một trong các ngành học cần thi khối xã hội. Và hiện nay đại đa số các học viên sẽ lựa chọn chuyên ngành giáo viên mầm non, tiểu học. Ở nước ta các trường tiểu học và mầm non hệ thống dân lập, tư thục hay hệ thống các trường song ngữ, quốc tế ngày càng mọc lên như nấm.

Top trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Sư phạm – Giáo viên

Trường Điểm chuẩn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 15 - 26,65
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 24,3 - 38,67
Trường Đại học Sư phạm TPHCM 20,03 - 28,25
Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 20,75 - 28,55

Mức lương ngành Sư phạm – Giáo viên

Nếu là giáo viên tốt nghiệp và trúng tuyển viên chức, và sau đó công tác tại các trường công lập, mức lương của giáo viên sẽ được tính dựa trên hệ số và mức lương cơ sở. Công thức tính lương như sau:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó, hệ số lương của giáo viên, bất kể là mới tốt nghiệp hay đã có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, sẽ được xác định dựa trên hạng và chức danh nghề nghiệp mà giáo viên này được bổ nhiệm tại các trường công lập.

Với mức hệ số lương căn bản là 2,34 (tương ứng với hạng II), mức lương cho giáo viên mới ra trường có thể khoảng 3.486.600 VNĐ (trước ngày 30/6/2023) và tăng lên khoảng 4.212.000 VNĐ (từ ngày 1/7/2023).

Cơ hội nghề nghiệp về ngành giáo dục mầm non, tiểu học, giáo viên ngày càng được mở rộng. Khi theo học, học viên sẽ được đào tạo được kiến thức và kỹ năng đủ đáp ứng công việc. Tất cả các ngành học khối xã hội, nghề giáo luôn được đánh giá là nghề ổn định. Do vậy các bạn trẻ luôn ưu tiên ngành sư phạm tiểu học và mầm non.

Đọc thêm: Việc làm Giáo viên mới nhất 

Việc làm giáo viên Tiểu học mới nhất

Ngành Văn hóa – Ngoại ngữ học

Học khối xã hội làm nghề gì, có thể lựa chọn làm ngành văn hóa, ngoại ngữ. Kiến thức bao gồm các nội hàm cơ sở văn hóa, cùng những lĩnh vực liên quan khác như nhân văn, tự nhiên, xã hội… Chú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm cho các sinh viên như làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, phân tích… Bên cạnh đó là kiến thức về các cách thức tổ chức công việc, ứng dụng các kiến thức công nghệ trong lĩnh vực nghề nghiệp…

Top trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Văn hóa – Ngoại ngữ học

Trường Điểm chuẩn
Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội 30.49 – 38.46
Đại học Hà Nội 30,32 - 36,42
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM 20 - 26,3
Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế 15-23

Mức lương ngành Văn hóa – Ngoại ngữ học

Mức lương ngành văn hóa học được phân thành 2 bậc như sau:

  • Đối với những cá nhân làm việc trong cơ quan hành chính, cơ quan quản lý nhà nước, lương cơ bản sẽ được tính theo cấp bậc lương quy định của nhà nước cho cán bộ, công chức.
  • Đối với những cá nhân làm việc tại những cơ quan, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân sẽ có các mức lương khác nhau tùy thuộc vào vị trí công việc, đơn vị làm việc và kinh nghiệm, năng lực bản thân.

Còn đối với chuyên ngành ngoại ngữ cũng là một trong những lựa chọn của nhiều sinh viên, đặc biệt ngoại ngữ có sự liên quan đến văn hóa. Ngành học sẽ nghiên cứu các kiến thức về ngôn ngữ, ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày ở tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, và tất nhiên có cả văn hóa. Những lĩnh vực này sẽ có cơ hội nghề nghiệp tương lai khá rộng mở.

Đọc thêm: Việc làm Thực tập sinh Ngôn ngữ mới nhất 2024

Việc làm trợ giảng Tiếng Anh đang tuyển dụng

Ngành Tâm lý học

Ngành tâm lý học cũng là một trong các ngành nghề học khối xã hội làm nghề gì. Vậy ngành tâm lý học là ngành như thế nào? Các bạn sẽ nghiên cứu về các hiện tượng diễn ra trong thế giới nội tâm của con người. Về các lối suy nghĩ, hành vi, tư tưởng hay cảm xúc của con người. Bạn trẻ sẽ học cách đánh giá những yếu tố ảnh hưởng từ môi trường và ngoại cảnh đến tâm lý con người.

Top các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Tâm lý học

Trường Điểm chuẩn
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội 27
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP HCM 26,07
Đại học Sư phạm Hà Nội 25,89
Đại học Sư phạm TP HCM 25,5

Mức lương ngành Tâm lý học

Mức lương của ngành được xem là cao so với mặt bằng chung hiện nay. Đối với sinh viên sau khi ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức xã hội thì mức lương trung bình từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Đối với những người đã có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm và tùy vào vị trí, năng lực sẽ hưởng mức thu nhập dao động khoảng 8 – 10 triệu đồng/tháng và có thể cao hơn.

Học viên không chỉ được tiếp cận lý thuyết có liên quan trực tiếp đến khả năng làm việc sau khi ra trường, mà còn được học về kỹ năng để ứng dụng. Dù lựa chọn theo đuổi chuyên ngành nào trong ngành Tâm lý học vẫn có được khá nhiều cơ hội nghề nghiệp sau này. Ngoài nghề chính là làm về bác sĩ, người điều trị tâm lý, có thể làm về quản trị nhân sự, nhà văn, giảng dạy/nghiên cứu…

Đọc thêm: Việc làm Thực tập sinh Tâm lý mới nhất 2024

Việc làm Chuyên viên Tâm lý học đường mới cập nhật

Ngành Du lịch và Văn hóa học

Trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, ngành du lịch được xem là một nghề vô cùng có tiềm năng phát triển. Nhất là đối với một nước có nhiều danh lam, thắng cảnh như Việt Nam. Học khối xã hội làm nghề gì? Các bạn trẻ sẽ không sợ ra trường không có việc làm bởi nghề này luôn có nhiều cơ hội, nếu thật sự có kỹ năng tốt thì rất nhiều công ty sẽ săn đón.

Top các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Du lịch và Văn hóa học

Trường Điểm chuẩn
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp.HCM 27.6
Đại học Văn Hóa Hà Nội 27.5
Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội 26.1
Đại học Kinh tế quốc dân 26.85

Mức lương ngành Du lịch và Văn hóa học

Ngoài các yếu tố như quy mô công ty, hiệu suất công việc… thì tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm làm việc của bạn mà mức lương sẽ có sự thay đổi tương xứng. Ví dụ:

Ngành Du lịch được dự đoán sẽ sớm ‘bùng nổ’ trong tương lai gần với nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Đón đầu được xu hướng đó, việc các bạn học sinh tự tin đăng ký theo học ngành Du lịch hiện nay sẽ là bước chuẩn bị tốt cho con đường sau này.

Đọc thêm: Việc làm Hướng dẫn viên Du lịch mới nhất 2024

Ngành Triết học

Đây là một ngành học nghiên cứu và đào tạo về các kiến thức liên quan đến triết học. Những nội dung này sẽ làm rõ các vấn đề, lập luận trong quá trình phát triển xã hội và kinh tế. Từ đó cung cấp cho xã hội những nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong thời kỳ đổi mới.Sau khi tốt nghiệp học khối xã hội làm nghề gì? Sinh viên sẽ được cấp chứng chỉ, bằng cử nhân triết học. Từ đó bạn có thể xin giảng dạy ngành triết học tại các trường đại học, cao đẳng, hay tham gia các công việc ở viện nghiên cứu…

Tài liệu VietJack

Top các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Triết học

Trường Điểm chuẩn
Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội 22 - 24
Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM 23,5 - 24,7
Đại Học Sư Phạm Hà Nội 24,2
Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền 24,22

Mức lương ngành Triết học

Mức thu nhập sẽ phụ thuộc vào bằng cấp, kinh nghiệm và kỹ năng của từng người. Con số dưới đây chỉ là mức tham khảo, thực tế sẽ còn có nhiều khoản phát sinh khác như tiền thưởng, trợ cấp, thâm niên… dẫn đến sự chênh lệch đáng kể. 

  • Đối với sinh viên vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc: trung bình thu nhập từ 5 – 6 triệu đồng/tháng nếu làm việc tại các cơ sở tư nhân, 3 – 4 triệu đồng/ tháng nếu làm trong cơ quan Nhà nước.
  • Đối với những cá nhân có thâm niên: nếu làm việc trong các tập đoàn, công ty có quy mô lớn thì mức lương trung bình đạt 8 – 10 triệu đồng/tháng, nếu làm ở cơ quan Nhà nước thì trung bình kiếm được 4 – 5 triệu đồng/tháng.

Triết học là ngành có đặc thù nghiêng về lý luận trừu tượng. Tuy nhiên nếu thật sự có đam mê và quyết tâm với nghề, bạn hoàn toàn có thể áp dụng những kiến thức đã được trang bị ở trường Đại học vào công việc, cuộc sống một cách linh hoạt.

3. Ngành Xã hội học giảng dạy những gì?

Mục tiêu của ngành học này là phân tích và khám phá hành vi, ý thức và mối quan hệ của con người trong các xã hội khác nhau dựa trên các quan điểm phổ quát toán cầu.Các sinh viên theo học ngành Xã hội học sẽ được trang bị các kiến thức về các vấn xã hội, kỹ năng phân tích hành vi của con người, hiện tượng xã hội, cũng như năng lực tư vấn và xây dựng chính sách xã hội phục vụ cho nhu cầu phát triển của quốc gia.

Thời gian đào tạo ngành Xã hội học nhìn chung có thời gian 4 năm:

  • Trong năm đầu tiên, sinh viên sẽ được giới thiệu về xã hội học đại cương, các vấn đề xã hội, chính trị giúp sinh viên có cơ hội tìm hiểu và khám phá các khía cạnh xã hội mà mình quan tâm.
  • Trong năm thứ 2, và thứ 3, các lĩnh vực sẽ được phân chia chuyên sâu hơn, phân nhánh với nhiều chủ đề đa dạng như: bình đẳng giới, văn hóa, chủng tộc, v.v.
  • Trong năm học thứ 4, sinh viên sẽ tập trung thực hiện học phần nghiên cứu xã hội học dựa trên những kiến thức và kỹ năng đã được trang bị trong suốt quá trình học tập.

Một số môn học được giảng dạy trong chương trình học của sinh viên ngành Xã hội học bao gồm: Hành vi con người và môi trường xã hội, Tâm lý học xã hội, Lịch sử văn minh thế giới, Xã hội học truyền thông đại chúng, Xã hội học giới, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, v.v.

Tài liệu VietJack

4. Tố chất cần có của người học ngành Xã hội học

Là một ngày học có vai trò vô cùng quan trọng gắn liền với sự phát triển của xã hội. Ngành học này thu hút một lượng lớn bạn học sinh quan tâm và tìm hiểu. Vậy làm sao để biết mình có phù hợp với ngành Xã hội học hay không, cùng Glints tìm hiểu những tố chất cần có của một người học ngành học này nhé.

Sự tò mò và quan tâm 

Một sự thật vô cùng rõ ràng, ngành Xã hội học không dành cho những cá nhân không quan tâm đến các vấn đề của xã hội.Để hiểu và lan tỏa ảnh hưởng tới xã hội, cộng đồng, các sinh viên học ngành Xã hội học cần có sự quan tâm đặc biệt tới các vấn đề xã hội, con người, cũng như dành thời gian tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động xã hội.Qua đây giúp các bạn duy trì sự tò mò, không ngừng tìm tòi, khám phá để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề xã hội. 

Khả năng nghiên cứu, phân tích chuyên sâu

Với một sinh viên ngành Xã hội học, việc dành nhiều thời gian để quan sát, thu thập dữ liệu, nghiên và phân tích vấn đề là điều vô cùng quan trọng.

Khả năng thấu hiểu người khác

Nếu bạn muốn học ngành Xã hội học, bạn cần có khả năng đánh giá các yếu tố của xã hội có ảnh hưởng tới tinh thần, tình cảm và thể chất của con người như thế nào.

5. Học ngành Xã hội học làm gì?

Sinh viên học ngành Xã hội học làm gì?, là câu hỏi được nhiều bạn học sinh đang quan tâm về ngành học này đặt ra. Cùng Glints tìm hiểu rõ hơn về sinh viên ngành Xã hội học ra làm gì nhé.

Sau 4 năm học tập, sinh viên ngành Xã hội học được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có đủ khả năng thực hiện các công việc chuyên môn. Sinh viên ngành Xã hội học sau khi ra trường có thể làm ở các vị trí công việc khác nhau như:

  • Trở thành biên tập viên; phóng viên; chuyên viên tổ chức sự kiện.
  • Thực hiện nghiên cứu, tư vấn chính sách phát triển bền vững; Nghiên cứu và tư vấn truyền thông, quảng cáo; Nghiên cứu thị trường; Điều tra dư luận xã hội.
  • Người điều hành các tổ chức dân sự, chịu trách nhiệm quản lý các dự án đầu tư xã hội, v.v. 
  • Chuyên viên tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (lao động, dân số, văn hóa, giáo dục, v.v), cơ quan đoàn thể, v.v.
  • Điều phối viên và chuyên viên tại các quỹ phát triển, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức từ thiện; chuyên viên công tác xã hội và phát triển cộng đồng.
  • Giảng viên tại các cơ sở giáo dục, giảng dạy và đào tạo các môn học thuộc lĩnh vực xã hội học.

Hy vọng qua những chia sẻ của Glints ở trên sẽ giúp các bạn hình dung và trả lời một phần nào câu hỏi “Học ngành Xã hội học làm nghề gì?”.

Các ngành khoa học xã hội đa và đang khẳng định vị thế lơn mạnh của mình bứt phá, ngày càng phát triển. Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Khoa học xã hội và thực hành hiệu quả.

Đọc thêm: Review các công ty hàng đầu

Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất

Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến

Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!